Thần tích của đền Xá tại Ân Thi, Hưng Yên mang tên Thiên Đế bảo lục do Hàn lâm đại học sĩ Nguyễn Bính soạn, kể về sự giáng sinh của Vua Trời Đế Thích ở đây. Sự tích này bắt đầu từ thời Hùng Chiêu Vương, là cháu của Kinh Dương Vương.
Chiêu Vương là người khoan nhân, trí tuệ, tôn sùng Phật pháp, kính sự thánh thần, chăm lo lấy dân làm gốc, được gọi là bậc hiền quân. Lúc này ở trại Trì La (nay ở huyện Ân Thi, Hưng Yên) có một cây bạch đàn tím từ trên trời giáng xuống, dựng ở mảnh đất đầu rồng trong trại. Chiêu Vương cho lập đàn thờ lộ thiên để phụng sự và cầu đảo cây thiêng này.
Sang đời Hùng Vương thứ mười, Tạo Vương làm vua, cây thiêng ở Trì La đã trải qua hơn bảy trăm năm. Đất nước gặp tai họa giặc quỷ quấy nhiễu. Cây thiêng vỡ ra một bọc bào thai, được Tạo Vương cho mang về cung điện, đặt trên lầu rồng để cầu khấn.Tháng Giêng ngày mười lăm bỗng thấy trời đất mùi mịt, trên lầu bọc thai phóng hào quang bốn hướng, khí lành rực rỡ. Bọc thai tự nổ một tiếng kinh động trời đất. Vua cùng trăm quan sợ phục trước lầu, ngưỡng xem thấy Đế Thích Thiên Vương ngự tại đầu rồng trước lầu, mây lành năm màu, đầu đội mũ bình thiên, thân khoác áo rồng, tay cầm kim bài.Minh Hoa công chúa (là con gái của Hùng Hy Vương), bảy mươi tuổi mà cảm ứng ở chỗ cây thiêng, cùng lúc đó sinh ra 2 vị Nhật Quang và Nguyệt Quang Thiên tử, cùng theo phò tả hữu bên Đế Thích. Công chúa hóa thân chỉ còn lại 2 búi tóc. Hai vị Thiên tử hô lớn, hai búi tóc bỗng nhiên biến hóa. Búi thứ nhất biến thành Ngựa lửa, thân dài chín thước, ông Tả cưỡi. Một búi khác biến thành Lân ngọc, ông Hữu cưỡi.Ba vị cùng với Diêm La bộ soái, là tướng của Tạo Vương, dẫn ngàn thiên binh đi diệt giặc quỷ. Lũ quỷ bị đánh tan thành tro bụi. Bè đảng sài lang hổ báo được dẹp yên. Ba vị hóa về trời. Còn Diêm La bộ soái sau đó hóa thành con rắn lớn, trườn xuống sông Tam Kỳ ở Phong Châu Bạch Hạc mà hóa…
Sang đời Hùng Vương thứ mười, Tạo Vương làm vua, cây thiêng ở Trì La đã trải qua hơn bảy trăm năm. Đất nước gặp tai họa giặc quỷ quấy nhiễu. Cây thiêng vỡ ra một bọc bào thai, được Tạo Vương cho mang về cung điện, đặt trên lầu rồng để cầu khấn.Tháng Giêng ngày mười lăm bỗng thấy trời đất mùi mịt, trên lầu bọc thai phóng hào quang bốn hướng, khí lành rực rỡ. Bọc thai tự nổ một tiếng kinh động trời đất. Vua cùng trăm quan sợ phục trước lầu, ngưỡng xem thấy Đế Thích Thiên Vương ngự tại đầu rồng trước lầu, mây lành năm màu, đầu đội mũ bình thiên, thân khoác áo rồng, tay cầm kim bài.Minh Hoa công chúa (là con gái của Hùng Hy Vương), bảy mươi tuổi mà cảm ứng ở chỗ cây thiêng, cùng lúc đó sinh ra 2 vị Nhật Quang và Nguyệt Quang Thiên tử, cùng theo phò tả hữu bên Đế Thích. Công chúa hóa thân chỉ còn lại 2 búi tóc. Hai vị Thiên tử hô lớn, hai búi tóc bỗng nhiên biến hóa. Búi thứ nhất biến thành Ngựa lửa, thân dài chín thước, ông Tả cưỡi. Một búi khác biến thành Lân ngọc, ông Hữu cưỡi.Ba vị cùng với Diêm La bộ soái, là tướng của Tạo Vương, dẫn ngàn thiên binh đi diệt giặc quỷ. Lũ quỷ bị đánh tan thành tro bụi. Bè đảng sài lang hổ báo được dẹp yên. Ba vị hóa về trời. Còn Diêm La bộ soái sau đó hóa thành con rắn lớn, trườn xuống sông Tam Kỳ ở Phong Châu Bạch Hạc mà hóa…
Cảnh Thiên Đình ở đền Xá.
Vua Trời Đế Thích là thần Indra, vị thần chủ rất sớm của 33 cõi trời trong Ấn Độ giáo. Thần Đế Thích – Indra đã được ghi chép trong bộ kinh cổ Vệ Đà. Sự tích Thiên Đế bảo lục cho biết vị thần này đã có mặt trong tín ngưỡng ở miền Bắc Việt từ rất sớm, ban đầu từ thời Kinh Dương Vương, hiển hiện rõ rệt vào thời Hùng Vương thứ 10.
Với niên đại thời Kinh Dương Vương thì rõ ràng chưa thể có đạo Phật vì Phật tổ Thích Ca còn chưa ra đời. Trong khái niệm xưa ở nước ta, Phật còn là chỉ các vị thần của Bà La Môn như Đế Thích. Những dấu hiệu về “cổ Phật” còn lưu truyền chính là dấu vết của sự du nhập Bà La Môn rất sớm vào Bắc Việt.
Với niên đại thời Kinh Dương Vương thì rõ ràng chưa thể có đạo Phật vì Phật tổ Thích Ca còn chưa ra đời. Trong khái niệm xưa ở nước ta, Phật còn là chỉ các vị thần của Bà La Môn như Đế Thích. Những dấu hiệu về “cổ Phật” còn lưu truyền chính là dấu vết của sự du nhập Bà La Môn rất sớm vào Bắc Việt.
Ngựa lửa, Nhật quang Thiên tử cưỡi.
Cùng với Đế Thích – thần Indra, trong sự tích còn chép tới 2 vị Thiên tử giáng sinh là Nhật Quang và Nguyệt Quang. Đây cũng là 2 vị thần của đạo Bà La Môn. Nhật quang Thiên tử hay Nhật Thiên là thần Mặt trời Surya. Vị thần này thường ngồi xe ngựa kéo có màu hung đỏ. Còn trong sự tích ở Ân Thi, Nhật quang Thiên tử cưỡi con Hỏa mã (ngựa lửa), hoàn toàn trùng khớp.
Nguyệt quang Thiên tử hay Nguyệt Thiên là thần Mặt trăng Chandra. Vị thần này thường cưỡi trên một con linh dương. Sự tích ở Ân Thi kể Nguyệt quang Thiên tử cưỡi con Ngọc lân, cùng hoàn toàn đồng nhất với thần thoại Ấn Độ.
Thần thoại 2 vị Nhật Thiên và Nguyệt Thiên được hình tượng hóa theo cách của người Việt trong công chúa Minh Hoa. Chữ Minh明 gồm chữ Nhật 日và chữ Nguyệt 月 ghép lại. Minh Hoa công chúa được kể là một người tám tuổi đã theo Phật, bảy mươi tuổi lại có mang, sinh ra 2 vị Nhật Nguyệt Thiên tử.
Nguyệt quang Thiên tử hay Nguyệt Thiên là thần Mặt trăng Chandra. Vị thần này thường cưỡi trên một con linh dương. Sự tích ở Ân Thi kể Nguyệt quang Thiên tử cưỡi con Ngọc lân, cùng hoàn toàn đồng nhất với thần thoại Ấn Độ.
Thần thoại 2 vị Nhật Thiên và Nguyệt Thiên được hình tượng hóa theo cách của người Việt trong công chúa Minh Hoa. Chữ Minh明 gồm chữ Nhật 日và chữ Nguyệt 月 ghép lại. Minh Hoa công chúa được kể là một người tám tuổi đã theo Phật, bảy mươi tuổi lại có mang, sinh ra 2 vị Nhật Nguyệt Thiên tử.
Lân ngọc, Nguyệt quang Thiên tử cưỡi.
Câu đối ở đền Xá:
天闕莊嚴開日月
帝威赫濯起風雲
Thiên khuyết trang nghiêm khai nhật nguyệt
Đế uy hách trạc khởi phong vân.
Dịch:
Cửa Trời nghiêm trang mở nhật nguyệt
Đế Oai rực rỡ nổi gió mưa.Bản thân tên huyện Thiên Thi hay địa danh Ân Thi có nghĩa là "ơn trời", chỉ ơn huệ của Thiên Đế. Địa danh trại Trì La, nơi Đế Thích giáng sinh, có thể là từ chữ "Thi La", trong Phật giáo nghĩa là "giới luật".
Dấu vết đạo Bà La Môn thời Hùng Vương còn thể hiện ở nhân vật Diêm La bộ soái, vị tướng đã dẫn quân theo Đế Thích diệt quỷ. Thần tích kể:
Diêm La bộ soái vốn là dòng dõi Hùng Vương, con cháu trăm trứng từ Long Vương. Cha là Hùng Độ làm Đế thủ Bộ chủ. Mẹ là Vũ Thị Đoan, mơ thấy giao long mà có mang thần. Tới năm Quý Tỵ tháng mười, ngày mồng mười sinh ra Diêm La công, lấy tên là Đà. Năm mười bốn tuổi ông đã văn võ kiêm toàn, anh hùng cái thế, dũng lược hơn người, đứng trước sóng cả như đứng trên đất bằng. Vua cho mời vào triều nhận chức, thi thố nhiều tài lạ, được cất nhắc làm Chưởng quản thuyền rồng Lạc Long tướng quân. Năm mười chính tuổi Vua sai làm tướng dẫn quân đánh giặc Diêm La ở ngoài Nam Hải. Ông phụng mệnh trị được chúa Diêm La, lại được triệu về triều làm Chưởng bình Diêm La nguyên soái, Thuỷ đạo đại tướng quân, lại nhận mệnh phó nhậm trấn cửa biển, làm Thuỷ đạo chủ bộ.
Sự tích của vị Diêm La bộ soái này khá giống với sự tích của Quan lớn đệ Tam trong tín ngưỡng Tam phủ. Đều là “dòng dõi” Long vương – Thoải phủ. Đều là mẹ gặp giao long mà sinh thần. Đều là Chưởng quản thuyền rồng (Trưởng Lệnh) của Hùng Vương. Trưởng Lệnh (Quan đệ Tam) thì đánh dẹp giặc Hồng Châu, Diêm La bộ soái đánh giặc Diêm La nên có tên vậy. Sau khi dẹp xong giặc quỷ, Diêm La bộ soái hóa thành con rắn lớn trườn xuống ngã ba sông Tam Kỳ ở Phong Châu Bạch Hạc mà hóa. Tam Kỳ hiển ứng cũng chính là chuyện thần Bạch Hạc Thổ Lệnh – Thạch Khanh.
Chi tiết Đế Thích liên quan đến Tam phủ còn thấy trong chuyện Hồn Trương Ba xương da hàng thịt, được ghi trong sự tích và di tích còn lại tại thôn Liêu Hạ (Yên Mỹ, Văn Giang, Hưng Yên). Khi Trương Ba mất, Đế Thích đã giáng hạ, triệu Tam phủ công đồng hoàn hồn cho Trương Ba. Nay ở Liêu Hạ trong đền thờ ngoài Đế Thích còn thờ cả Tam phủ.
Đế Thích được coi là Vua cờ vì theo thần tích Thiên Đế bảo lục nói: Cờ là cốt yếu của họa phúc, sự huyền vi của trời đất. Trong chữ Nho, đánh cờ được gọi là “dịch”. So sánh 2 nghĩa này ta thấy, cờ chính là Dịch lý, tức là “triết lý” thế giới quan, nhân sinh quan của tín ngưỡng này. Kỳ pháp như thế là pháp môn của Đế Thích - đạo Bà La Môn.
天闕莊嚴開日月
帝威赫濯起風雲
Thiên khuyết trang nghiêm khai nhật nguyệt
Đế uy hách trạc khởi phong vân.
Dịch:
Cửa Trời nghiêm trang mở nhật nguyệt
Đế Oai rực rỡ nổi gió mưa.Bản thân tên huyện Thiên Thi hay địa danh Ân Thi có nghĩa là "ơn trời", chỉ ơn huệ của Thiên Đế. Địa danh trại Trì La, nơi Đế Thích giáng sinh, có thể là từ chữ "Thi La", trong Phật giáo nghĩa là "giới luật".
Dấu vết đạo Bà La Môn thời Hùng Vương còn thể hiện ở nhân vật Diêm La bộ soái, vị tướng đã dẫn quân theo Đế Thích diệt quỷ. Thần tích kể:
Diêm La bộ soái vốn là dòng dõi Hùng Vương, con cháu trăm trứng từ Long Vương. Cha là Hùng Độ làm Đế thủ Bộ chủ. Mẹ là Vũ Thị Đoan, mơ thấy giao long mà có mang thần. Tới năm Quý Tỵ tháng mười, ngày mồng mười sinh ra Diêm La công, lấy tên là Đà. Năm mười bốn tuổi ông đã văn võ kiêm toàn, anh hùng cái thế, dũng lược hơn người, đứng trước sóng cả như đứng trên đất bằng. Vua cho mời vào triều nhận chức, thi thố nhiều tài lạ, được cất nhắc làm Chưởng quản thuyền rồng Lạc Long tướng quân. Năm mười chính tuổi Vua sai làm tướng dẫn quân đánh giặc Diêm La ở ngoài Nam Hải. Ông phụng mệnh trị được chúa Diêm La, lại được triệu về triều làm Chưởng bình Diêm La nguyên soái, Thuỷ đạo đại tướng quân, lại nhận mệnh phó nhậm trấn cửa biển, làm Thuỷ đạo chủ bộ.
Sự tích của vị Diêm La bộ soái này khá giống với sự tích của Quan lớn đệ Tam trong tín ngưỡng Tam phủ. Đều là “dòng dõi” Long vương – Thoải phủ. Đều là mẹ gặp giao long mà sinh thần. Đều là Chưởng quản thuyền rồng (Trưởng Lệnh) của Hùng Vương. Trưởng Lệnh (Quan đệ Tam) thì đánh dẹp giặc Hồng Châu, Diêm La bộ soái đánh giặc Diêm La nên có tên vậy. Sau khi dẹp xong giặc quỷ, Diêm La bộ soái hóa thành con rắn lớn trườn xuống ngã ba sông Tam Kỳ ở Phong Châu Bạch Hạc mà hóa. Tam Kỳ hiển ứng cũng chính là chuyện thần Bạch Hạc Thổ Lệnh – Thạch Khanh.
Chi tiết Đế Thích liên quan đến Tam phủ còn thấy trong chuyện Hồn Trương Ba xương da hàng thịt, được ghi trong sự tích và di tích còn lại tại thôn Liêu Hạ (Yên Mỹ, Văn Giang, Hưng Yên). Khi Trương Ba mất, Đế Thích đã giáng hạ, triệu Tam phủ công đồng hoàn hồn cho Trương Ba. Nay ở Liêu Hạ trong đền thờ ngoài Đế Thích còn thờ cả Tam phủ.
Đế Thích được coi là Vua cờ vì theo thần tích Thiên Đế bảo lục nói: Cờ là cốt yếu của họa phúc, sự huyền vi của trời đất. Trong chữ Nho, đánh cờ được gọi là “dịch”. So sánh 2 nghĩa này ta thấy, cờ chính là Dịch lý, tức là “triết lý” thế giới quan, nhân sinh quan của tín ngưỡng này. Kỳ pháp như thế là pháp môn của Đế Thích - đạo Bà La Môn.
Cũng trong Thiên Đế bảo lục còn kể tới thời Thục An Dương Vương, có họ Phạm ở Biện Sơn (Thanh Hóa) cầu tự Đế Thích, được mộng ban cho 2 quân cờ Xe và Tướng, sinh ra 2 người con trai là Phạm Đá và Phạm Dũng. Hai vị có công dẹp giặc Đại Man, chống chọi với Triệu Úy Đà. Sau đó hóa ở đền Đế Thích tại Trì La (Ân Thi, Hưng Yên). Nay trong đền còn tượng thờ 2 vị này.
Câu đối ở đền Đế Thích tại Cầu Váu (Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên) nói tới các sự tích này:
錫類人褱多范子
侯棋世界少張公
Tích loại nhân hoài đa Phạm tửHầu kì thế giới thiểu Trương Công.Dịch:
Góp lành người mong nhiều Phạm tửTướng cờ thế giới hiếm Trương công.
Câu đối ở đền Đế Thích tại Cầu Váu (Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên) nói tới các sự tích này:
錫類人褱多范子
侯棋世界少張公
Tích loại nhân hoài đa Phạm tửHầu kì thế giới thiểu Trương Công.Dịch:
Góp lành người mong nhiều Phạm tửTướng cờ thế giới hiếm Trương công.
Thiên Đế điện ở Liêu Hạ.
Sự kết nối giữa Đế Thích, vị thần chủ của đạo Bà La Môn với thời Hùng Vương và tín ngưỡng Tam phủ cho thấy sự du nhập rất sớm của đạo Bà La Môn vào nước ta. Ngay Văn công đồng khi mở chầu Tứ phủ cũng ghi:
Vận thần thông vô lượng vô biên
Thập phương tam giới thánh hiền
Dục giới sắc giới chư thiên đều mời
Vua Đế Thích quản cai thiên chủ
Vua Ngọc Hoàng thiên phủ chí tôn…
Như thế theo Tứ phủ thì Đế Thích là Thiên chủ quản cai. Phải nói rằng đạo Mẫu Tứ phủ tới nay là sự tổng hợp của cả Đạo Giáo, Đạo Phật và Ấn Độ giáo.
Câu đối ở đền Đế Thích tại Liêu Hạ:
英靈冠百神南天第壹
功德光千古越地無雙
Anh linh quán bách thần, Nam thiên đệ nhất
Công đức quang thiên cổ, Việt địa vô song.
Dịch:
Anh linh đầu trăm thần, trời Nam thứ nhất
Công đức sáng ngàn xưa, đất Việt không hai.
Các sự tích hiển linh của Đế Thích đều đề cập đến khu vực phía Nam. Như Minh Hoa công chúa (người sinh ra Nhật Quang và Nguyệt Quang Thiên tử) từng bị biếm đày đi Ô Lý, đất Chiêm Thành. Rồi lại có chuyện Huyền Trân công chúa đời Trần được gả cho chúa Chiêm, khi chúa Chiêm chết Công chúa đã được Thiên Đế giúp thuyền gió lớn thuận buồm thoát nạn. Nay ở Ân Thi, gần đền Thiên Đế, có một số nơi thờ Huyền Trân công chúa làm thành hoàng làng và có cả đền thờ.
Vận thần thông vô lượng vô biên
Thập phương tam giới thánh hiền
Dục giới sắc giới chư thiên đều mời
Vua Đế Thích quản cai thiên chủ
Vua Ngọc Hoàng thiên phủ chí tôn…
Như thế theo Tứ phủ thì Đế Thích là Thiên chủ quản cai. Phải nói rằng đạo Mẫu Tứ phủ tới nay là sự tổng hợp của cả Đạo Giáo, Đạo Phật và Ấn Độ giáo.
Câu đối ở đền Đế Thích tại Liêu Hạ:
英靈冠百神南天第壹
功德光千古越地無雙
Anh linh quán bách thần, Nam thiên đệ nhất
Công đức quang thiên cổ, Việt địa vô song.
Dịch:
Anh linh đầu trăm thần, trời Nam thứ nhất
Công đức sáng ngàn xưa, đất Việt không hai.
Các sự tích hiển linh của Đế Thích đều đề cập đến khu vực phía Nam. Như Minh Hoa công chúa (người sinh ra Nhật Quang và Nguyệt Quang Thiên tử) từng bị biếm đày đi Ô Lý, đất Chiêm Thành. Rồi lại có chuyện Huyền Trân công chúa đời Trần được gả cho chúa Chiêm, khi chúa Chiêm chết Công chúa đã được Thiên Đế giúp thuyền gió lớn thuận buồm thoát nạn. Nay ở Ân Thi, gần đền Thiên Đế, có một số nơi thờ Huyền Trân công chúa làm thành hoàng làng và có cả đền thờ.
Một đoạn sách Thiên Đế bảo lục.
Một sự tích khác từng được chép trong Lĩnh Nam chích quái về Đế Thích như sau:
Ở huyện Thiên Thi, xã Liễu Cầu có hai chị em vì loạn lạc vào đến nước Ai Lao. Họ mật cầu Vua Trời bảo hộ. Bỗng nhiên thấy đi bộ như bay, về tới quê quán. Khi đến làm lễ tạ, việc xong thì hình hài biến mất, chỉ còn hai búi tóc lưu lại.Ở các khu vực Chiêm Thành, Ai Lao thì rõ ràng đã có sự du nhập của đạo Bà La Môn từ rất sớm. Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo lên khu vực Đông Nam Á đã có từ lâu. Với những dẫn liệu như vậy, có thể chúng ta phải nói tới “Tứ giáo đồng nguyên” trong tín ngưỡng ở Việt Nam: Nho, Lão, Phật và Bà La Môn.
Ở huyện Thiên Thi, xã Liễu Cầu có hai chị em vì loạn lạc vào đến nước Ai Lao. Họ mật cầu Vua Trời bảo hộ. Bỗng nhiên thấy đi bộ như bay, về tới quê quán. Khi đến làm lễ tạ, việc xong thì hình hài biến mất, chỉ còn hai búi tóc lưu lại.Ở các khu vực Chiêm Thành, Ai Lao thì rõ ràng đã có sự du nhập của đạo Bà La Môn từ rất sớm. Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo lên khu vực Đông Nam Á đã có từ lâu. Với những dẫn liệu như vậy, có thể chúng ta phải nói tới “Tứ giáo đồng nguyên” trong tín ngưỡng ở Việt Nam: Nho, Lão, Phật và Bà La Môn.
No comments:
Post a Comment