Saturday, August 7, 2021

Vì sao nước Tần lại trở nên hùng mạnh và thâu tóm được thiên hạ Trung Hoa?

Nhà Chu kể từ lúc dời đô về phía Đông thì đã suy. Thậm chí, quyền lực của Thiên tử Chu từ lúc này đã bị coi là đã mất. Các chư hầu lần lượt xưng Bá vào thời Xuân Thu. Sang thời Chiến Quốc thì danh xưng Vương đã không còn là độc quyền của Thiên tử Chu mà hàng loạt nước mạnh đã lần lượt xưng Vương như Sở, Tề, Ngụy...
Nước Tần vốn là vùng đất xa xôi hẻo lánh, đầy rẫy Nhung Địch, khác xa với các cường quốc Sơn Đông. Vây tại sao nước Tần lại có thể nhanh chóng trở nên hùng mạnh, thôn tính cả nhà Chu rồi lần lượt diệt lục quốc, mà xưng Đế thiên hạ?
Vào thời Chiến Quốc, phong trào Bách gia chư tử nở rộ, nhân tài như long vân tụ hội, quyết cùng nhau tranh giành... công chúa Mỵ Nương trong cuộc đua tài bên lầu kén rể ở bến Việt Trì. Các nước đồng loạt thực hiện những chính sách cai trị mới, với đặc điểm chung là dần dà bỏ những quy định về Lễ đã đặt ra từ thời Chu Công. Thế nhưng, nước thực hiện biến pháp thành công nhất lại là nước Tần? Vì sao vậy?
Chế độ phong kiến - phong tước kiến địa, thế tập cha truyền con nối được xác lập vào thời Hùng Quốc Vương, người con cả trong Bách Việt, đã phân cho trăm anh em ở các nơi đầu núi góc biển làm phiên thần, thổ tù, quan lang, phụ đạo, hình thành nên trăm nước chư hầu của nhà Chu. Các chư hầu được phong phần lớn đều là tông thất nhà Chu và những công thần lập quốc, tham gia phạt Trụ diệt Ân cùng Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương. Chế độ phong kiến phân quyền của nhà Chu đã tạo thành nếp gấp sâu đậm trong xã hội của thiên hạ Trung Hoa. Lễ nhạc do Chu Công đặt ra trở thành tiêu chuẩn mẫu mực cho trăm nước noi theo.
Nước Tần lại không giống các chư hầu khác của nhà Chu, nó được hình thành muộn hơn nhiều. Thời Chu Mục Vương, Tạo Phụ là người đánh xe cho Mục Vương có công được phong đất ở Triệu Thành, lấy đó làm họ.
Đến đời Chu Hiếu Vương, có Thân hầu, có tổ tiên là ông Bá Ế thời Đại Vũ giỏi việc chăn nuôi, nên Chu Vương đã cho Thân hầu lập đất Tần, lấy họ Doanh của Bá Ế để... chăn ngựa với người Khuyển Khưu. Mãi đến thời Chu Bình Vương, họ Doanh có công phò vua Chu đánh Khuyển Nhung mới được phong ở đất Kỳ Phong, bắt đầu hình thành nước Tần.
Như vậy nước Tần được thành lập rất muộn, mãi tới thời Đông Chu mới chính thức được ban phong. Đất Tần lại vốn là nơi người Khuyển Nhung chăn ngựa, nên dân Tần thực ra chủ yếu là người Nhung Địch. Mãi sau này cả đến khi Tần xưng Vương thì một nước của người Rợ là Nghĩa Cừ vẫn thường xuyên quấy phá và là mối họa của nước Tần.
Chính vì xuất xứ của nước Tần không từ việc phân phong công thần của thời Chu Vũ Vương diệt Trụ, người Tần lại không phải công hầu quý tộc thân vương của nhà Chu, dân Rợ, Nhung chiếm phần nhiều, đã tạo ra một xã hội "kém phát triển" nhất về chế độ quý tộc thế tập so với các nước chư hầu lớn khác. Đây lại là điều kiện tuyệt vời cho việc thực hành Pháp trị, bởi theo tư tưởng của Pháp gia: "Chúng sinh bình đẳng". Ai có công được thưởng, có tội phải xử, không phân biệt tầng lớp, thân thế. 
Lệnh bài Tần Vương với dòng chữ: Giáp Ngọ trung hưng, Hành tẩu biến địa, Chúng sinh bình đẳng
Chế độ Pháp trị do Thương Ưởng thực hành ở Tần là nơi dễ thành công nhất, do tầng lớp quý tộc của Tần vốn ít và yếu, chế độ Tông pháp của nhà Chu hầu như chưa thực hành ở Tần được bao nhiêu. Trong khi đó, Pháp gia ở các nước chư hầu đều không được hoan nghênh, hay thực hiện không thành công như trường hợp Thân Bất Hại ở nước Hàn. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ Tông pháp thế tộc đã ăn sâu ở các nước này.
Biến Pháp của Thương Quân tiếp tục được duy trì tại Tần quốc ngay cả khi Thương Ưởng bị Tần Huệ Văn Vương xử ngũ mã phanh thây. Với sức mạnh của biến pháp Huệ Văn Vương đã chính thức xưng Vương ngang hàng với các chư hầu lớn, đánh chiếm Ba Thục, đất gốc tổ của nhà Chu.
Sang thời Tần Võ Vương, rồi Tần Chiêu Tương Vương với Tuyên Thái hậu nhiếp chính, Pháp trị tiếp tục được duy trì, là nền tảng để tạo nên sức mạnh của nước Tần mà thâu tóm toàn thiên hạ. Tần Chiêu Tương Vương nhanh chóng diệt Tây Chu, rồi Đông Chu, chính thức trở thành Thiên tử thay thế cho nhà Chu. Để rồi đời sau, Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, thống nhất thiên hạ, xưng Đế, xóa bỏ chế độ thế tập phân phong của nhà Chu, lập nên chế độ trung ương tập quyền, quản lý theo quan chế quận huyện.
Xã hội Trung Hoa vào thời Tần đã tiến thêm một bước, từ chế độ phong kiến phân quyền 1 nhà 100 nước, trở thành một nước thống nhất từ trên xuống dưới. 
Mặt trống đồng với vòng chữ Đại triện và hình ảnh đạo quân Tần hùng mạnh
Sách sử Trung Quốc ngày nay một mặt thì chê bai nước Tần hung bạo, hoang dại, man di, mặt khác lại đề cao công nghiệp thống nhất của Tần Thủy Hoàng. Ngay cái tên China ngày nay cũng là từ tên gọi nước Tần mà ra.
Còn người Việt, một mặt không thể bác bỏ những chứng cứ hiển nhiên trên các hiện vật khảo cổ về sự có mặt của nhà Tần tại Bắc Việt, cũng như những ghi chép lịch sử về sự chiếm đóng, lập quận huyện của Tần tại Lĩnh Nam, nhưng mặt khác lại luôn khăng khăng là Thục An Dương Vương đã đánh bại 50 vạn quân Tần của Đồ Thư. Đúng là một sự gán ghép vô căn cứ về mọi mặt, hiện vật khảo cổ cũng như sử sách.
Sự có mặt của Tần Thủy Hoàng trên đất Việt ít nhất được biết đến trong 3 di sản còn lại đến ngày nay:
1. Lý Thân, là Tư lệ hiệu úy của nhà Tần, được Tần Thủy Hoàng gả con gái là Bạch Tĩnh công chúa, rồi sai làm đại tướng trấn thủ người Hồ ở Lâm Thao.
2. Ngự sử đại phu của Tần là Thôi Lượng, người đã cho sửa sang miếu thờ Ân Vương trên núi Châu Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh) trong Truyện Giếng Việt.
3. Đạo sĩ Yên Kỳ Sinh, người đã gặp Tần Thủy Hoàng trong các cuộc Đông du ven bờ biển Nam Hải, dưới chân ngọn núi Yên Tử ở Quảng Ninh ngày nay.
Tượng Lý Ông Trọng và Bạch Tĩnh Công chúa ở đình Chèm
Còn có nhiều tướng lĩnh thời Tần, hay chống Tần khác được thờ phụng trên đất Việt, trong các di tích đền miếu trải khắp ở Bắc Bộ. Chưa kể đến khả năng vị Nam Hải Đại vương được thờ ven biển Thái Bình, Nam Định chính là Tần An Dương Vương trong các cuộc Đông du Nam Hải vậy.
Chế độ Tông pháp có thể là chiếc "móng rùa" mà thần Cao Lỗ (Chu Công) đã dùng để chế ra chiếc nỏ thần của Thục Vương. Triệu Trọng Thủy là tôn thất nước Tần, đã phá bỏ chế độ Tông pháp, xác lập một "nỏ thần" khác là chế độ Pháp trị. Chính vì thế mà Thục Vương mất nước, nhà Tần lên làm thiên tử, lấy đất hai nhà Chu chia thành các quận Tượng, Tam Xuyên, Quế Lâm.
Tiếp theo thời Tần, thiên hạ Trung Hoa được thống nhất bởi một "đình trưởng" vô danh tiểu tốt là Lưu Bang, chứ không phải bởi một đại tướng quân dòng dõi nước Sở như Hạng Vũ. Thời thế đã rất rõ. Chế độ thế tập đã cáo chung. Nhường chỗ cho sự công bình giữa người với người. Tiêu chuẩn của xã hội lúc này là Pháp luật, chứ không phải là Thân tộc. Chính nhờ đó mà Trung Hoa mới trở nên thống nhất và mạnh mẽ dưới thời Triệu Vũ Đế Lưu Bang.



No comments:

Post a Comment