Kinh Dương Vương tên là Tản (Tuấn). Bố là Cao Hành, được phong ở đất Sùng. Ông Cao Hành là dòng dõi của Hoàng Đế Đế Minh ở phương Nam (đất Sùng hay đất Lạc).
Thời Đường Nghiêu, hồng thủy bao trùm. Đế Nghi tìm người có thể trị thủy. Quần thần Tứ nhạc đều nói ông Cao Hành có thể làm được. Đế Nghi nghe lời Tứ nhạc dùng Cao Hành trị thủy. Ông Cao Hành lấy đất đá đắp bờ chặn dòng nước lũ, nên còn có tên là Cổn (cản). Qua chín năm mà lũ vẫn không dứt, chẳng nên công trạng. Thế rồi Đế Nghi lại tìm người, liền được Lộc Tục ở Lịch Sơn là Thuấn.
Thuấn được cất nhắc, làm thay chính sự của thiên tử, đi tuần thú các nơi. Thấy Sùng Cổn trị thủy không có công trạng, bèn đày tới Vũ Sơn. Thiên hạ đều cho rằng Thuấn trách phạt đúng. Thuấn còn được gọi là Ma Thị Cao Sơn, cất nhắc con của ông Cao Hành là Tản, sai tiếp tục công việc của Cổn.
Vua Nghi băng, Đế Thuấn hỏi Tứ nhạc: Có ai có thể phát huy và làm rạng rỡ được đức nghiệp của vua Nghi thì cho làm quan? Mọi người đều đáp: Tản Viên làm chức Tư không có thể phát huy và làm rạng rỡ công tích của vua Nghi. Đế Thuấn nói: Ồ, đúng. Rồi mệnh cho Tản Viên rằng: Ngươi dẹp yên nước lũ, thật gắng giỏi. Tản Viên chắp tay dập đầu nhường cho Tiết, Hậu Tắc và Cao Giao. Đế Thuấn nói: Ngươi đi coi việc của ngươi được rồi.
Thuấn được cất nhắc, làm thay chính sự của thiên tử, đi tuần thú các nơi. Thấy Sùng Cổn trị thủy không có công trạng, bèn đày tới Vũ Sơn. Thiên hạ đều cho rằng Thuấn trách phạt đúng. Thuấn còn được gọi là Ma Thị Cao Sơn, cất nhắc con của ông Cao Hành là Tản, sai tiếp tục công việc của Cổn.
Vua Nghi băng, Đế Thuấn hỏi Tứ nhạc: Có ai có thể phát huy và làm rạng rỡ được đức nghiệp của vua Nghi thì cho làm quan? Mọi người đều đáp: Tản Viên làm chức Tư không có thể phát huy và làm rạng rỡ công tích của vua Nghi. Đế Thuấn nói: Ồ, đúng. Rồi mệnh cho Tản Viên rằng: Ngươi dẹp yên nước lũ, thật gắng giỏi. Tản Viên chắp tay dập đầu nhường cho Tiết, Hậu Tắc và Cao Giao. Đế Thuấn nói: Ngươi đi coi việc của ngươi được rồi.
Tản Viên Sơn Thánh ở đền Đỗng Hoa, Thạch Thất |
Khi đó Tản Viên có oai anh võ dũng, đức cao đạo lớn, có thuật thần tiên, mới đọc ước chú làm cho đá vỡ tung tóe, hiện thành cây gậy sắt, lấy gậy đó mà chỉ vào nước thì nạn thủy tai mới hết, là người có công đầu vậy (nơi Tản Viên Sơn đục đá thông nước lũ là Long Môn Thác Bờ trên sông Hắc Thủy hay sông Đà).
Tản Viên cùng với Ích và Hậu Tắc vâng mệnh vua, lệnh cho chư hầu bá quan điều động nhân lực đào đất trị thủy, vượt núi cắm mốc, xác định núi cao sông cả. Hậu Tắc có tên là Kỳ Mệnh do sinh ra chốn rừng núi, được muông thú che chở.
Tản Viên thương cha Cao Hành công trạng chưa thành lại bị phạt liền lao tâm khổ tứ, ở ngoài mười ba năm, qua cửa nhà không dám vào. Áo cơm đạm bạc, hết mực kính thờ quỷ thần. Cung thất giản đơn, dốc hết chi phí cho việc trị thủy.
Biết Tản Viên mắc việc lâu ngày không trở về nhà, Thủy Tinh cho quân cải trang đến báo tin vợ con ông ốm nặng, mới mất, mời ông về nhà gấp. Tản Viên điềm nhiên bảo:
- Sinh mạng của vợ con ta không lớn bằng sinh mạng của trăm họ. Trăm họ còn đang lầm than khốn khổ vì nước dữ. Rủi vợ con ta có bề nào chăng nữa, ta cũng không thể bỏ mọi người mà về được.
Rồi Tản Viên Sơn Tinh lại tiếp tục gánh đất đắp núi. Đường đất đi bằng xe, đường sông đi bằng thuyền, đường bùn đi bằng khiêu, đường núi đi bằng cúc. Tay trái thì mang gậy thần, tay phải thì mang sách ước, mang suốt bốn mùa để vạch 9 châu, thông 9 đường, đắp 9 đầm, đo 9 núi.
Lại sai Ích cho dân lúa để có thể ở trồng ở vùng trũng ẩm. Sai Hậu Tắc cho dân lương thực, lương thực thiếu thì điều động ở những nơi dư thừa, cung cấp cho nhau, cân đối lương thực giữa các nơi.
Tản Viên theo miền biển mà về, vào cửa biển Thần Phù, lại qua các quận, muốn tìm được đất tốt, lên núi Đông Nhạc, Yên Tử, xem cảnh trí, nhân qua ở Phạm Xá, Hoa Quật. Rồi đó ngược sông Cái mà qua đất Long Biên. Tiếp tới bến Chấn, muốn ở lại đó nhưng rồi lại ngược sông Lô lên thượng nguồn, qua huyện Phúc Lộc, tới bến Bạn Phiên, nhìn về núi xanh Tam Đảo, đất quý hội loan là đô thành cũ của Hùng Vương. Nhân đó về Mộc Châu xem ngắm phong thủy, theo thế rồng uốn lượn cho đến núi Tản Viên, thấy có 3 ngọn cao vót hơn vạn nhận, thật là đẹp thay, mờ tỏ không thể gọi tên được. Lại thêm nhiều xóm thôn dân cư trù phú tập trung, bất giác thấy lòng trong sáng, chất phác mà thích thú vô cùng. Bèn mới mở một con đường lên, lập cung ở đỉnh đó, thuộc đất của sách Thủ Pháp (nay là Thượng thần cung theo hướng Cấn – Khôn làm chỗ ngự chính, còn Hạ thần cung là nơi để cầu đảo, cung Đông Tây là nơi cáo chúc, Nam Bắc thần cung là nơi tạm trú). Núi Ba Vì là núi Đại Tông của Tản Viên.
Tản Viên cùng với Ích và Hậu Tắc vâng mệnh vua, lệnh cho chư hầu bá quan điều động nhân lực đào đất trị thủy, vượt núi cắm mốc, xác định núi cao sông cả. Hậu Tắc có tên là Kỳ Mệnh do sinh ra chốn rừng núi, được muông thú che chở.
Tản Viên thương cha Cao Hành công trạng chưa thành lại bị phạt liền lao tâm khổ tứ, ở ngoài mười ba năm, qua cửa nhà không dám vào. Áo cơm đạm bạc, hết mực kính thờ quỷ thần. Cung thất giản đơn, dốc hết chi phí cho việc trị thủy.
Biết Tản Viên mắc việc lâu ngày không trở về nhà, Thủy Tinh cho quân cải trang đến báo tin vợ con ông ốm nặng, mới mất, mời ông về nhà gấp. Tản Viên điềm nhiên bảo:
- Sinh mạng của vợ con ta không lớn bằng sinh mạng của trăm họ. Trăm họ còn đang lầm than khốn khổ vì nước dữ. Rủi vợ con ta có bề nào chăng nữa, ta cũng không thể bỏ mọi người mà về được.
Rồi Tản Viên Sơn Tinh lại tiếp tục gánh đất đắp núi. Đường đất đi bằng xe, đường sông đi bằng thuyền, đường bùn đi bằng khiêu, đường núi đi bằng cúc. Tay trái thì mang gậy thần, tay phải thì mang sách ước, mang suốt bốn mùa để vạch 9 châu, thông 9 đường, đắp 9 đầm, đo 9 núi.
Lại sai Ích cho dân lúa để có thể ở trồng ở vùng trũng ẩm. Sai Hậu Tắc cho dân lương thực, lương thực thiếu thì điều động ở những nơi dư thừa, cung cấp cho nhau, cân đối lương thực giữa các nơi.
Tản Viên theo miền biển mà về, vào cửa biển Thần Phù, lại qua các quận, muốn tìm được đất tốt, lên núi Đông Nhạc, Yên Tử, xem cảnh trí, nhân qua ở Phạm Xá, Hoa Quật. Rồi đó ngược sông Cái mà qua đất Long Biên. Tiếp tới bến Chấn, muốn ở lại đó nhưng rồi lại ngược sông Lô lên thượng nguồn, qua huyện Phúc Lộc, tới bến Bạn Phiên, nhìn về núi xanh Tam Đảo, đất quý hội loan là đô thành cũ của Hùng Vương. Nhân đó về Mộc Châu xem ngắm phong thủy, theo thế rồng uốn lượn cho đến núi Tản Viên, thấy có 3 ngọn cao vót hơn vạn nhận, thật là đẹp thay, mờ tỏ không thể gọi tên được. Lại thêm nhiều xóm thôn dân cư trù phú tập trung, bất giác thấy lòng trong sáng, chất phác mà thích thú vô cùng. Bèn mới mở một con đường lên, lập cung ở đỉnh đó, thuộc đất của sách Thủ Pháp (nay là Thượng thần cung theo hướng Cấn – Khôn làm chỗ ngự chính, còn Hạ thần cung là nơi để cầu đảo, cung Đông Tây là nơi cáo chúc, Nam Bắc thần cung là nơi tạm trú). Núi Ba Vì là núi Đại Tông của Tản Viên.
Nghi môn đình Phú Hữu, một nơi thờ Tản Viên Sơn |
Tản Viên lúc thì đi ra sông Tiểu Hoành xem đánh cá, qua các huyện Ma Nghĩa, Phúc Lộc, lạc tới xứ Bi Bi xã Cổ Đằng, thường tạm trú ở đó. Đến xã Tam Vật Lại thấy phong cảnh đẹp mà lập hành cung. Lại đi xem đánh cá ở sông Tiểu Hoành, qua tám xã Thuỵ Phiêu, Tam Sơn, Lễ Toàn, Nhân Lý, Văn Khê, Xuân Hương, An Phúc, Tung Cao của huyện Phúc Lộc, rồi xa giá trở về cung, xa trông cửa biển Thần Phù, sai người dân không được làm tắc đường thủy.
Lại thường đi săn tới xã An Diệu huyện Mỹ Lương, tạo cung Mang Sơn, lưu ruộng thờ để cho việc thờ cúng, định việc hàng năm tiết Xuân, tiết Đông nhân dân các xã theo như lệ đánh cá cùng nhau thờ phụng. Tháng 8, tháng 9 xã Tam Vật Lại phụng đón tới xã Khả Lê, lập làm điện thờ bằng tranh cỏ, đánh cá để tế các thần, cùng người dân địa phương đều đến đền để làm lễ phụng thờ.
Thế là chín châu đại đồng, bốn cõi an cư, 9 núi tế Lữ, 9 sông khơi dòng, 9 chằm có đập, bốn bể lưu thông. Đồ cống tế của các chư hầu có Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao.
Vua ban đất và đặt tên họ trong nước. Nước Xích Quỷ Đông vươn đến biển, Tây chạm đất Lào (Lưu Sa thiết La), Bắc Nam trải dài, thanh giáo trùm khắp bốn bể. Bấy giờ Ma Thị Cao Sơn mới lập chúc thư, giao lại toàn bộ vùng kinh đô núi Tản sông Đà, truyền lại ngôi vị cho Tản Viên. Cao Sơn Đế Thuấn băng. Tản Viên lên ngôi gọi là Kinh Dương Vương, lấy họ là Nguyễn.
Vương thường đi vãng du đến sông Tiểu Hoành xem đánh cá tới xã An Vệ huyện Ma Nghĩa thấy một khu Thanh Lan Bảo Sơn, có hình rồng chầu về tổ, mới lập làm cung xá để ở, lấy xã An Vệ làm tạo lệ phụng sự hương hỏa, mỗi năm mùa xuân tháng 2 dùng trâu một con, dê một con, lợn một đầu mà làm nghi lễ cúng tế.
Vương thường đi săn bắn tới xã Cổ Đằng huyện Ma Nghĩa nghỉ ngơi, lập cung xá gọi là Nam cung điện, ở xứ Bi Bi lập 4 cột đá, 8 con lợn đá gồm 1 lợn mẹ và 7 lợn con để lưu làm di tích. Lấy xã Cổ Đằng làm tạo lệ phụng sự hương hỏa, mỗi năm mùa xuân tháng 2 dùng trâu một con, dê một con, lợn một đầu mà làm nghi lễ cúng tế.
Vương thường đi vãng du sông Tiểu Hoành xe đánh cá đến xã Tam Sơn huyện Phúc Lộc lập làm cung xá một dãy, tạm trú ở đó, nay gọi là điện Cửu Miếu. Hàng nằm các xã Tam Sơn, Nhân Lý, Văn Khê, Xuân Hương, Lễ Toàn, An Phúc, Tung Cao lấy ngày 10 tháng 10 phụng nghênh tại điện Quán Thánh đến điện Cửu Miếu, cùng nhau thờ cúng, tới ngày 15 đánh cá để làm lễ cúng tế.
Lăng mộ Kinh Dương Vương ở Á Lữ (Thuận Thành, Bắc Ninh) |
Mười năm sau, Kinh Dương Vương đi tuần hướng Đông, đến Á Lữ bên bờ sông Đuống thì băng, trao thiên hạ cho ông Ích. Kinh Dương Vương hóa sinh bất diệt, đứng đầu trong Tứ bất tử và linh thần đất Việt. Nhờ có công lao trị thủy, yên định 9 châu, ông được tôn là Vua cha Nhạc phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ.
Ông Ích là chính dòng của Đế Nghi, còn gọi là Đế Lai. Sau 3 năm Đế Lai nhường ngôi (ái nữ Âu Cơ) cho con của Kinh Dương Vương là Khải, lánh ra ở phía Nam Kỳ Sơn. Con của Hậu Tắc cũng vì bị Hạ Khải bỏ chức Tắc phải lánh nạn theo ông Ích.
Chư hầu các nơi đều theo Khải. Khải lên ngôi thiên tử, lấy tên nước là Hoa Hạ, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của Tản Viên Sơn Thánh. Mẹ là Thần Long Động Đình. Mẫu Thần Long sinh ra một bọc trứng, đem vứt bỏ ở bãi Nhật Chiêu bên sông Hồng. Tới đêm bọc trứng phát sáng, tiếng nổ như sấm, rồi hóa thành 7 con rồng bay lên trên sông Nhị. Đó là Long Quân và 6 người anh em của lục bộ thủy phủ, là thất giáp Đoài hồ.
Long Quân lên ngôi, họ Hữu Hồ không phục, Lạc Long Quân bèn thảo phạt, đại chiếm ở đất Chàm. Sắp khai chiến, Long Quân làm bài Chàm thệ. Đoạn diệt họ Hữu Hồ. Thiên hạ đều chầu. Long Quân sau khi dẹp loạn Cửu vĩ Hồ, định đô ở An Ấp tại Yên Phụ giữa Tây Hồ và sông Nhị, lấy tên là Uy Linh Lang.
Ông Ích là chính dòng của Đế Nghi, còn gọi là Đế Lai. Sau 3 năm Đế Lai nhường ngôi (ái nữ Âu Cơ) cho con của Kinh Dương Vương là Khải, lánh ra ở phía Nam Kỳ Sơn. Con của Hậu Tắc cũng vì bị Hạ Khải bỏ chức Tắc phải lánh nạn theo ông Ích.
Chư hầu các nơi đều theo Khải. Khải lên ngôi thiên tử, lấy tên nước là Hoa Hạ, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân là con trai của Tản Viên Sơn Thánh. Mẹ là Thần Long Động Đình. Mẫu Thần Long sinh ra một bọc trứng, đem vứt bỏ ở bãi Nhật Chiêu bên sông Hồng. Tới đêm bọc trứng phát sáng, tiếng nổ như sấm, rồi hóa thành 7 con rồng bay lên trên sông Nhị. Đó là Long Quân và 6 người anh em của lục bộ thủy phủ, là thất giáp Đoài hồ.
Long Quân lên ngôi, họ Hữu Hồ không phục, Lạc Long Quân bèn thảo phạt, đại chiếm ở đất Chàm. Sắp khai chiến, Long Quân làm bài Chàm thệ. Đoạn diệt họ Hữu Hồ. Thiên hạ đều chầu. Long Quân sau khi dẹp loạn Cửu vĩ Hồ, định đô ở An Ấp tại Yên Phụ giữa Tây Hồ và sông Nhị, lấy tên là Uy Linh Lang.
Đình Yên Phụ thờ Uy Linh Lang |
Con của Lạc Long Quân gọi là Hùng Vương, nối ngôi phụ đạo. Vua gọi là Phụ (Bố), vợ vua gọi là Mẫu (Ma, má). Chế độ cha truyền con nối bắt đầu là từ Lạc Long Quân vậy.
Giữa thời Lạc triều, Chử Đồng Tử là một chư hầu, nhân lúc vua đi săn đã chặn đường về, tiếm ngôi, chiếm đoạt vị (công chúa Tiên Dung), lập đô ở vùng Hồng Châu (Hưng Yên). Hùng Thái Khang phải sống lưu lạc ở phương Nam xưa. Tới thời Hùng Thiếu Khang, trung hưng lại vương quyền, nhưng kinh đô đã dời đến đất Quảng Đông ở Dương Thành. Con cháu Lạc triều lại xăm mình, lội nước, noi gương Tản Viên Sơn, khai phá vùng đất Mân Việt, lấy đó làm đất thờ Kinh Dương Vương.
Kinh triều cha truyền con nối, truyền 18 đời đến Hùng Duệ Vương thì con cháu của Tản Viên Sơn là Nguyễn Sùng Cao Sơn và Nguyễn Hiển Quý Minh cai quản vùng đất Sùng Lạc của tổ tiên. Hậu duệ của dòng theo Đế Lai và Hậu Tắc chạy về hướng Tây là Thục bá Âu Cơ phát binh tiến đánh nước Sùng. Cao Sơn và Quý Minh ra sức chống giặc, giữ nước, nhiều lần thắng quân Thục, nhưng cuối cùng thất bại. Sùng Hầu đành phải khuyên Hùng Duệ Vương nhường lại ngôi cho Âu Cơ. Lạc triều của Kinh Dương Vương từ đây chấm dứt. Đất Lạc nhập vào với đất Âu thành nước Âu Lạc của Thục triều.
Có thơ rằng:
Ban sơ Nam Việt từ Kinh Dương
Thống nhất núi sông mười tám vương
Hơn trăm họ truyền ngàn xưa đó
Vạn năm hương lửa vạn năm hương.
Thái sử công soạn
Nguồn tham khảo:
1. Lĩnh Nam chích quái. Các truyện Truyện Họ Hồng Bàng, Truyện Hồ Tinh, Truyện Đầm Nhất Dạ
2. Sử ký Tư Mã thiên. Các phần Ngũ đế bản kỷ, Hạ bản kỷ.
3. Kinh Thư. Khổng Tử san định.
4. Tản Lĩnh sơn từ di tích của ngọc phả của Cẩm Đái (Bất Bạt, Sơn Tây), trưởng tạo lệ đền Thượng núi Ba Vì.
5. Thần tích đền An Trì của làng Yên Phụ, tổng Thượng, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông.
6. Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu, ngọc phả của sách Tang Ma, Thanh Thủy, Phú Thọ.
7. Sự tích núi Chẹ và núi Chẹ Đùng trong tập Dưới chân núi Tản một vùng văn hóa dân gian.
1 bài viết mới của Hà Văn Thùy:
ReplyDeletehttps://nghiencuulichsu.com/2021/07/31/mot-gia-thuyet-ve-si-vuu/comment-page-1/#comment-20766