Friday, June 25, 2021

Lang Liêu bản kỷ

Hậu Tắc Cơ Khí

Truyện Bánh chưng kể, Lang Liêu nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Vị thần nhân đã giúp Lang Liêu dùng gạo làm lễ vật là Hậu Tắc, người được Đế Nghiêu gọi là Nông sư. Hậu Tắc là tổ của nhà Chu, được Đế Thuấn đặt tên và ban họ Cơ. Tắc nghĩa là lúa tẻ, tức là lúa nước, chứ không phải lúa nếp (thử) trồng trên nương. Cũng như sự tích Đế Thuấn đi cày ở Lịch Sơn, chuyện Hậu Tắc trồng lúa nước cho thấy đây chắc chắn là một nhân vật lịch sử thời kỳ Hùng Vương Thánh tổ dựng “xã tắc” họ Hùng ở khu vực đất tổ Phong Châu.

Mẹ của Hậu Tắc là bà Khương Nguyên, vào rừng thấy vết chân người khổng lồ bèn dẫm vào rồi mang thai. Cho rằng đó là điềm không lành, khi sinh nở, Khương Nguyên bỏ đứa trẻ ra ngõ hẹp. Nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ. Khương Nguyên bèn mang bỏ vào rừng, nhưng đúng lúc rừng lại đông người, nên bỏ vào lạch. Đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ cho. Khương Nguyên thấy lạ bèn mang con về nuôi và đặt tên là Khí (; nghĩa là bỏ).

Sự tích của ông Hậu Tắc giống một trong những truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh. Mẹ Tản Viên là bà Đinh Thị Nguộc, người rất xấu, không ai lấy. Một hôm, bà vào rừng kiếm củi, giẫm phải một vết chân lạ, trở về nhà thụ thai. Vì hoang thai nên khi sắp sinh nở bà bị người làng ghét bỏ, đuổi ra khỏi làng. Bà phải vào rừng để ở và sinh ra Nguyễn Tuấn. Người làng bèn kéo nhau lên rừng bắt vạ. Hùm beo ra đuổi những người bắt vạ và hàng ngày mang thịt hươu nai về nuôi mẹ con Nguyễn Tuấn.

Lại có truyền thuyết khác kể rằng thần núi Tản Viên thuở lọt lòng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên nầy là vì trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. 

Chữ Kỳ với Khí cùng một âm. Truyền thuyết này cho thấy ông Hậu Tắc, tổ của nhà Chu, được truyền thuyết Việt ghi vào dòng Tản Viên Sơn Thánh, tức là dòng lên núi theo mẹ về phía Tây.

Chu bản kỷ trong Sử ký Tư Mã Thiên cho biết: Hậu Tắc mất, con là Bất Truất nối dõi. Cuối đời Bất Truất, chính sự nhà Hạ Hậu suy, bỏ dùng chức Tắc. Bất Truất vì vậy mất chức quan, chạy vào vùng Nhung địch.

Hạ Hậu” ở đây là chỉ Hạ Khải, người nối tiếp Hạ Vũ, vì ông Hậu Tắc là người cùng thời với Hạ Vũ từ đời Nghiêu Thuấn. Hạ Khải trong truyền thuyết Việt là Lạc Long Quân. Hạ Khải “bỏ chức Tắc” tức là phế đi quyền nối dõi của con ông Hậu Tắc và đánh đuổi Bất Truất chạy vào vùng Nhung địch. Chính sự kiện này khởi đầu cho sự chia tay 2 dòng lên núi và xuống biển mà dòng ông Hậu Tắc là đại diện của Sơn Tinh, còn dòng Hạ Hậu là đại diện của Thủy Tinh. Dòng họ Cơ của Hậu Tắc bị dòng phía Đông tranh giành quyền lực, phải bỏ đất gốc mà chạy về phía Tây, để sau 14 đời mới lại phục hưng.

Chiếc mâm thời Tây Chu

Văn Vương Cơ Xương

Truyện Bánh chưng kể: Công tử thứ 9 là Lang Liêu... bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày...

Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất. Vua dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm. Thiên hạ mọi người đều bắt chước theo. Lấy tên là bánh Lang Liêu và gọi là Tiết Liệu.

Con số 9 là số chỉ phương Tây trong Hà thư. Lang Liêu nghĩa là thủ lĩnh của người Liêu Lão ở phía Tây Trung Hoa. Vị thủ lĩnh người Liêu Lão xuất phát từ phía Tây là Tây Bá Hầu Cơ Xương. Cơ Xương cũng là người đã viết ra Kinh Dịch, bao hàm đạo Âm Dương, Trời Đất, nên được truyền thuyết Việt kể là Lang Liêu chế ra bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời.

Cơ Xương là hậu duệ 14 đời của Hậu Tắc. Truyền thuyết Việt chép chung 14 đời này vào thành chuyện Âu Cơ chia đôi đàn con Bách Việt, dẫn một nửa lên núi đi về phía Tây mà lập nước Văn Lang.

Người Liêu Lão được nhắc đến tại phần Phong Tục, Cổ Nam Việt, chương Châu Quận Thập Tứ, sách Thông Điển, thời Đường, nói về nước Nam Việt của nhà Triệu như sau:

Phía Nam Ngũ Lĩnh, các bộ lạc người Di người Liêu cư trú lẫn lộn... Thủ lĩnh ở đây đều dùng đồng đúc thành trống lớn, trống vừa đúc xong thì treo giữa sân, bày rượu để đón mời đồng loại (ăn mừng). Họ lại thường hay gây thù chuốc oán với nhau, hay đánh nhau, khi đó sẽ gõ trống, người khắp nơi liền tụ về (tham chiến) đông nghịt như mây. Kẻ có trống đồng tự xưng là Đô Lão, dân chúng sẽ tôn phục.

Theo đó, người Liêu Lão là tộc người sử dụng trống đồng làm nhạc khí quy tập cộng đồng (đón mời đồng loại), dùng trong quân đội (khi đánh nhau) và là biểu tượng của thủ lĩnh (Đô Lão). Tộc người trước thời Hán dùng trống đồng để hiệu lệnh thì rõ ràng là thuộc về nước Văn Lang của Hùng Vương. Thủ lĩnh lập nước của nước Văn Lang là Lang Liêu Cơ Xương, hay bà Âu Cơ. Tên nước Văn Lang là lấy theo tên hiệu Văn Vương của Cơ Xương.

Âu đồng thời Tây Chu

Võ Vương Cơ Phát

Truyện Bánh chưng mở đầu: Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Thời vua Hùng phá giặc Ân là thời của Văn Vương Cơ Xương khởi nghiệp, đến Võ Vương Cơ Phát đại thành diệt Trụ, lên ngôi của Thiên tử.

Con số 22 vị quan lang công tử của vua Hùng khá khó giải thích ý nghĩa vì có vẻ nó không hợp với con số biểu tượng nào trong Dịch học. Tuy nhiên nếu liên hệ với lời mở đầu: “Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân”, thì chợt nhớ tới câu hát của phường Ải Lao trong hội Phù Đổng:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương

Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung

Xâm cương cậy thế khoe hùng

Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

Người đánh giặc Ân cùng với Phù Đổng Thiên vương là Lang Liêu Cơ Phát. Do đó mới có phường Ải Lao (Lao = Lão = Liêu) là đội quân chính của Thánh Dóng. Bên phía giặc Ân là 28 “nữ tướng”. Như vậy, phía Lang Liêu sẽ có 50 người con trừ đi 28 nữ nhà Ân thành ra 22 người anh em. Con số 50 này cũng như số 100, là con số chỉ sự tổng hợp của 2 dòng theo Cha Lạc Long Quân xuống biển và theo Mẹ Âu Cơ lên núi. 28 nữ đại diện của nhà Ân là dòng Lạc Long. 22 nam của Âu Cơ Xương là dòng Liêu (Ải Lao) phía Tây nhà Chu.

Truyện Bánh chưng ghi: Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi hai anh em đều chia nhau giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, trấn thủ những nơi núi non hiểm trở.

Còn Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể là khi người con trưởng của Âu Cơ là Hùng Quốc Vương lên ngôi, Vua cha bèn dựng hầu lập bình phong, chia nước làm 15 bộ, xác định cương giới, các đầu núi góc biển, cử ra trăm quan trấn thủ, gìn giữ các phương... Vua mới phân quan lại, định các xứ, cai quản vạn dân. Khi đó lệnh cho anh em trăm trai có tài thần báu trời, cai quản rõ ràng các nơi. Trăm nơi núi sông một mối, xe sách quy mô chế độ đồng nhất, bốn biển một nhà, xưng thần phụ thuộc.

Lang Liêu Cơ Phát sau khi diệt Ân đã lên ngôi thiên tử, phân phong cho các anh em và công thần ở nơi làm chư hầu, gọi là phiên trấn, để quản lý các vùng đất. Đây là khởi đầu của chế độ phong kiến (phong tước kiến địa) trong lịch sử.

Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể tiếp: Thái tử là Hùng Quốc Vương đứng đầu trăm anh em tôn thừa nghiệp lớn. Quốc Vương sau khi nối ngôi chính thống, chuyên lo giáo hóa đạo đức, khuyến khích nông tang, khiến dân không lo nghèo thiếu, nước có tích luỹ của dư. Bốn biển yên bình, không ai gian xảo giả dối, phong tục hồn thuần chất phác. Xét xem xuyên suốt cho đến bấy giờ, vua là bậc có nhiều công hưng trị, càng sáng tỏ hơn các đời trước, được người đời tôn xưng là bậc hiền quân.

Bấy giờ vua truy ơn các bậc thánh trước, bèn thực hiện việc chia đất phân cõi, lập các bộ Sơn tinh Thuỷ tinh, định làm trăm vương, đổi làm trăm họ, đặt ra chức vụ trăm quan, phong tên cho trăm thần, phân chia đầu núi góc biển, hùng cứ mỗi phương. 50 tên tộc trấn ở các đầu núi, cửa khe non ngàn, cùng gọi là quan lang, phiên thần, thổ tù phụ đạo. 50 tên tộc trấn ở các góc biển, vực suối cửa sông, cùng là các thần linh trên nước, tiện để bảo hộ dân sinh, giúp phù tông xã. Dựng hầu lập bình phong, chia nước thành 15 bộ. Đất đai 15 bộ này được xác định cương giới, định người trưởng quân gọi là Bô (bố), cha gọi là Trá (cha), con trai gọi là Côn (con).

Nam nữ đều xem theo dòng cha mà xưng. Hậu thế đổi thành quan lang, phiên thần, thổ tù, phụ đạo. Cháu chắt của các công thần khai quốc được cha truyền con nối, vạn đời nối giữ Nam Bang. Còn các nhánh tông phái của các bộ chủ Hùng Vương đời đời trị nước, truyền mãi nước Nam.

Thời kỳ này cũng được Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả gọi là thời Trị bình kiến phu, tức là trị quốc bình thiên hạ, kiến lập các nước chư hầu. 

Thành Vương Cơ Tụng

Võ Vương băng, con là Cơ Tụng nối ngôi, còn nhỏ. Chu Công Đán là chú, nhiếp chính. Chu Công đặt ra các lễ chế là Chu Lễ, viết hào từ cho Chu Dịch. Hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng với 3 vị giám thúc nổi loạn. Chu Công Đông chinh, dẹp được loạn Vũ Canh và Tam Giám, an trí đám ngoan dân nhà Ân ở Lạc Dương. Truyền thuyết Việt kể là tướng Cao Lỗ giúp Thục Phán bảo vệ thành Cổ Loa. Chu Công cũng là thần Đồng Cổ, chủ minh thệ trung với nước với vua.

Dưới thời Chu Thành Vương, nước Việt Thường ở vùng cửa sông Trường Giang mang lễ vật là chim bạch trĩ qua 3 lần sứ dịch vào đến Cảo kinh gặp Chu Công. Chu Công nhận lễ, nhận sự chầu phục của nước Việt Thường trong thiên hạ Trung Hoa. Lại ban cho sứ Việt Thường xe chỉ Nam để về nước. Sứ Việt Thường đi dọc sông Mê Kong, qua đất Lâm Ấp và Phù Nam rồi men theo biển mà về.

Con của Thành Vương nối ngôi là Chu Khang Vương. Người nối nghiệp Chu Công, hoàn thành việc xây dựng, yên định vùng đất Lạc Đông Đô là Tất Công. Truyền thuyết Việt gọi là Phan Tây Nhạc. Thời Thành Khang chi trị nhà Chu đã thâu tóm, thuần phục được toàn bộ thiên hạ Trung Hoa, gồm cả vùng đất cũ của nhà Ân ở Trịnh, Vệ, quý tộc nhà Ân ở Lạc Dương, dân nhà Hạ ở Việt Thường.

Dòng chữ "Mục Vương quyết chính" trên mâm đồng

Mục Vương Cơ Mãn

Chu Mục Vương là người đã củng cổ lại triều chính nhà Tây Chu, đánh dẹp Khuyển Nhung, chinh phạt Kinh Sở. Dấu chân của ông đã rải khắp thiên hạ. Ông cũng là người theo truyền thuyết được kể đã lên núi Côn Lôn thấy cung điện ngọc của Hoàng Đế và gặp bà Tây Vương Mẫu.

Ngọc phả Hùng Vương thì kể, vị vua Hùng thứ bảy, sau thời vua Hùng thứ sáu đánh giặc Ân, là Hùng Chiêu Vương, cũng gọi là Lang Liêu. “Hùng Chiêu Vương, buổi đầu tiên nối ngôi nghiêm khắc, chuyên về chính trị. Bãi bỏ khí giới, không dùng việc quân binh. Chăm lo sức dân, chăm sóc nền giáo hóa để mở mang trí tuệ. Ðúc kiếm báu (Thiên linh kiếm), ấn báu (Thiên linh ấn) làm báu vật của quốc gia để giữ yên xã tắc vững bền mãi mãi. Lập đàn ở núi Tam Ðảo, đến chùa Tây Thiên mở hội 7 ngày, 7 đêm để cho trai gái bốn phương dự hội vui. Lại đến chùa Phù Nghì lập vọng Tiên đàn cầu trời đất, mong được gặp Tiên. Trên đường trở về, gặp được nàng Ngọc Tiêu, con gái nuôi của vị Trưởng ông thôn Ðông Lộ rồi kết duyên, sinh ra Hùng Vĩ Vương, lập làm con trưởng.”

Hùng Chiêu Vương chỉ một vị vua của nhà Tây Chu vì chữ Chiêu = chiều, chỉ hướng mặt trời lặn. Sự tích Lang Liêu lên núi Tam Đảo cầu tiên chính là sự kiện Chu Mục Vương lên núi Côn Lôn gặp Tây Vương Mẫu.

Các vị Lang Liêu nối tiếp Chu Mục Vương là Cung Vương, Ý Vương, Hiếu Vương và Di Vương. 

Lai lôi thời Tây Chu

Lệ Vương Cơ Hồ

Truyện Bánh chưng kể: Về sau, anh em tranh giành nhau làm trưởng, mỗi người dựng “mộc sách” (hàng rào cây bằng gỗ) để che kín, phòng vệ. Vì thế, mới gọi là Sách, hay là Trại, là Trang, là Phường. Sách, hay Trại, Trang, Phường bắt đầu có từ đây vậy.

Nhà Tây Chu truyền đến Chu Lệ Vương thì bắt đầu suy. Lệ Vương sống xa xỉ, làm nhiều điều bạo ngược khiến nhân dân oán hận, dẫn đến loạn Quốc dân bạo động. Lệ Vương phải bỏ chạy đến đất Trệ. Trệ là đọc khác của Trại. Đất Trệ, có sách chép là đất Di (Di Lão?), nơi Lệ Vương nương náu có thể là địa danh Thạch Trại Sơn ở Vân Nam ngày nay, nơi có tộc người Di (Lô Lô).

Tên của các vị Lang Liêu từ Văn Vương đến Lệ Vương trong bài minh văn 340 chữ được đúc trên chiếc Lai lôi cổ bằng đồng.

Khi Lệ Vương lưu vong ở đất Trại, triều đình do 2 tướng quốc là Chu Công và Triệu Công quản lý, gọi là thời Chu Triệu cộng hòa. Lệ Vương mất, con là Chu Tuyên Vương lên nối ngôi, chấn hưng lại nhà Chu.

Những chữ: Cung Vương, Ý Vương, Hiếu Vương, Di Vương trên chiếc Lai lôi.

U Vương Cơ Cung Sinh

Cuối thời Tuyên vương, có đứa trẻ hát bài ca:

"Mặt trăng sẽ lên. Mặt trời sẽ lặn.

Cung dâu áo cỏ. Đồ vong nhà Chu."

Theo Chu bản kỷ thì đây là khi xuất hiện Bao Tự. Bao Tự được Sử ký Tư Mã Thiên chép là từ nước dãi rồng của thời nhà Hạ, truyền qua nhà Ân Thương tới thời Lệ Vương mở ra, hóa thành con thằn lằn đen mà nhập cung. Tới thời Chu U Vương, vùng Tam Xuyên có động đất lớn. Thái sử nhà Chu là Bá Dương viết:

Nhà Chu sẽ mất. Khí của trời đất không để mất trật tự; nếu mất trật tự thì dân sẽ loạn. Khí dương ẩn náu mà không thể phát xuất, khí âm bị chèn ép không thể bốc lên, vậy nên có động đất.

Nay Ba Sông đã chấn động là do khí dương mất chỗ, mà khí âm dồn đầy. Dương mất là do âm, nguồn ắt bị tắc. Nguồn bị tắc, quốc gia ắt mất. Đất có nước tưới nhuần thì dân mới sử dụng được. Đất không có nước chảy, dân thiếu vật dụng, không vong sao được!

Xưa sông Lạc cạn mà nhà Hạ mất. sông Hà cạn mà nhà Thương mất. Nay đức của nhà Chu giống như buổi cuối của hai nhà kia rồi. Nguồn sông lại tắc, tắc tất cạn. Ôi, quốc gia dựa vào sông núi. Sông cạn núi lở, là điềm mất nước vậy. Sông cạn thì núi tất lở. Không quá mười năm nữa nước sẽ mất thôi. Sự ruồng bỏ của Trời không quá số này.

Thái sử Bá Dương, người đã lấy nhị khí âm dương hai thời Hạ Thương để khuyên răn Chu U Vương, là Lão Tử. Vùng Tam Xuyên là đất Bắc Việt ngày nay, nơi có đình làng Thổ Hà lưu dấu tích về Lão Tử đã đăng Chiên đàn Thất Diệu ở Cổ Loa, nhắc lại sự việc Đát Kỷ thời Trụ Vương nhà Ân qua chuyện Bạch Kê tinh. Chu U Vương không nghe theo. Lão Tử biết nhà Chu sắp vong nên rời bỏ thành Lạc Dương mà đi về phía Tây, chắc hẳn là đi gặp các vị Lang Liêu khai triều Tây – Chu thời Văn Vương, Võ Vương.

Chu U Vương sủng ái Bao Tự, đánh mất đạo lý trời đất âm dương của bánh chưng bánh dày từ Hậu Tắc, khinh thường các anh em chư hầu Bách Việt. Nhà Chu (triều Tây – Lang Liêu) vong. Hai mươi hai người anh em tranh giành nhau làm trưởng, mỗi người dựng hàng rào bằng gỗ để che kín, phòng vệ. Thiên hạ chuyển sang thời các liệt quốc Xuân Thu xưng bá chư hầu. “Cung dâu áo cỏ” là chỉ âm thịnh dương suy hay chư hầu lấn át thiên tử?

Thái sử Lý Bá Dương ký


 


No comments:

Post a Comment