Thursday, February 22, 2024

2 chuyện cần bàn thêm

Sau bài viết của tác giả Văn Nhân Nguyễn Quang Nhật "Sử Việt, 2 chuyện cần bàn", xin góp bàn thêm về giai đoạn đặc biệt phức tạp nhưng cũng hết sức hào hùng này trong lịch sử nước Nam người Việt.

1. Chuyện số 1:

Lý Nam Việt Đế là Triệu Vũ Đế, cũng là Cao Tổ Lưu Bang. Tuy nhiên, còn người làm vua Nam Việt tiếp theo Lưu Bang thì cần xem thêm. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, vị này:

- Ngay khi nhà Tần diệt vong đã tự xưng là Nam Việt Vũ Vương.
- Sau đó mấy năm được Lưu Bang cử Lục Giả mang phẫu phù đến sắc phong Vương chính thức.
- Khi Lữ Hậu mất thì xưng Đế, thuần phục Tây Âu và Mân Việt.

Xét theo truyền thuyết Việt, người được Lý Nam Đế trao lại quyền nước Nam, tự xưng Dạ Trạch Vương rồi xưng Hoàng đế phải là Triệu Quang Phục. Theo thần tích Hạ Mạo thì Quang Phục là dòng dõi Hùng Vương, cháu ngoại của Đông Chu Quân, được vua ban cho họ Lê, khởi nghĩa cùng Triệu Vũ Đế và được gả con gái là Triệu Hậu cho. Vì thế Quang Phục khi xưng Đế đã lấy tên triều đại của mình theo Triệu Cao Tổ Lưu Bang.

Đoạn văn tế độ Triệu Vũ Đế ở Đồng Sâm: 

Công tham lưỡng đại,

Uy nhiếp bách Man.

Thuỷ đế khai thất quận chi đồ, Hán hùng tịnh thế,

Mẫu nghi chính lục cung chi biểu, Chu hậu đồng ban. 

Người kế tục Lưu Bang - Lý Bôn ở Nam Việt là Triệu Quang Phục, xưng là Triệu Văn Đế. Đôi búa sắt lưu ở đền Đồng Xâm tương truyền là do nhà Hán, tức do Lưu Bang, đã trao cho Triệu Việt Vương. Phải chăng đây là khi Lưu Bang nhập Quan Trung nhà Tần, để lại binh quyền Nam Việt cho Triệu Việt Vương?

2. Chuyện số 2:

Khu Liên là Triệu Quốc Đạt - Đô Dương, người đã nối tiếp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng của bà Trưng - bà Triệu cuối thời Đông Hán. Thêm nữa, khi khảo sát các di tích và sự tích về Lý Nam Đế ở nước ta đã phát hiện có 2 vị vua đều được được gọi là Lý Nam Đế. Vị thứ nhất ở vùng Thái Bình, Long Hưng dựng nghiệp là Triệu Vũ Đế - Lưu Bang như đã nêu ở chuyện thứ 1. 

Vị thứ hai ở vùng Sơn Tây (quận Nhật Nam), từ nhỏ nuôi chí lớn ở trong chùa, khởi nghĩa lập ra nước Lâm Ấp. Khu Liên do đó là Lý Nam Đế thứ 2, vị vua đã "thác thủy" Lâm Ấp địa. Sau khi Khu Liên mất, đã giao lại quyền bính cho một người bên họ ngoại là Hữu tướng Phạm Tu, tức Sĩ Nhiếp. Phạm Tu là người có công bình định đất phương Nam - Lâm Ấp (miền Trung bộ), giao cho một người con là Phạm Hùng cai quản. Sĩ Nhiếp Phạm Tu duy trì chế độ tự trị kéo dài 40 năm đối với nhà Đông Hán rồi Đông Ngô.

Còn phần phía Tây Bắc Việt do người anh của Khu Liên là Đào Lang Vương Lý Thiên Bảo cầm quân. Lý Thiên Bảo mất, con là Lý Phật Tử lên thay. Dòng họ Lý ở vùng đất quận Nhật Nam xưa được sử Việt gọi là Nam Triệu (Nam Chiếu). Còn Hoa sử gọi là Tây Nam Man Mạnh Hoạch. Mạnh Hoạch và Sĩ Nhiếp chia đôi nước Lâm Ấp của Khu Liên thành 2 phần Đông Tây, lấy bãi Quân Thần ở Thượng Cát làm ranh giới. Đây cũng là ranh giới 2 quận Giao Chỉ và Nhật Nam từ thời Tây Hán.

Các di tích ở vùng Sơn Tây thờ Lý Nam Đế như ở Giang Xá (Hoài Đức) chính là nơi khởi nghĩa của Lý Khu Liên. Câu chuyện về 2 vị vua Lý Nam Đế này nay đã lẫn lộn vào nhau, nên trong sự tích mỗi nơi đều thấp thoáng chuyện của cả 2 vị ở 2 thời kỳ khác nhau.

Câu đối ở Giang Xá:

Thiên Đức hồng cơ long đỉnh Bắc
Vạn Xuân cung khuyết phượng thành Đông.
 

Tướng Ông trong hội cờ người lễ hội Giang Xá.

 

 

 

No comments:

Post a Comment