Núi Nhồi, ngọn núi đá nổi tiếng ở thành phố Thanh Hóa có tên chữ là An Hoạch. An Hoạch liệu có phải là nơi đánh dấu chiến công thu phục Mạnh Hoạch không?
Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi An Hoạch.
Mạnh Hoạch thực ra là Mường Hoàng, chỉ thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây và Bắc Trung Bộ nước ta. Vì thế trong lịch sử không phải chỉ có 1 vị Mạnh Hoạch. Xét ở khu vực núi Nhồi và Thanh Hóa có thể có khả năng liên quan tới 3 vị thủ lĩnh xứ Mường Mạnh Hoạch sau:
1. Mạnh Hoạch đầu tiên là thời Tam Quốc, do Gia Cát Khổng Minh thu phục. Dấu vết ở khu vực núi Nhồi là chùa Hinh Sơn nơi có tạc tượng Lưu Bị, Quan Công và Khổng Minh vào vách đá để thờ cúng.
1. Mạnh Hoạch đầu tiên là thời Tam Quốc, do Gia Cát Khổng Minh thu phục. Dấu vết ở khu vực núi Nhồi là chùa Hinh Sơn nơi có tạc tượng Lưu Bị, Quan Công và Khổng Minh vào vách đá để thờ cúng.
Tượng Quan Công khắc trên vách đá ở chùa Hinh Sơn (ảnh internet).
Nên biết là Mạnh Hoạch vào thời này là thủ lĩnh khu vực Tây Bắc Việt và Bắc Trung Bộ mà Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép là nước Nam Triệu, chiếm cứ một dải từ Thần Phù đến Hoành Sơn:
“Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
2. Mạnh Hoạch khác là ở thời Đường, tức nước Nam Chiếu. Người đánh dẹp Nam Chiếu ở Thanh Hóa chính là Cao Vương Biền, di tích thờ còn lại là đền Cao Sơn trên núi An Hoạch.
“Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
2. Mạnh Hoạch khác là ở thời Đường, tức nước Nam Chiếu. Người đánh dẹp Nam Chiếu ở Thanh Hóa chính là Cao Vương Biền, di tích thờ còn lại là đền Cao Sơn trên núi An Hoạch.
Đền Cao Sơn ở chân núi Nhồi.
Thủ lĩnh người Thái Mường dưới thời Đường là họ Phùng từ Phùng Hưng. Bản thân tên Bố Cái cũng là từ chỉ thủ lĩnh của người Thái Mường, nên Bố Cái có nghĩa tương đương với Mạnh Hoạch.
Có tư liệu cho biết vùng núi này có nhóm dân cư khá đông mang họ Lôi, tức là từ chữ Lồi chỉ người Chăm. Lồi thực ra không phải chỉ chỉ người Chăm mà là chỉ người Nam Chiếu.
Có tư liệu cho biết vùng núi này có nhóm dân cư khá đông mang họ Lôi, tức là từ chữ Lồi chỉ người Chăm. Lồi thực ra không phải chỉ chỉ người Chăm mà là chỉ người Nam Chiếu.
Tượng phỗng ở sân đền Cao Sơn bên chân núi Nhồi.
3. Mạnh Hoạch khác là thủ lĩnh người Thái Mường đã được Thái úy Lý Thường Kiệt thu phục như văn bia chùa Báo Ân ở chân núi Nhồi ghi lại. Thông tin từ wikipedia về Lý Thường Kiệt cho biết:
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Đây chính là kể về sự kiện mà Thái úy Lý Thường Kiệt đã lập tuyên thệ được ghi trên bia An Hoạch sơn Báo Ân Tự bi:
Quyết hậu nãi thệ vu sư, Bắc chinh lân quốc; Tây thảo bất đình. Thiện thất túng thất cầm chi thắng địch.
Dịch: Rồi đó ông thề trước ba quân: phía Bắc đánh quân Tống xâm lược, phía Tây đánh bọn không lại chầu, giỏi thắng địch bằng sách lược bảy lần bắt bảy lần đều thả.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Đây chính là kể về sự kiện mà Thái úy Lý Thường Kiệt đã lập tuyên thệ được ghi trên bia An Hoạch sơn Báo Ân Tự bi:
Quyết hậu nãi thệ vu sư, Bắc chinh lân quốc; Tây thảo bất đình. Thiện thất túng thất cầm chi thắng địch.
Dịch: Rồi đó ông thề trước ba quân: phía Bắc đánh quân Tống xâm lược, phía Tây đánh bọn không lại chầu, giỏi thắng địch bằng sách lược bảy lần bắt bảy lần đều thả.
Tượng thần khắc trên vách núi ở đền Cao Sơn.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa đông (năm 1103) người Diễn Châu là Lý Giác mưu làm phản. Giác trước học thuật lạ có thể biến cây cỏ thành người, bèn chiêu tập những kẻ vô lại chiếm giữ châu ấy, đắp thành làm loạn. Việc tâu lên, vua sai bọn Lý Thường Kiệt đi đánh. Giác thua trốn sang Chiêm Thành, dư đảng đều bị dẹp yên.
Lý Thường Kiệt được phong thái ấp ở Thanh Hóa chính là gắn liền với sự dẹp loạn người Mường ở phía Tây. Mà thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây được gọi là Mạnh Hoạch hay Mường Hoàng.
Lý Thường Kiệt được phong thái ấp ở Thanh Hóa chính là gắn liền với sự dẹp loạn người Mường ở phía Tây. Mà thủ lĩnh người Thái Mường ở phía Tây được gọi là Mạnh Hoạch hay Mường Hoàng.
No comments:
Post a Comment