Saturday, February 10, 2024

Đi suốt thời đại Hùng Vương

Nhận thức về thời đại Hùng Vương là một quá trình rất dài, rất khó mà nếu không có tâm, không có sức thì khó có thể nhận ra được chân tướng dù là ở những chi tiết nhỏ nhất. Sẽ là quá đơn giản, nếu không nói là thô thiển và ấu trĩ, khi cho rằng 18 đời Hùng Vương chỉ là sự việc trong chốc lát vài trăm năm, rằng vua Hùng nào cũng giống như vua Hùng nào, không đội lông chim thì chắc cũng phải đóng khố... Sự thực 18 triều đại Hùng Vương của người Việt đã trải qua gần 3.000 năm lịch sử, phát triển từ thấp đến cao, từ thời kỳ đồ đá qua đồ đồng tới đồ sắt, từ khi con người mới đang ăn lông ở lỗ cho tới thời kỳ thiên hạ hàng triệu dân thống nhất trên vùng trời Đông. Xã hội thời Hùng Vương trong quá khứ người Việt đã bước từng bước qua 4 nấc thang phát triển Hồng – Lạc – Âu – Triệu ứng với 4 danh xưng thủ lĩnh thiên hạ là Tổ - Phụ - Vương - Đế.

Thời đại Hùng Vương bắt đầu từ khi núi sông Bách Việt có Tổ. Hoàng Đế Hữu Hùng Đế Minh 5.000 năm trước mở nước họ Hồng Bàng, thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ, là ngọn núi Thái Sơn đột ngột vươn lên từ trong bóng đêm thủa hồng hoang chập chững của con người Việt. Tam vị Hùng Vương Sơn nối nhau kế trị, đạo thánh thần minh, vạn đời tín ngưỡng là những vị Thánh Tổ ngự ở đền Hùng trên núi Hy Cương. Sơn triều Hùng Vương Thánh Tổ được nối tiếp bởi Tản Viên Sơn, vị Kinh Dương Vương sơ khai Nam Việt, Nam Thiên Thánh Tổ, gậy thần sách ước lập nên thiên hạ nước Xích Quỷ, đóng đô miền Ngũ Lĩnh – Ba Vì, vượt lên thiên tai địch họa, mở mang bách nghệ, đặt nền móng vạn thế thịnh vượng cho nhân dân Việt.

Bước ngoặt của xã hội Việt 4.000 năm trước được đánh dấu bằng Vua cha Lạc Long Quân, xuất thế Rồng bay biển Bát, theo bờ biển thoái mà khai mở vùng Động Đình ven sông biển, dùng cày cấy và đánh cá mà tạo sự tự chủ cho cuộc sống của con người đối với thiên nhiên. Xã hội Việt bắt đầu thời kỳ thị tộc Phụ đạo, cha truyền con nối. Lịch sử ghi rằng Lạc triều truyền 18 đời, mở đất theo hướng Đông Nam xa vạn dặm. Hai triều đại Hạ Thương – họ Việt Thường mang dấu ấn thời theo cha Lạc Long xuống biển, kéo dài ngàn năm, cho tới thời Hùng Duệ Vương thì biên giới phía Nam (Bắc nay) đã vượt qua Dương Tử sang đến Hoàng Hà.

Song song với dòng theo Cha Rồng xuống biển Đông, dòng dõi trăm trứng theo Mẹ Tiên lên núi cũng làm nên kỳ tích, vượt dải núi Ai Lao ở Vân Nam, tiến đến Ba Thục ở Quý Châu, làm chủ toàn bộ miền Tây thiên hạ. Tới thời Lạc Vương đời cuối là Hùng Duệ Vương vào hơn 3.000 năm trước, Thục chủ Âu Cơ, theo điềm Phượng gáy non Kỳ, lấy văn đức làm gốc rễ, thụ nhận thiên mệnh, nắm được triết lý nhân sinh mà tác Dịch, tượng trưng trong bánh chưng bánh dày, thay thế Lạc Vương mà dựng nước Âu Lạc, lên ngôi là Thiên tử của toàn Thiên hạ. Chu Vương – Lang Liêu của nước Văn Lang đã phân phong trăm chư hầu, lập ra trăm quan, đặt ra trăm họ, phong cho trăm thần. Thục triều đã tạo dựng nên đất đai và các dòng tộc Bách Việt, hình thành nếp gấp về văn hóa và các vùng lãnh thổ lâu dài cho mãi tới ngày nay.

Thiên hạ với thập nhị hành khiển.

Trăm dòng Bách Việt có lúc thịnh lúc suy, trải qua thời Xuân Thu, Chiến Quốc hợp lại dần thành những Ngũ Bá, Thất Hùng. Để đến thế kỷ III trước Công nguyên, Triệu Đà diệt An Dương Vương, chiếm lục quốc, rồi xưng Hoàng Đế, thống nhất Trung Hoa, phân chia quận huyện mà trị. Nhà Tần Triệu duy trì không được lâu, nhưng chế độ nhất thống Trung Hoa đã là xu thế không thể đảo ngược. Triệu Vũ Đế Lưu Bang từ một thường dân áo vải tranh hùng với Hạng Sở rồi một lần nữa gồm thâu Trung Quốc, khai cơ Vạn Xuân. Phương Nam được phong cho hậu duệ nhà Chu là Nam Việt Vương Triệu Quang Phục cai quản. Cao Tổ và Lữ Hậu mất, Triệu Quang Phục tự xưng Đế, đi xe hoàng ốc, cắm cờ tả đạo, phân đôi Thiên hạ cùng nhà Hiếu. Nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn phát triển cực thịnh dưới thời quốc gia Nam Việt. Tới thời Hiếu Vũ Đế có hùng tài đại lược, chiếm lại đất phương Nam, đuổi Triệu Việt Vương cùng đường nơi cửa khẩu Đại Nha. Trung Hoa nhất thống tập quyền về một mối, đánh dấu giai đoạn phát triển xã hội cao nhất trong thời đại Hùng Vương.

Lịch sử chân thực của thời đại Hùng Vương khẳng định dòng giống con Rồng cháu Tiên của người Việt và khắc ghi công ơn tiên tổ đã làm nên nền văn minh thuộc vào hàng sớm nhất trên thế giới, với phạm vi bao trùm khắp trời Đông. Nguồn cội và công ơn này mãi còn trong tâm thức người Việt.

Câu đối ở nghi môn đền Thượng trên núi Hùng Nghĩa Lĩnh:

Thông thông uất uất, trung hữu lăng yên tẩm yên, Long phụ Tiên mẫu chi tinh linh, khởi hựu hậu nhân võng khuyết

Cổ cổ kim kim, kiến thử sơn dã thủy dã, Thánh tổ Thần tôn chi sáng tạo, ô hô tiền nhân bất vong.

Dịch nghĩa:

Xanh xanh tốt tốt, trong có này lăng này tẩm, là tinh linh của Cha Rồng Mẹ Tiên, đó giúp đời sau không thiếu

Xưa xưa nay nay, thấy đây kìa sông kìa núi, là sáng tạo bởi Tôn Thần Tổ Thánh, hỡi ôi người trước mãi còn!


 

No comments:

Post a Comment