Đây là một bài khó viết vì nó động đến một lịch sử linh thiêng lâu đời của người Việt và vì nó rất thật, thật như có thể giơ tay là chạm được vào quá khứ...
Truyện Giếng Việt trong Lĩnh Nam chích quái (dịch giả Lê Hữu Mục):
Việt Tỉnh ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh; đời Hùng Vương thứ ba, Ân Vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng Vương cầu Long quân giúp, Long quân bao tìm khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên Vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân Vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân; dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế nhưng lâu năm suy dần bỏ thành chùa hoang.Núi Trâu Sơn được nói tới, nơi có Giếng Việt, nay ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Đoạn đầu truyện cho biết Ân Vương sau khi chết đã được làm vua Địa phủ, có đền thờ ở núi Trâu Sơn. Đây là thông tin quan trọng đối với tín ngưỡng Tứ phủ nước ta, vì hiện trong Tứ phủ chưa rõ vị vua cha của Địa phủ là ai.
Trâu Sơn chính xác phải là núi Châu hay Chu. Vết tích ngôn ngữ còn lưu trong tên làng Châu Cầu và xã Châu Phong. Châu hay Chu ở đây chỉ nhà Chu, là triều đại mà nhờ Sóc thiên vương Thánh Dóng đã diệt được nhà Ân.
Việt Tỉnh ở núi Trâu Sơn, quận Vũ Ninh; đời Hùng Vương thứ ba, Ân Vương cử binh Nam xâm, đóng quân ở núi Trâu Sơn; Hùng Vương cầu Long quân giúp, Long quân bao tìm khắp thiên hạ, nếu được người kỳ tài thì dẹp được giặc; đến kỳ cầu được Đổng Thiên Vương cỡi ngựa sắt đi đánh, tướng sĩ nhà Ân đều tan vỡ. Ân Vương chết ở dưới núi, làm Địa Phủ Quân; dân lập đền thờ, bốn mùa cúng tế nhưng lâu năm suy dần bỏ thành chùa hoang.Núi Trâu Sơn được nói tới, nơi có Giếng Việt, nay ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Đoạn đầu truyện cho biết Ân Vương sau khi chết đã được làm vua Địa phủ, có đền thờ ở núi Trâu Sơn. Đây là thông tin quan trọng đối với tín ngưỡng Tứ phủ nước ta, vì hiện trong Tứ phủ chưa rõ vị vua cha của Địa phủ là ai.
Trâu Sơn chính xác phải là núi Châu hay Chu. Vết tích ngôn ngữ còn lưu trong tên làng Châu Cầu và xã Châu Phong. Châu hay Chu ở đây chỉ nhà Chu, là triều đại mà nhờ Sóc thiên vương Thánh Dóng đã diệt được nhà Ân.
Chùa Hữu Bằng ở xã Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh.
Truyện kể tiếp: Người bản quốc tên là Thôi Lạng làm quan nhà Tần đến chức Ngự Sử Đại Phu thường đi ngang qua đấy, thương cảnh điêu tàn mới trùng tu miếu vũ lại, nhân đó có đề một bài thơ…Sau đến đời Nhâm Ngao, Triệu Đà Nam xâm lại đóng quân ở núi này, lại trùng tu miếu mạo, cúng tế hậu hĩnh; Ân vương cảm đức, muốn đền công cho Thôi Lạng mới sai Ma Cô Tiên đi tìm khắp nơi. Lúc bấy giờ Thôi Lạng đã chết, chỉ còn con là Thôi Vỹ.Sau khi kể qua thời Chu, đến thời Tần thì ta thấy xuất hiện nhân vật Ma Cô Tiên. Ma Cô Tiên tức là tiên nữ tên Ma Cô, là người của Địa phủ Ân Vương.
Tiết Thượng nguyên tháng Giêng, phương dân đi lễ đền, có người cúng một cặp bình pha lê. Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, bỗng bình rơi xuống đất, vỡ sứt một mảnh; người ta bắt Ma Cô lại đòi bồi thường; Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là người tiên; họ mới lấy roi đánh. Thôi Vỹ thấy thế thương hại, cổi áo đền hộ nàng; Ma Cô được khỏi đánh, nhân đó hỏi đến chỗ ở của Thôi Vỹ; Thôi Vỹ nói đến tên cha thì nàng mới hay là con Thôi Lạng. Nàng mừng bảo rằng:- Ta bây giờ không có lấy gì để đền ơn, sau này chàng sẽ được hậu báo.Bèn đưa cho Thôi Vỹ một tấm lá ngài và dặn rằng:- Hãy giữ lấy vật này cho cẩn thận, lúc nào cũng để trong mình, gặp bệnh nhục ảnh (thịt thừa) mà đem cứu tất khỏi, rồi thế nào cũng được giàu sang phú quý.Tiên Ma Cô tìm gặp được Thôi Vỹ và bày cho anh ta phép thuật để được giàu sang phú quý. Phép thuật của Ma Cô Tiên giao cho Thôi Vỹ ở đây là phép chữa bệnh u bướu.
… Ứng Huyền đem Thôi Vỹ sang nhà Nhâm Ngao; Thôi Vỹ lấy ngải ra cứu, cái nhọt lập tức lành ngay. Nhâm Ngao rất mừng, nuôi Vỹ làm con, mở trường để dạy Vỹ; tính Vỹ thông minh, ưa thích đàn cầm, thấy con gái Nhâm Ngao là Phương Dung mới đem lòng yêu dấu, nhân cùng nàng tư thông, tình ý quyến luyến; con Ngao là Nhâm Phu biết được, muốn làm cho Vỹ chết.Nhờ có phép thuật của Ma Cô Tiên Thôi Vỹ đã được Nhâm Ngao nuôi dạy và còn tư thông với con gái của Nhâm Ngao.
Đoạn tiếp theo truyện kể việc Thôi Vỹ rơi xuống hang, gặp Ân Hậu rồi quay trở về.
… Bỗng thấy có một người râu dài, bụng to tiến lên dâng biểu, quỳ xuống mà tâu rằng: “Ngày mồng 3 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Ngao đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”. Tâu xong, Hậu bèn nói: “Dương quan nhân hãy đưa Thôi công tử trở về trần thế”. Ân hậu tiễn khách quay vào. Dương quan nhân bèn bảo Vỹ nhắm mắt, ngồi lên vai mình. Hơn một khắc sau đã đến tới đỉnh núi. Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trên núi, nay con dê ấy còn ở sau đền Việt Vương trên núi Trâu.Sau Vỹ về đến nhà Ứng Huyền thuật chuyện cho Ứng Huyền nghe. Đến ngày mồng một tháng Tám, Vỹ cùng với Huyền đi chơi thì gặp Ma Cô Tiên dắt một người con gái đem cho Vỹ, bảo đem về làm vợ chồng, lại cho hòn ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu, từ thuở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo…
Đây là lần thứ hai Ma Cô Tiên đã dắt gái đem cho Thôi Vỹ. Có lẽ chính từ sự tích này mà trong dân gian đã hình thành tên “ma cô” chỉ những người làm nghề mối lái, dắt gái.
Câu chuyện trên đầy màu sắc thần bí, tưởng như là hoang đường nhưng ở chính miền Trâu Sơn ấy nay vẫn còn những di tích lưu lại được, cho dù các vết tích đã bị tàn phá, hủy hoại rất nhiều.
Tiết Thượng nguyên tháng Giêng, phương dân đi lễ đền, có người cúng một cặp bình pha lê. Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, bỗng bình rơi xuống đất, vỡ sứt một mảnh; người ta bắt Ma Cô lại đòi bồi thường; Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là người tiên; họ mới lấy roi đánh. Thôi Vỹ thấy thế thương hại, cổi áo đền hộ nàng; Ma Cô được khỏi đánh, nhân đó hỏi đến chỗ ở của Thôi Vỹ; Thôi Vỹ nói đến tên cha thì nàng mới hay là con Thôi Lạng. Nàng mừng bảo rằng:- Ta bây giờ không có lấy gì để đền ơn, sau này chàng sẽ được hậu báo.Bèn đưa cho Thôi Vỹ một tấm lá ngài và dặn rằng:- Hãy giữ lấy vật này cho cẩn thận, lúc nào cũng để trong mình, gặp bệnh nhục ảnh (thịt thừa) mà đem cứu tất khỏi, rồi thế nào cũng được giàu sang phú quý.Tiên Ma Cô tìm gặp được Thôi Vỹ và bày cho anh ta phép thuật để được giàu sang phú quý. Phép thuật của Ma Cô Tiên giao cho Thôi Vỹ ở đây là phép chữa bệnh u bướu.
… Ứng Huyền đem Thôi Vỹ sang nhà Nhâm Ngao; Thôi Vỹ lấy ngải ra cứu, cái nhọt lập tức lành ngay. Nhâm Ngao rất mừng, nuôi Vỹ làm con, mở trường để dạy Vỹ; tính Vỹ thông minh, ưa thích đàn cầm, thấy con gái Nhâm Ngao là Phương Dung mới đem lòng yêu dấu, nhân cùng nàng tư thông, tình ý quyến luyến; con Ngao là Nhâm Phu biết được, muốn làm cho Vỹ chết.Nhờ có phép thuật của Ma Cô Tiên Thôi Vỹ đã được Nhâm Ngao nuôi dạy và còn tư thông với con gái của Nhâm Ngao.
Đoạn tiếp theo truyện kể việc Thôi Vỹ rơi xuống hang, gặp Ân Hậu rồi quay trở về.
… Bỗng thấy có một người râu dài, bụng to tiến lên dâng biểu, quỳ xuống mà tâu rằng: “Ngày mồng 3 tháng giêng, người phương Bắc là Nhâm Ngao đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”. Tâu xong, Hậu bèn nói: “Dương quan nhân hãy đưa Thôi công tử trở về trần thế”. Ân hậu tiễn khách quay vào. Dương quan nhân bèn bảo Vỹ nhắm mắt, ngồi lên vai mình. Hơn một khắc sau đã đến tới đỉnh núi. Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trên núi, nay con dê ấy còn ở sau đền Việt Vương trên núi Trâu.Sau Vỹ về đến nhà Ứng Huyền thuật chuyện cho Ứng Huyền nghe. Đến ngày mồng một tháng Tám, Vỹ cùng với Huyền đi chơi thì gặp Ma Cô Tiên dắt một người con gái đem cho Vỹ, bảo đem về làm vợ chồng, lại cho hòn ngọc Long Toại, nói đó là ngọc châu, từ thuở trời đất mới khai tịch đã có một cặp trống mái từ đời Hoàng Đế trải đến đời Ân truyền làm thế bảo…
Đây là lần thứ hai Ma Cô Tiên đã dắt gái đem cho Thôi Vỹ. Có lẽ chính từ sự tích này mà trong dân gian đã hình thành tên “ma cô” chỉ những người làm nghề mối lái, dắt gái.
Câu chuyện trên đầy màu sắc thần bí, tưởng như là hoang đường nhưng ở chính miền Trâu Sơn ấy nay vẫn còn những di tích lưu lại được, cho dù các vết tích đã bị tàn phá, hủy hoại rất nhiều.
Tượng Triệu Vũ Đế ở chùa Hữu Bằng.
Trước hết là ở chùa Hữu Bằng ở xã Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh hiện còn lưu giữ được một pho tượng gỗ Triệu Vũ Đế. Theo các sắc phong hiện còn lại ở bảo tàng Bắc Ninh thì toàn bộ khu vực xung quanh núi Trâu Sơn đều tôn Triệu Vũ Đế làm thành hoàng. Đây là bằng chứng hiện hữu về tục thờ Triệu Vũ Đế ở vùng núi Trâu Sơn, xác nhận chi tiết trong Truyện Giếng Việt về việc Triệu Đà và Nhâm Ngao đóng quân ở Trâu Sơn. Tượng Triệu Vũ Đế (và hoàng hậu) ở đây có thể chính là di vật còn lại từ ngôi đền thờ Triệu Việt Vương ở Trâu Sơn mà Truyện Giếng Việt nhắc đến.
Đình Châu Cầu.
Theo tư liệu của Bảo tàng Bắc Ninh, ở làng Châu Cầu của xã Châu Phong, Quế Võ, Bắc Ninh hiện còn 12 trang thần tích về Triệu Đà và và nội dung 09 đạo sắc phong cho Thiên tiên Thánh mẫu đệ nhất cửu trùng công chúa. Trong làng Châu Cầu có một di tích cổ là chùa Cô Tiên. Ngôi chùa tuy mang cái tên rất “Nôm” na, nhưng đây lại từng là một ngôi chùa lớn có 99 gian, là một danh lam cổ tích, hiện còn lưu được những tấm bia từ thế kỷ 17-18.
Đặc biệt, theo tư liệu của Viện Hán Nôm thì chùa này có tên đầy đủ là Ma Cô Tiên 麻姑仙. Tên Ma Cô Tiên của chùa này xác nhận đây chính là di tích liên quan tới Truyện Giếng Việt về tiên nữ Ma Cô đã giúp Thôi Vỹ được vinh hoa phú quý thời Triệu Vũ Đế. Chùa này vốn là nơi thờ tiên Ma Cô, có từ rất lâu. Rất có thể Thiên tiên thánh mẫu ở làng Châu Cầu là vị Ma Cô Tiên này, vì rất hiếm khi gặp Mẫu Cửu trùng là thành hoàng một làng như ở đây và sự tích của làng không liên quan gì tới Mẫu Cửu trùng.
Đặc biệt, theo tư liệu của Viện Hán Nôm thì chùa này có tên đầy đủ là Ma Cô Tiên 麻姑仙. Tên Ma Cô Tiên của chùa này xác nhận đây chính là di tích liên quan tới Truyện Giếng Việt về tiên nữ Ma Cô đã giúp Thôi Vỹ được vinh hoa phú quý thời Triệu Vũ Đế. Chùa này vốn là nơi thờ tiên Ma Cô, có từ rất lâu. Rất có thể Thiên tiên thánh mẫu ở làng Châu Cầu là vị Ma Cô Tiên này, vì rất hiếm khi gặp Mẫu Cửu trùng là thành hoàng một làng như ở đây và sự tích của làng không liên quan gì tới Mẫu Cửu trùng.
Bia cổ ở chùa Cô Tiên.
Ma Cô là nhân vật trong thần thoại của Đạo giáo, sự tích về bà sớm xuất hiện trong tác phẩm Thần tiên kỷ của Cát Hồng. Điển tích về tiên nữ Ma Cô kể thời Hán Hoàn đế thần tiên Vương Viễn tự Phương Bình có hẹn cùng tiên nữ Ma Cô xuống nhà Thái Kinh dưới hạ giới để uống rượu. Trong bữa tiệc, Ma Cô tự mình nói với Phương Bình rằng: “Từ lần gặp gỡ trước đến nay, đã thấy Đông Hải ba lần biến thành đồng dâu, hướng đến đảo Bồng Lai thì lại thấy nước cạn đi so với trước, xem thời gian thì ước đoán đã cạn đi một nửa, lẽ nào lại sắp biến thành gò đống, lục địa ư?”. Phương Bình cười nói: “Thánh nhân đều nói, Đông Hải sắp sửa nổi lên thành cồn đất rồi đó!”.Vì Ma Cô “đã thấy Đông Hải ba lần biến thành đồng dâu” cho nên người ta thường lấy Ma Cô ví với sự trường thọ.
Thành ngữ “bãi bể nương dâu” là từ câu nói trên của Ma Cô. So với sự tích về Ma Cô trong Truyện Giếng Việt thì ý nghĩa của thành ngữ này nay có thể hiểu khác. Đông Hải thời cổ của Trung Hoa chắc chắn chỉ biển Đông – vịnh Bắc Bộ ở Việt Nam. Còn hướng ra Bồng Lai tức là hướng ra vịnh Hạ Long, chốn tiên cảnh Bồng Lai của hạ giới. Đông Hải tương đương với Hải Dương, chỉ khu vực ven biển xưa của đồng bằng Bắc Bộ. Núi Trâu Sơn nằm giáp ngay với Chí Linh của tỉnh Hải Dương là chỗ này.
Tiên Ma Cô có từ thời Ân và xuất hiện lại vào thời nhà Hán. 3 lần “bãi bể thành nương dâu” như thế thực ra là chỉ 3 lần thay đổi triều đại trong lịch sử Trung Hoa: Ân Thương sang Chu, Chu sang Tần và Tần sang Hán (Triệu), như được nhắc tới đầy đủ trong Truyện Giếng Việt. Còn câu nói của Phật Phương Bình thời Hán Hoàn Đế: “Đông Hải sắp sửa nổi lên thành cồn đất rồi đó” ý chỉ triều đại lại sắp thay đổi một lần nữa.
Thành ngữ “bãi bể nương dâu” là từ câu nói trên của Ma Cô. So với sự tích về Ma Cô trong Truyện Giếng Việt thì ý nghĩa của thành ngữ này nay có thể hiểu khác. Đông Hải thời cổ của Trung Hoa chắc chắn chỉ biển Đông – vịnh Bắc Bộ ở Việt Nam. Còn hướng ra Bồng Lai tức là hướng ra vịnh Hạ Long, chốn tiên cảnh Bồng Lai của hạ giới. Đông Hải tương đương với Hải Dương, chỉ khu vực ven biển xưa của đồng bằng Bắc Bộ. Núi Trâu Sơn nằm giáp ngay với Chí Linh của tỉnh Hải Dương là chỗ này.
Tiên Ma Cô có từ thời Ân và xuất hiện lại vào thời nhà Hán. 3 lần “bãi bể thành nương dâu” như thế thực ra là chỉ 3 lần thay đổi triều đại trong lịch sử Trung Hoa: Ân Thương sang Chu, Chu sang Tần và Tần sang Hán (Triệu), như được nhắc tới đầy đủ trong Truyện Giếng Việt. Còn câu nói của Phật Phương Bình thời Hán Hoàn Đế: “Đông Hải sắp sửa nổi lên thành cồn đất rồi đó” ý chỉ triều đại lại sắp thay đổi một lần nữa.
? Cô Tiên tự hậu phật bi ký.
Tiên Ma Cô không chỉ là biểu tượng của trường thọ mà còn là của sự phú quý, hạnh phúc mang đến những thứ quý giá như ngọc Long Tụy và hôn nhân hỷ sự. Tiên Ma Cô cũng là nhân chứng cho sự thay đổi, tiến hóa của lịch sử Việt - Trung Hoa trên miền đất ven biển Đông.
No comments:
Post a Comment