Thời kỳ lập quốc Đại Việt của nước ta là một thời kỳ rất khó giải về lịch sử do các sự kiện, nhân vật, thể chế chính trị đan xen lẫn nhau, rối như tơ vò, gỡ được ra sự thực thật là thiên nan vạn nan. Bài viết sau trên cơ sở những gì mới biết của Sử thuyết Hùng Việt đề xuất thêm một số ý, hy vọng có thể tìm được đầu mối sợi tơ vò của thời kỳ “mở đầu độc lập” này.
Năm Đường Hàm Thông thứ 7 Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ dẫn 5.000 quân đổ bộ vào bờ biển Nam Định (nay là Thái Bình) bắt đầu cuộc thảo phạt quân Nam Chiếu. Khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Tống Bình, Đường Ý Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc…
Năm Đường Hàm Thông thứ 7 Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ dẫn 5.000 quân đổ bộ vào bờ biển Nam Định (nay là Thái Bình) bắt đầu cuộc thảo phạt quân Nam Chiếu. Khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Tống Bình, Đường Ý Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc…
Người đặt viên gạch xây thành Đại La chính là Cao Vương Biền. Cũng là Cao Vương đã cho xây dựng các tòa thành Hoa Lư ở Ninh Bình và thành An Tôn ở Thanh Hóa bằng loại gạch Giang Tây quân, làm trị sở phòng thủ chống lại quân Nam Chiếu. Sau hơn 600 năm trị sở của Giao Châu đóng ở Luy Lâu, nay đã chuyển về Đại La. Và cũng từ đây, những vấn đề khúc mắc của sử Đại Việt cũng bắt đầu.
Gạch Giang Tây quân ở Thăng Long.
Năm 907 nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải. Tức là Lưu Ẩn đã làm chủ đất Tĩnh Hải, hay vùng Bắc Việt và Tây Quảng Tây. Người vào Long Thành Đại La lúc này chính là Lưu Ẩn, mà sử Việt gọi là Khúc Hạo. Tuy nhiên, phải đến mùa thu năm 917, Lưu Nham, em của Lưu Ẩn, tức hoàng đế vị ở Phiêng Ngung, đặt quốc hiệu là "Đại Việt", đại xá, cải nguyên Càn Hanh thì vùng đất Bắc Việt mới trở thành một quốc gia độc lập. Di vật của thời kỳ này là những viên gạch mang dòng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” được tìm thấy cả ở Hoàng thành Thăng Long, Hoa Lư và An Tôn (thành nhà Hồ).
Hoàng đế Lưu Nham (sau đổi là Lưu Cung, Lưu Nghiễm) đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Như vậy ai là người cai quản vùng đất phía Tây – Tỉnh Hải lúc này? Sử sách cho biết đó là vị “kiêu tướng” Lý Khắc Chính, người đã đánh dẹp Khúc Thừa Mỹ ở Tĩnh Hải. Thực ra Lý Khắc Chính không thu phục Khúc Thừa Mỹ mà là đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi Bắc Việt và đóng trị sở ở thành Đại La của Cao Vương trước đây.
Tuy nhiên, sử sách lại chép rất lẫn lộn về thời điểm này. Đại Việt sử ký toàn thư kể: “Vua Hán sai kiêu tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu, bắt được Tiết độ sứ là [Khúc] Thừa Mỹ đem về, [Khắc Chính] lấy bộ tướng của mình là Lý Tiến thay thế”. Trên đất Giao Châu như thế đồng thời có 2 tướng của nhà Nam Hán (Đại Việt - Đại Hưng) là Lý Khắc Chính và Lý Tiến cai quản. Phải hiểu về việc này như thế nào?
Dưới ánh sáng của Sử thuyết Hùng Việt thì đất Giao Châu – Tĩnh Hải lúc này được gọi là vùng đất Đinh Bộ, tức là vùng đất phía Tây. Bằng chứng xác thực là những viên gạch Giang Tây quân từ thời Cao Vương Biền và đồng tiền Đại Hưng bình bảo với chữ Đinh ở mặt sau. Lý Khắc Chính và Lý Tiến như vậy đều là các vị mang chữ Đinh.
Phép phiên thiết Hán Nôm cho ta liên hệ đầy đủ:
Dưới ánh sáng của Sử thuyết Hùng Việt thì đất Giao Châu – Tĩnh Hải lúc này được gọi là vùng đất Đinh Bộ, tức là vùng đất phía Tây. Bằng chứng xác thực là những viên gạch Giang Tây quân từ thời Cao Vương Biền và đồng tiền Đại Hưng bình bảo với chữ Đinh ở mặt sau. Lý Khắc Chính và Lý Tiến như vậy đều là các vị mang chữ Đinh.
Phép phiên thiết Hán Nôm cho ta liên hệ đầy đủ:
- Lý Chính thiết Lĩnh, hay Đinh Bộ Lĩnh.
- Lý Tiến thiết Liễn, hay Đinh Liễn.
Vì 2 vị đồng thời cai quản khu vực này nên khả năng cao nhất là Lý Khắc Chính đóng ở thành Đại La còn Lý Tiến đóng ở Hoa Lư. Mục đích của việc đóng ở Hoa Lư là để trấn giữ quân Nam Chiếu, ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Việt. Lý Khắc Chính có thể là con rể của Lưu Cung, mà truyền thuyết gọi là sứ quân Trần Lãm ở vùng ven biển Đông.
Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Tới thời Ngũ đại, Thạch Kính Đường sai Tư mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao.
Lý Tiến là quan Tư mã của nước Đại Việt - Đại Hưng chứ khong phải của Thạch Kính Đường.
An Nam chí lược cho biết, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Vậy là cùng một lúc ở Giao Châu – Tĩnh Hải có 2 vị thủ lĩnh. Một là Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính trị sở ở Đại La. Hai là Đinh Liễn – Lý Tiến trị sở ở Hoa Lư.
Đây là suy luận mang tính chất theo chốt để giải thích sự rối rắm của lịch sử thời kỳ này. Lý Khắc Chính còn được gọi là Lý Thái Tổ, người quê ở Cổ Pháp – Bắc Ninh. Còn Lý Tiến mới là vị vua Đinh của vùng đất Hoa Lư, người ở Gia Viễn, Ninh Bình. Lớp gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên tìm thấy ở cả Hoa Lư và Thăng Long xác nhận khả năng cả 2 khu vực này đều là trị sở thời Đại Việt (của họ Lưu ở Phiên Ngung).
Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái chép:
Tới thời Ngũ đại, Thạch Kính Đường sai Tư mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao.
Lý Tiến là quan Tư mã của nước Đại Việt - Đại Hưng chứ khong phải của Thạch Kính Đường.
An Nam chí lược cho biết, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Vậy là cùng một lúc ở Giao Châu – Tĩnh Hải có 2 vị thủ lĩnh. Một là Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính trị sở ở Đại La. Hai là Đinh Liễn – Lý Tiến trị sở ở Hoa Lư.
Đây là suy luận mang tính chất theo chốt để giải thích sự rối rắm của lịch sử thời kỳ này. Lý Khắc Chính còn được gọi là Lý Thái Tổ, người quê ở Cổ Pháp – Bắc Ninh. Còn Lý Tiến mới là vị vua Đinh của vùng đất Hoa Lư, người ở Gia Viễn, Ninh Bình. Lớp gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên tìm thấy ở cả Hoa Lư và Thăng Long xác nhận khả năng cả 2 khu vực này đều là trị sở thời Đại Việt (của họ Lưu ở Phiên Ngung).
Mảnh gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên ở Hoa Lư.
Một điểm khác về thời kỳ này là sự tích về Thái sư Lưu Cơ, vị khai quốc công thần của nhà Đinh, đã chủ trì ở thành Thăng Long mãi tới khi nhà Lý dời đô về. Lưu Cơ là Phó vương của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng không đóng ở Hoa Lư mà lại ở thành Đại La. Điều này cho thấy Lưu Cơ là công thần của Lý Khắc Chính, đã cai quản Long Thành sau khi Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính qua đời, và ông không liên quan gì đến cuộc đổi ngôi giữa Lý Tiến và Lê Hoàn.
Sau khi triều đình nước Đại Hưng ở Phiên Ngung bị nhà Tống thôn tính, trên vùng đất Tĩnh Hải lúc này chỉ còn lại Tiết độ sứ Lý Tiến – Đinh Liễn, trị sở ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính có lẽ đã mất trước đó. Lý Tiến là vị vua Đinh đã đánh dẹp các “sứ quân”, làm chủ đất Tĩnh Hải thời kỳ này. “Sứ quân” ở giai đoạn này thực ra là quân Nam Chiếu, chủ yếu là từ vùng Thanh Nghệ quẩy rối nên Lý Tiến phải trấn giữ tại Hoa Lư.
Sự kiện tiếp theo là việc thay ngôi của Lê Hoàn, với sự giúp đỡ của thái hậu Dương Vân Nga. Hoặc là việc Lý Tiến bị Dương Đình Nghệ từ đất Ái Châu tiến lên đánh dẹp. Lê Đại Hành cũng từ Ái Châu, là vị thủ lĩnh của Tĩnh Hải quân tiếp theo đóng trị sở ở Hoa Lư.
Rất có thể Lê Hoàn cũng mang họ Lý, vì Tống sử cho biết họ Lý thời kỳ này “ẩn họ Lê”. Lê Hoàn có thể là anh em họ với Lý Tiến. Điều này giải thích tại sao Lê Hoàn có thể tiếp ngôi của anh họ và lấy chị dâu là thái hậu Dương Vân Nga. Trong quan niệm xưa, anh mất thì em có quyền lấy chị dâu và thay anh đảm nhận ngôi vị. Cũng vì thế mà Lê Hoàn còn có tên là Lý Đại Hành, tức Lý Thái Tông, vị vua thứ hai của triều Lý.
Tới thời Lý Thánh Tông, vị vua thứ 3 của nhà Lý, đã tiếp ngôi của nhà Lê. Lý Thánh Tông xét thấy thực lực trong nước đã đủ mạnh nên công khai ra mặt đối lập với nhà Tống, tự mình xưng đế, lập quốc gia riêng, lấy lại tên Đại Việt của Lưu Cung thời trước. Đồng thời ông cũng cho dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long mà bằng chứng xác nhận là lớp gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” được thấy ở Thăng Long (không có ở Hoa Lư) thời kỳ này.
Sau khi triều đình nước Đại Hưng ở Phiên Ngung bị nhà Tống thôn tính, trên vùng đất Tĩnh Hải lúc này chỉ còn lại Tiết độ sứ Lý Tiến – Đinh Liễn, trị sở ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh – Lý Khắc Chính có lẽ đã mất trước đó. Lý Tiến là vị vua Đinh đã đánh dẹp các “sứ quân”, làm chủ đất Tĩnh Hải thời kỳ này. “Sứ quân” ở giai đoạn này thực ra là quân Nam Chiếu, chủ yếu là từ vùng Thanh Nghệ quẩy rối nên Lý Tiến phải trấn giữ tại Hoa Lư.
Sự kiện tiếp theo là việc thay ngôi của Lê Hoàn, với sự giúp đỡ của thái hậu Dương Vân Nga. Hoặc là việc Lý Tiến bị Dương Đình Nghệ từ đất Ái Châu tiến lên đánh dẹp. Lê Đại Hành cũng từ Ái Châu, là vị thủ lĩnh của Tĩnh Hải quân tiếp theo đóng trị sở ở Hoa Lư.
Rất có thể Lê Hoàn cũng mang họ Lý, vì Tống sử cho biết họ Lý thời kỳ này “ẩn họ Lê”. Lê Hoàn có thể là anh em họ với Lý Tiến. Điều này giải thích tại sao Lê Hoàn có thể tiếp ngôi của anh họ và lấy chị dâu là thái hậu Dương Vân Nga. Trong quan niệm xưa, anh mất thì em có quyền lấy chị dâu và thay anh đảm nhận ngôi vị. Cũng vì thế mà Lê Hoàn còn có tên là Lý Đại Hành, tức Lý Thái Tông, vị vua thứ hai của triều Lý.
Tới thời Lý Thánh Tông, vị vua thứ 3 của nhà Lý, đã tiếp ngôi của nhà Lê. Lý Thánh Tông xét thấy thực lực trong nước đã đủ mạnh nên công khai ra mặt đối lập với nhà Tống, tự mình xưng đế, lập quốc gia riêng, lấy lại tên Đại Việt của Lưu Cung thời trước. Đồng thời ông cũng cho dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long mà bằng chứng xác nhận là lớp gạch “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” được thấy ở Thăng Long (không có ở Hoa Lư) thời kỳ này.
Gạch Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo.
Với giả thuyết trên, ta cũng giải quyết được khúc mắc về ghi chép Lý Thái Tổ là người định đô ở Thăng Long vì Lý Thái Tổ - Lý Khắc Chính đúng là ở Đại La – Thăng Long. Nhưng Thăng Long thực sự được tiếp tục xây dựng là dưới thời vị vua thứ ba của nhà Lý – Lý Thánh Tông.
Trên đất Tĩnh Hải từ khi Cao Vương Biền lập quyền tiết độ đã xảy ra hàng loạt biến cố trong một thời gian ngắn đầy loạn lạc. Lúc này có 2 nhánh họ Lý, một nhánh gốc Cổ Pháp Bắc Ninh, một nhánh ở động Hoa Lư. Hai nhánh họ Lý chủ quản ở 2 khu vực Đại La và Hoa Lư làm chủ Đinh Bộ - Tĩnh Hải quân nên cùng gọi là triều Đinh. Họ Lý “ẩn họ Lê” thay thế quyền cai quản ở Hoa Lư bởi Lê Đại Hành rồi tới Lý Thánh Tông dời đô về Thăng Long, bắt đầu thời kỳ hoàn toàn độc lập với quốc danh Đại Việt, truyền mãi ngàn năm sau.
Trên đất Tĩnh Hải từ khi Cao Vương Biền lập quyền tiết độ đã xảy ra hàng loạt biến cố trong một thời gian ngắn đầy loạn lạc. Lúc này có 2 nhánh họ Lý, một nhánh gốc Cổ Pháp Bắc Ninh, một nhánh ở động Hoa Lư. Hai nhánh họ Lý chủ quản ở 2 khu vực Đại La và Hoa Lư làm chủ Đinh Bộ - Tĩnh Hải quân nên cùng gọi là triều Đinh. Họ Lý “ẩn họ Lê” thay thế quyền cai quản ở Hoa Lư bởi Lê Đại Hành rồi tới Lý Thánh Tông dời đô về Thăng Long, bắt đầu thời kỳ hoàn toàn độc lập với quốc danh Đại Việt, truyền mãi ngàn năm sau.
No comments:
Post a Comment