Hùng Vương ngọc phả là một bộ sử tóm tắt của thời xa xưa nhất, đã được cha ông ta lưu truyền được cho tới nay sau hàng ngàn năm lịch sử gian nan dựng và giữ nước của dân tộc Việt. Đoạn đầu của Ngọc phả chứa đựng những thông tin cơ bản nhất về thời kỳ Hùng Vương.
Trang đầu của Ngọc phả Hùng vương R285.
Bản Ngọc phả Hùng Vương lưu tại Thư viện Quốc gia mang mã số R285 chép mở đầu như sau:
Đại Nam Hùng Vương Sơn thánh tổ tiền thái tổ Cao Hoàng đế ký truyền Ngọc phả Cổ Tích lưu lai.Tích giả tự Hoàng Đế chi thời, Viêm Đế tam thế tôn Đế Minh sinh Đế Nghi, ký nhi Nam tuần Ngũ Lĩnh sơn. Đế Minh tiếp đắc Vụ Tiên nương thần nữ nhi sinh Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục. Tại vị nhị bách ngũ thập niên, thọ nhị bách ngũ thập thất tuế, hóa tiên quy hải, dữ Động Đình quân nữ Ngọc Dung, dung mạo đoan chính, thánh trí thông minh, trác xuất Đế Nghi chi lượng. Đế Minh dĩ trí tuệ vưu kỳ, sử chi tự vị, khâm truyền đại bảo thống ngự vạn bang. Dương Vương cố nhượng kỳ huynh. Ư thị Đế Minh lập Đế Nghi vi tự, dĩ lỵ Bắc phương, nhi phong Kinh Dương Vương vi Nam diện lý thiên hạ, cổ vân Giao Chỉ quận. Kinh Dương cải Xích Quỷ động, hiệu Xích quốc.Dịch:Ngọc phả chép truyện Đại Nam Hùng Vương Sơn thánh tổ, Tiền Thái tổ Cao Hoàng Đế, lưu tại Cổ Tích.Xưa kia từ thời Hoàng Đế, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi tuần phương Nam ở núi Ngũ Linh. Đế Minh gặp được con gái thần nương Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tại vị 250 năm, hưởng thọ 257 năm, hóa tiên về biển cùng con gái Động Đình Quân là Ngọc Dung. Vương dung mạo đoan chính, thánh trí thông minh, vượt hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh lấy làm lạ, muốn lập làm kế tự, truyền mệnh ngôi báu thống trị vạn bang. Dương Vương cố nhường cho anh nên Đế Minh lập Đế Nghi kế tự, cai quản phương Bắc, phong cho Kinh Dương Vương ở mặt Nam quản lý thiên hạ, xưa là quận Giao Chỉ. Kinh Dương Vương đổi thành động Xích Quỷ, gọi là nước Xích.Ngọc phả Hùng Vương này vốn được lưu ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương ở Phú Thọ, nơi có di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Thôn Cổ Tích là “trưởng tạo lệ” cho việc phụng sự Hùng Vương nên việc thờ cúng tại đình làng Cổ Tích hoàn toàn giống với việc thờ trên đền Hùng. Các bài vị của đền Hùng và bài vị thờ ở thôn Cổ Tích là được sao chép giống nhau. 3 cỗ long ngai thờ ở chính cung đền Thượng gồm các bài vị:
Đại Nam Hùng Vương Sơn thánh tổ tiền thái tổ Cao Hoàng đế ký truyền Ngọc phả Cổ Tích lưu lai.Tích giả tự Hoàng Đế chi thời, Viêm Đế tam thế tôn Đế Minh sinh Đế Nghi, ký nhi Nam tuần Ngũ Lĩnh sơn. Đế Minh tiếp đắc Vụ Tiên nương thần nữ nhi sinh Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục. Tại vị nhị bách ngũ thập niên, thọ nhị bách ngũ thập thất tuế, hóa tiên quy hải, dữ Động Đình quân nữ Ngọc Dung, dung mạo đoan chính, thánh trí thông minh, trác xuất Đế Nghi chi lượng. Đế Minh dĩ trí tuệ vưu kỳ, sử chi tự vị, khâm truyền đại bảo thống ngự vạn bang. Dương Vương cố nhượng kỳ huynh. Ư thị Đế Minh lập Đế Nghi vi tự, dĩ lỵ Bắc phương, nhi phong Kinh Dương Vương vi Nam diện lý thiên hạ, cổ vân Giao Chỉ quận. Kinh Dương cải Xích Quỷ động, hiệu Xích quốc.Dịch:Ngọc phả chép truyện Đại Nam Hùng Vương Sơn thánh tổ, Tiền Thái tổ Cao Hoàng Đế, lưu tại Cổ Tích.Xưa kia từ thời Hoàng Đế, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi tuần phương Nam ở núi Ngũ Linh. Đế Minh gặp được con gái thần nương Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tại vị 250 năm, hưởng thọ 257 năm, hóa tiên về biển cùng con gái Động Đình Quân là Ngọc Dung. Vương dung mạo đoan chính, thánh trí thông minh, vượt hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh lấy làm lạ, muốn lập làm kế tự, truyền mệnh ngôi báu thống trị vạn bang. Dương Vương cố nhường cho anh nên Đế Minh lập Đế Nghi kế tự, cai quản phương Bắc, phong cho Kinh Dương Vương ở mặt Nam quản lý thiên hạ, xưa là quận Giao Chỉ. Kinh Dương Vương đổi thành động Xích Quỷ, gọi là nước Xích.Ngọc phả Hùng Vương này vốn được lưu ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương ở Phú Thọ, nơi có di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Thôn Cổ Tích là “trưởng tạo lệ” cho việc phụng sự Hùng Vương nên việc thờ cúng tại đình làng Cổ Tích hoàn toàn giống với việc thờ trên đền Hùng. Các bài vị của đền Hùng và bài vị thờ ở thôn Cổ Tích là được sao chép giống nhau. 3 cỗ long ngai thờ ở chính cung đền Thượng gồm các bài vị:
- Đột ngột Cao Sơn Hiển Hùng ngao thống thủy điện an hoằng tế chiêu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công thánh vương vị.
- Ất Sơn thánh vương vị
- Viễn Sơn thánh vương vị.
Long ngai bài vị ba vị Hùng Vương ở đình Cổ Tích.
Việc thờ 3 vị vua Hùng Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn và Viễn Sơn không chỉ gặp ở xã Hy Cương mà còn gặp ở nhiều nơi khác trong khu vực Phú Thọ như ở các thôn Việt Trì, An Thái, Vân Luông... 3 vị vua Hùng này như thế không phải là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ như vẫn nhầm tưởng, mà là 3 ngôi vua Hùng đầu tiên của thời dựng nước.
Sắc phong của thôn Cổ Tích dưới thời Quang Trung gọi là: Hùng Vương Sơn Thánh Tổ Nam Thiên đại bảo Tiền Hoàng Đế triệu tạo hồng đồ Việt Nam thuỷ tổ đại thánh Đột Ngật Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát vị thánh vương. Ta thấy Hùng Vương Sơn Thánh Tổ, người đã tạo lập quốc gia “Nam Thiên đại bảo”, không phải là thần núi như kiểu giải thích vô nghĩa vô lối đang được phổ biến. Vị Đột ngột Cao Sơn theo sắc phong là Hùng Vương Sơn Thánh tổ, vị vua Hùng đầu tiên “triệu tạo hồng đồ, Việt Nam thủy tổ”.
Sắc phong của thôn Cổ Tích dưới thời Quang Trung gọi là: Hùng Vương Sơn Thánh Tổ Nam Thiên đại bảo Tiền Hoàng Đế triệu tạo hồng đồ Việt Nam thuỷ tổ đại thánh Đột Ngật Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát vị thánh vương. Ta thấy Hùng Vương Sơn Thánh Tổ, người đã tạo lập quốc gia “Nam Thiên đại bảo”, không phải là thần núi như kiểu giải thích vô nghĩa vô lối đang được phổ biến. Vị Đột ngột Cao Sơn theo sắc phong là Hùng Vương Sơn Thánh tổ, vị vua Hùng đầu tiên “triệu tạo hồng đồ, Việt Nam thủy tổ”.
Sắc chỉ thời Quang Trung của thôn Cổ Tích về việc thờ phụng Hùng Vương.
Trong Ngọc phả Hùng Vương đã dẫn, Đột ngột Cao Sơn được nhắc đến ngay từ tên gọi của Ngọc phả: Đại Nam Hùng Vương Sơn thánh tổ tiền thái tổ Cao Hoàng đế. Thái tổ Cao hoàng đế Sơn thánh là tương đương với tên gọi Đột ngột Cao Sơn. “Đột ngột” nghĩa là đầu tiên, tương đương với danh hiệu Thái tổ. Ở Phú Thọ nhiều nơi vẫn thờ Đột ngột Cao Sơn là Thái tổ Hùng Vương, như ở xã Trạm Thản của huyện Phù Ninh (đền Tố hay đền Bình Thản).
Cổng đền Tố ở xã Trạm Thản, Phù Ninh.
Vị Thái tổ Hùng vương đầu tiên mở đầu trong Ngọc phả Hùng Vương là Đế Minh. Ngọc phả ghi ngay từ dòng đầu “Tự Hoàng Đế thời”. Đế Minh là Hoàng Đế (Đế Hoàng) của Hữu Hùng thị trong cổ sử Trung Hoa. Danh hiệu “Hiển Hùng” trên bài vị chỉ rõ đó là Đế Minh vì Hiển nghĩa là sáng, là minh. Chữ Hiển này được đọc khác đi trong tên gọi Hiên Viên (Hiển Vương) của Hoàng Đế Hữu Hùng.
Đại Việt sử ký toàn thư mở đầu: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy Thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam.Đế Minh trong Ngọc phả cũng là người “thống ngự vạn bang” (cai trị muôn nước), tức chính là Hoàng Đế. Còn chuyện Hy Thị định Giao Chỉ ở phương Nam xét rõ là chuyện Lộc Tục cai quản phương Nam, tên xưa là Giao Chỉ, được kể trong Ngọc phả.
Đại Việt sử ký toàn thư mở đầu: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy Thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam.Đế Minh trong Ngọc phả cũng là người “thống ngự vạn bang” (cai trị muôn nước), tức chính là Hoàng Đế. Còn chuyện Hy Thị định Giao Chỉ ở phương Nam xét rõ là chuyện Lộc Tục cai quản phương Nam, tên xưa là Giao Chỉ, được kể trong Ngọc phả.
Hoành phi Vương tích triệu Cơ và Nam bang triệu tổ ở đình Cổ Tích.
Thôn Cổ Tích, nơi có đền Hùng, vốn có tên là Lũng Cơ. Tức là nguyên tên gọi chữ Cổ là từ chữ Cơ. Hoành phi trong đình Cổ Tích cũng như trên đền Thượng của núi Hùng ghi Triệu Cơ Vương tích, là giải nghĩa cái tên Cổ Tích của khu vực này. Cơ cũng là họ của Hoàng Đế theo cổ sử Trung Hoa. Triệu Cơ Vương tích do đó có thể hiểu là dấu tích dựng nước của Vua Cơ – Hoàng Đế Hữu Hùng.
Hai ngôi Hùng Vương tiếp theo là Ất Sơn và Viễn Sơn, cũng được thờ ở nhiều nơi tại Phú Thọ. Ất là số đếm thứ 2 trong Thập can. Còn ở nhiều nơi Viễn Sơn được ghi thành Quý Minh, bởi vì Quý là thứ 3 trong thứ tự Mạnh Trọng Quý. Như thế Ất Sơn và Viễn Sơn nghĩa là các vị vua Hùng đời thứ 2 và 3, sau vị đời thứ nhất đầu tiên là Đột Ngột Cao Sơn. Tiếp sau Đế Minh theo Ngọc phả Hùng Vương là Đế Nghi và Lộc Tục. Vậy Ất Sơn là Đế Nghi, còn Viễn Sơn là Lộc Tục.
Truyền thuyết ở Phú Thọ kể về ba vị Quan Lang đi săn là chàng Cả, chàng Hai và chàng Út, đã hóa thành ba ngọn núi Hùng “Tam Sơn cấm địa”, cũng chính là 3 vị Hùng vương Sơn thánh được thờ tại đây. Ở đình Việt Trì thì gọi là “Tam Sơn linh lang”, cũng là chỉ các vị này.
Hai ngôi Hùng Vương tiếp theo là Ất Sơn và Viễn Sơn, cũng được thờ ở nhiều nơi tại Phú Thọ. Ất là số đếm thứ 2 trong Thập can. Còn ở nhiều nơi Viễn Sơn được ghi thành Quý Minh, bởi vì Quý là thứ 3 trong thứ tự Mạnh Trọng Quý. Như thế Ất Sơn và Viễn Sơn nghĩa là các vị vua Hùng đời thứ 2 và 3, sau vị đời thứ nhất đầu tiên là Đột Ngột Cao Sơn. Tiếp sau Đế Minh theo Ngọc phả Hùng Vương là Đế Nghi và Lộc Tục. Vậy Ất Sơn là Đế Nghi, còn Viễn Sơn là Lộc Tục.
Truyền thuyết ở Phú Thọ kể về ba vị Quan Lang đi săn là chàng Cả, chàng Hai và chàng Út, đã hóa thành ba ngọn núi Hùng “Tam Sơn cấm địa”, cũng chính là 3 vị Hùng vương Sơn thánh được thờ tại đây. Ở đình Việt Trì thì gọi là “Tam Sơn linh lang”, cũng là chỉ các vị này.
Gian tiền tế đình làng Việt Trì.
Theo thư tịch thời Nguyễn ở tổng Vân Nham phủ Đoan Hùng, vị Viễn Sơn còn được thờ dưới tên là Lịch Sơn. Ngọn núi ở phía xa (so với kinh đô tại ngã ba Việt Trì), mang tên Lịch Sơn là núi Lịch nằm bên kia dòng sông Lô, chỗ giáp ranh giữa Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Trên đỉnh núi này theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn có đền thờ Đế Thuấn và Đế Nghiêu và người xã Yên Lịch có tự điển để phụng thờ.
Đế Minh đã được xác định là Hoàng Đế Hiên Viên thì 2 ngôi tiếp theo sẽ phải là Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Tức là Ất Sơn – Đế Nghi là Đế Nghiêu, còn Viễn Sơn hay Lịch Sơn là Đế Thuấn của cổ sử Trung Hoa. Thời kỳ này được tôn vinh là thời Đường Ngu thịnh trị của Trung Hoa cổ đại. 3 vị thánh tổ Hùng Vương thờ trên ngôi đền quốc tổ ở Phú Thọ như vậy là Tam Đế: Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, là những người đã khai lập vạn bang của quốc gia họ Hùng tại vùng Nghĩa Lĩnh – Phong Châu ngày nay.
Đế Minh đã được xác định là Hoàng Đế Hiên Viên thì 2 ngôi tiếp theo sẽ phải là Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Tức là Ất Sơn – Đế Nghi là Đế Nghiêu, còn Viễn Sơn hay Lịch Sơn là Đế Thuấn của cổ sử Trung Hoa. Thời kỳ này được tôn vinh là thời Đường Ngu thịnh trị của Trung Hoa cổ đại. 3 vị thánh tổ Hùng Vương thờ trên ngôi đền quốc tổ ở Phú Thọ như vậy là Tam Đế: Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, là những người đã khai lập vạn bang của quốc gia họ Hùng tại vùng Nghĩa Lĩnh – Phong Châu ngày nay.
Nghi môn đền Thượng trên núi Hùng.
Câu đối của đền Hùng còn ghi:
Lịch Tam hoàng chí Tam vương, thần truyền thánh kế
Đĩnh bách nam khai Bách Việt, tổ thiện tôn bồi.
Dịch:
Từ Tam Hoàng đến Tam Vương, thần dõi truyền, thánh nhân kế tục
Sinh trăm trai mở Bách Việt, tổ thiện đức, con cháu bồi vun.
Từ đời Tam Hoàng đến đời Tam Vương truyền nối nhau, đều là tổ tiên, là lịch sử mở nước của Bách Việt.
Lịch Tam hoàng chí Tam vương, thần truyền thánh kế
Đĩnh bách nam khai Bách Việt, tổ thiện tôn bồi.
Dịch:
Từ Tam Hoàng đến Tam Vương, thần dõi truyền, thánh nhân kế tục
Sinh trăm trai mở Bách Việt, tổ thiện đức, con cháu bồi vun.
Từ đời Tam Hoàng đến đời Tam Vương truyền nối nhau, đều là tổ tiên, là lịch sử mở nước của Bách Việt.
No comments:
Post a Comment