Một điểm đặc biệt gắn liền với tục thờ ba vị vua Hùng thánh tổ ở Phú Thọ là luôn kèm theo thờ 2 vị công chúa. Như ở đền Thượng, đền Trung trên núi Nghĩa Lĩnh, bên cạnh 3 long ngai bài vị của Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn và Viễn Sơn ở chính cung thì còn có một cỗ ngai không bài vị để ở đầu đốc bên phải, trong văn tế được ghi là thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung. Bản thân cụm di tích đền Hùng cũng mô phỏng cách thờ tương tự, bao gồm 3 ngôi đền thờ Hùng Vương (Thượng, Trung, Hạ) và thêm đền Giếng lập riêng thờ 2 vị công chúa này. Bộ thần điện cũng thấy ở các đình Cổ Tích, đình Việt Trì…
3 ngai thờ Tam Sơn linh lang và 1 ngai không bài vị bên phải thờ Hoa Dung công chúa ở đình làng Việt Trì.
Theo Ngọc phả Hùng Vương thì công chúa Mỵ Châu Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, còn công chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa lấy Tản Viên Sơn Thánh. Câu chuyện Sơn Tinh thi tài, lấy được công chúa Mỵ Nương nổi tiếng, người Việt ai cũng biết. Tuy nhiên, xét kỹ thì thân thế của 2 công chúa được thờ ở đền Hùng không hẳn như vậy. Con rể vua Hùng ở Phú Thọ không phải là Tản Viên từ núi Ba Vì.
Điều khó hiểu là tại sao 2 công chúa của Hùng Vương cuối cùng (thứ 18) lại được thờ chung với 3 vị Thánh tổ dựng nước đầu tiên? Và tại sao các nơi lại thờ 2 vị này chung trong 1 ngai, không ghi tên bài vị rõ ràng?
Điều khó hiểu là tại sao 2 công chúa của Hùng Vương cuối cùng (thứ 18) lại được thờ chung với 3 vị Thánh tổ dựng nước đầu tiên? Và tại sao các nơi lại thờ 2 vị này chung trong 1 ngai, không ghi tên bài vị rõ ràng?
Đình Cả làng Trẹo.
Ở Nghĩa Lĩnh có 2 làng He (Vi Cương, nay thuộc xã Chu Hóa) và Trẹo (Triệu Phú, thuộc xã Hy Cương) là các thôn “tạo lệ” cho phụng sự của đền Hùng. Hai làng này thờ giống như ở đền Hùng gồm 3 vị Hùng vương và 2 công chúa. Đặc biệt 2 làng có tục “Rước chúa gái” trên cơ sở truyền thuyết công chúa Ngọc Hoa trên đường về nhà chồng đi qua đây buồn rầu nhớ cha mẹ nên không đi nữa. Dân làng phải diễn trò cho công chúa vui lên mà đi tiếp. Các trò diễn đó được gọi là “Bách nghệ khôi hài”, là những trò liên quan đến trồng lúa, cày ruộng và săn bắt.
Nhiều nơi trong Phú Thọ có truyền thuyết Sơn Tinh hoặc vua Hùng dạy dân đi săn. Như ở Vân Luông (xã Văn Phú, Việt Trì) là nơi thờ 3 vị Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn nhưng lại có tục ném cài cướp bông, liên quan đến việc Sơn Tinh đưa Ngọc Hoa công chúa về thăm cha và đi săn lợn rừng. Hay ở xã Phú Lộc huyện Phù Ninh có tục múa gà phủ và nghi lễ mở cửa rừng, liên quan đến sự tích Sơn Tinh dạy dân làm cung nỏ, dùng dây thường bện lưới để đi săn.
Những tục lệ liên quan đến hoạt động tiền nông nghiệp cho thấy sự cổ xưa của sự tích, của nhân vật được thờ. Đi săn sẽ gắn với thời kỳ đầu của Hùng vương, hơn là thời kỳ cuối khi nghề luyện kim và nông nghiệp đã rất phát triển.
Trong các trò trình nghề ở Phú Thọ thường có đoạn diễn tích Đế Thuấn cày voi. Như trò tứ dân lập nghiệp ở Tứ Xã (Lâm Thao) có người đóng vua Thuấn dẫn voi đi cày và hát:
Vốn tôi đây dòng dõi thần minhKẻ tên hiệu tôi là Ngu ThuấnNghĩ cha mẹ tôi càng oán hậnHận ở điều ăn ở không cânEm dượng tôi ngạo mạn bất nhânÂn tôi phải dĩ nông vi bảnTôi cũng mong hữu gia hữu sảnNhác trông lên núi Lịch tốt thay
Ân tôi phải bắt voi cày núi đá.
Nhiều nơi trong Phú Thọ có truyền thuyết Sơn Tinh hoặc vua Hùng dạy dân đi săn. Như ở Vân Luông (xã Văn Phú, Việt Trì) là nơi thờ 3 vị Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn nhưng lại có tục ném cài cướp bông, liên quan đến việc Sơn Tinh đưa Ngọc Hoa công chúa về thăm cha và đi săn lợn rừng. Hay ở xã Phú Lộc huyện Phù Ninh có tục múa gà phủ và nghi lễ mở cửa rừng, liên quan đến sự tích Sơn Tinh dạy dân làm cung nỏ, dùng dây thường bện lưới để đi săn.
Những tục lệ liên quan đến hoạt động tiền nông nghiệp cho thấy sự cổ xưa của sự tích, của nhân vật được thờ. Đi săn sẽ gắn với thời kỳ đầu của Hùng vương, hơn là thời kỳ cuối khi nghề luyện kim và nông nghiệp đã rất phát triển.
Trong các trò trình nghề ở Phú Thọ thường có đoạn diễn tích Đế Thuấn cày voi. Như trò tứ dân lập nghiệp ở Tứ Xã (Lâm Thao) có người đóng vua Thuấn dẫn voi đi cày và hát:
Vốn tôi đây dòng dõi thần minhKẻ tên hiệu tôi là Ngu ThuấnNghĩ cha mẹ tôi càng oán hậnHận ở điều ăn ở không cânEm dượng tôi ngạo mạn bất nhânÂn tôi phải dĩ nông vi bảnTôi cũng mong hữu gia hữu sảnNhác trông lên núi Lịch tốt thay
Ân tôi phải bắt voi cày núi đá.
Vị trí các địa danh trong bài.
Như đã xác định, vị vua Hùng thứ 3 được thờ ở Phú Thọ là Đế Thuấn. Vì Đế Thuấn cũng được ngọc phả và truyền thuyết gọi là Sơn Thánh tổ (Viễn Sơn hay Lịch Sơn) nên sự tích của vị này bị nhầm với Tản Viên Sơn Thánh. Những việc dạy dân cấy cày, săn bắn ở Phú Thọ là của Lịch Sơn Đế Thuấn, chứ không phải của Tản Viên Ba Vì. Công nghiệp chính của Tản Viên là trị thủy sông Đà, hơn là khai lập bách nghệ. Bản thân tổ của Bách nghệ là vị vua Hùng đầu tiên (Đột ngột Cao Sơn), tức Hoàng Đế Hiên Viên trong văn hóa phương Đông.
Từ nhận định rằng vị Sơn Thánh ở Phú Thọ là Viễn Sơn Đế Thuấn thì chợt nhận ra công chúa Ngọc Hoa lấy chồng không phải là lấy Tản Viên ở núi Ba Vì. Vua Hùng dựng lầu kén rể ở Bạch Hạc là đã chọn Đế Thuấn, người từ núi Lịch (Tuyên Quang). Điều này giúp giải thích tại sao Ngọc Hoa công chúa lại được thờ cùng với Tam Sơn Hùng Vương thánh tổ.
Từ nhận định rằng vị Sơn Thánh ở Phú Thọ là Viễn Sơn Đế Thuấn thì chợt nhận ra công chúa Ngọc Hoa lấy chồng không phải là lấy Tản Viên ở núi Ba Vì. Vua Hùng dựng lầu kén rể ở Bạch Hạc là đã chọn Đế Thuấn, người từ núi Lịch (Tuyên Quang). Điều này giúp giải thích tại sao Ngọc Hoa công chúa lại được thờ cùng với Tam Sơn Hùng Vương thánh tổ.
Hoành phi Nam quốc Anh Hoàng ở đền Giếng.
Hoành phi ở đền Giếng trong quần thể di tích đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh: Nam quốc Anh Hoàng. Ý ở đây so sánh hai công chúa Ngọc Hoa, Tiên Dung với 2 bà Nga Hoàng và Nữ Anh, là con gái của Đế Nghiêu được gả cho Đế Thuấn. Thực tế thì đây không chỉ còn la sự so sánh mà ta có thể đặt dấu bằng giữa nhị vị công chúa Ngọc Hoa, Tiên Dung với Nga Hoàng và Nữ Anh.
Tên Ngọc Hoa đọc phiên thiên cho chữ Nga, là tên của Nga Hoàng.
Câu đối ở đền Giếng:
皇家衍出龍仙派
帝闕端門姊妹花
Hoàng gia diễn xuất long tiên phái
Đế khuyết đoan môn tỉ muội hoa.
Dịch:
Rồng tiên lại tiếp dòng vua chúa
Hoa ngọc chị em chính đế cung.
Ngọc phả Hùng Vương có một chi tiết thường hay bị bỏ qua: Lộc Tục… hóa tiên về biển cùng con gái Động Đình Quân là Ngọc Dung. Lộc Tục ở đây không phải Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình ở đoạn sau đó. Chỉ có thế thì Lộc Tục mới có thể cùng công chúa Ngọc Dung “hóa tiên” được. Ngọc Dung là tên gọi tắt của 2 vị Ngọc Hoa – Tiên Dung, vốn được thờ chung trong 1 ngai. Cả hai đều được vua Hùng (tức là Ất Sơn – Đế Nghiêu) gả cho Đế Thuấn.
Cổ sử Trung Hoa kể rằng, nguyên Đế Thuấn là người bộ lạc Hữu Ngu, mẹ ông là người rất hiền đức mất sớm. Cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng và một cô con gái khác. Dù bị mẹ con Tượng và cả Cổ Tẩu đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con. Danh tiếng Thuấn được người trong bộ lạc nể phục. Nhờ đó ông được Đế Nghiêu gả cho hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, đồng thời tặng cho lương thực và rất nhiều gia súc. Sau thời gian thử thách, Đế Nghiêu quyết định truyền ngôi lại cho Thuấn bất chấp lời can ngăn, vì Nghiêu có một người con trai đã đến tuổi trưởng thành là Đan Chu.
Chuyện Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn chính là cốt truyện Vua Hùng kén rể ở Phú Thọ. Ngọc Dung công chúa ở đây là hai vị Nga Hoàng, Nữ Anh, con của Đế Nghiêu. Việc truyền hiền (thiện nhượng) này là thể hiện xã hội của thời kỳ mẫu hệ. Lấy con gái vua tức là được kế nhiệm ngôi vua, cai quản đất nước. Cuộc xung đột tranh giành ngôi vị lúc này là giữa Đế Thuấn và Đan Chu, con của Đế Nghiêu. Truyền thuyết Việt kể thành việc tranh chấp Mỵ Nương giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Tên Ngọc Hoa đọc phiên thiên cho chữ Nga, là tên của Nga Hoàng.
Câu đối ở đền Giếng:
皇家衍出龍仙派
帝闕端門姊妹花
Hoàng gia diễn xuất long tiên phái
Đế khuyết đoan môn tỉ muội hoa.
Dịch:
Rồng tiên lại tiếp dòng vua chúa
Hoa ngọc chị em chính đế cung.
Ngọc phả Hùng Vương có một chi tiết thường hay bị bỏ qua: Lộc Tục… hóa tiên về biển cùng con gái Động Đình Quân là Ngọc Dung. Lộc Tục ở đây không phải Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình ở đoạn sau đó. Chỉ có thế thì Lộc Tục mới có thể cùng công chúa Ngọc Dung “hóa tiên” được. Ngọc Dung là tên gọi tắt của 2 vị Ngọc Hoa – Tiên Dung, vốn được thờ chung trong 1 ngai. Cả hai đều được vua Hùng (tức là Ất Sơn – Đế Nghiêu) gả cho Đế Thuấn.
Cổ sử Trung Hoa kể rằng, nguyên Đế Thuấn là người bộ lạc Hữu Ngu, mẹ ông là người rất hiền đức mất sớm. Cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng và một cô con gái khác. Dù bị mẹ con Tượng và cả Cổ Tẩu đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con. Danh tiếng Thuấn được người trong bộ lạc nể phục. Nhờ đó ông được Đế Nghiêu gả cho hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, đồng thời tặng cho lương thực và rất nhiều gia súc. Sau thời gian thử thách, Đế Nghiêu quyết định truyền ngôi lại cho Thuấn bất chấp lời can ngăn, vì Nghiêu có một người con trai đã đến tuổi trưởng thành là Đan Chu.
Chuyện Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn chính là cốt truyện Vua Hùng kén rể ở Phú Thọ. Ngọc Dung công chúa ở đây là hai vị Nga Hoàng, Nữ Anh, con của Đế Nghiêu. Việc truyền hiền (thiện nhượng) này là thể hiện xã hội của thời kỳ mẫu hệ. Lấy con gái vua tức là được kế nhiệm ngôi vua, cai quản đất nước. Cuộc xung đột tranh giành ngôi vị lúc này là giữa Đế Thuấn và Đan Chu, con của Đế Nghiêu. Truyền thuyết Việt kể thành việc tranh chấp Mỵ Nương giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Ban thờ Ngọc Hoa - Tiên Dung trong sân chùa Hoa Long.
Ở cạnh chùa Hoa Long và đình làng Việt Trì từng có một lầu gác thờ Hoa – Dung công chúa, vốn còn dấu kê chân cột bằng đá ong. Nơi đây có thể là “lầu kén rể” của vua Hùng cho con gái. Nay ngôi đền thờ hai vị công chúa này được xây lại trong khuôn viên chùa Hoa Long, có tượng 2 vị bằng đá cẩm thạch.
Cổ kính hơn còn lưu lại được, ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh có ngôi đền Nhà Bà thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung. Tương truyền, trước đây hai nàng công chúa đã đến vùng quê này vừa để du xuân, vừa dạy nhân dân săn bắn, hái lượm và trồng cây... nên mảnh đất này được gọi là Tiên Du.
Cổ kính hơn còn lưu lại được, ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh có ngôi đền Nhà Bà thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung. Tương truyền, trước đây hai nàng công chúa đã đến vùng quê này vừa để du xuân, vừa dạy nhân dân săn bắn, hái lượm và trồng cây... nên mảnh đất này được gọi là Tiên Du.
Đền Nhà Bà ở Tiên Du.
Một vế đối còn lưu được bên cột hoa biểu ngoài đền:
君由白鶴來駙南越萬邦稱女傑
Quân do Bạch Hạc lai phò, Nam Việt vạn bang xưng nữ kiệt
Dịch:
Chúa đến giúp từ Bạch Hạc, Nam Việt muôn bang gọi gái tài.
Chữ “phò” 駙 ở đây còn có nghĩa là “phò mã”, chỉ con rể vua. Chữ "vạn bang" ở đây cũng như trong Ngọc phả Hùng Vương, nói tới nước Nam rộng lớn, cội nguồn của nhiều bang quốc (Thủa Hoàng Đế mở muôn nước).
Nếu như Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử ở vùng Khoái Châu thì làm sao có thể lại cùng Ngọc Hoa đi “tiên du” tới vùng đồi núi trung du ven sông Lô này mà dạy dân trồng cây, hái lượm được?
Hình tượng hai vị công chúa con vua Ngọc Hoa – Tiên Dung thể hiện ngôi vị thủ lĩnh đứng đầu quốc gia ở thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Đó là cái thủa “quốc sơ”, bách nghệ mới được khai sinh. Thời kỳ mà cuộc sống người Việt còn đang phải sống dựa vào rừng núi, săn bắn hái lượm. Sản xuất lúa nước mới được bắt đầu với việc sáng tạo ra cách cày ruộng sử dụng gia súc (Đế Thuấn cày voi). Một bước tiến từ xã hội nguyên thủy lên xã hội thị tộc, có nước, có vua. Đọc lại chuyện xưa, không thể không cảm cái ơn đức của tổ tiên khai mở từ thủa hồng hoang. Câu “Ẩm hà tư nguyên”, Uống nước nhớ nguồn, được treo ở đền Giếng, đền Nhà Bà, không thể không nhắc lại.
君由白鶴來駙南越萬邦稱女傑
Quân do Bạch Hạc lai phò, Nam Việt vạn bang xưng nữ kiệt
Dịch:
Chúa đến giúp từ Bạch Hạc, Nam Việt muôn bang gọi gái tài.
Chữ “phò” 駙 ở đây còn có nghĩa là “phò mã”, chỉ con rể vua. Chữ "vạn bang" ở đây cũng như trong Ngọc phả Hùng Vương, nói tới nước Nam rộng lớn, cội nguồn của nhiều bang quốc (Thủa Hoàng Đế mở muôn nước).
Nếu như Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử ở vùng Khoái Châu thì làm sao có thể lại cùng Ngọc Hoa đi “tiên du” tới vùng đồi núi trung du ven sông Lô này mà dạy dân trồng cây, hái lượm được?
Hình tượng hai vị công chúa con vua Ngọc Hoa – Tiên Dung thể hiện ngôi vị thủ lĩnh đứng đầu quốc gia ở thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Đó là cái thủa “quốc sơ”, bách nghệ mới được khai sinh. Thời kỳ mà cuộc sống người Việt còn đang phải sống dựa vào rừng núi, săn bắn hái lượm. Sản xuất lúa nước mới được bắt đầu với việc sáng tạo ra cách cày ruộng sử dụng gia súc (Đế Thuấn cày voi). Một bước tiến từ xã hội nguyên thủy lên xã hội thị tộc, có nước, có vua. Đọc lại chuyện xưa, không thể không cảm cái ơn đức của tổ tiên khai mở từ thủa hồng hoang. Câu “Ẩm hà tư nguyên”, Uống nước nhớ nguồn, được treo ở đền Giếng, đền Nhà Bà, không thể không nhắc lại.
No comments:
Post a Comment