Bản đồ khu vực Thăng Long thời Hồng Đức cho thấy phía Bắc hoàng thành có quán Chân Vũ bên hồ Tây, phía Đông là đền Bạch Mã, phía Tây là đền Linh Lang. Tuy nhiên, ở phía Nam hoàng thành lúc đó còn rất xa đàn Nam Giao, không hề có đền Kim Liên - trấn Nam Thăng Long theo quan niệm hiện nay. Thay vào đó ngay gần Nam môn là ngọn tháp Bảo Thiên cao lớn.
(Tên thường gọi là tháp Báo Thiên là theo tên ngôi chùa. Còn tên đầy đủ của tháp là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp (大勝資天寳塔). Do đó bản đồ Hồng Đức gọi là tháp Bảo Thiên)
Từ bản đồ này có thể thấy, trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long thì vị trí trấn Nam thời Lê sơ không phải là đền Kim Liên với thần Cao Sơn, mà là chùa Báo Thiên. Chùa Báo Thiên là ngôi chùa đóng vai trò trấn Nam của Thăng Long khi đó.
Bài thơ của Đề Báo Thiên tháp của Phạm Sư Mạnh thời Trần góp phần khẳng định thêm nhận định này:
Trấn áp Đông Tây giữ đế kỳ
Một mình cao ngất tháp uy nghi
Chống trời cột trụ non sông vững
Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy
Chuông khánh gió đưa vang đối đáp
Đèn sao đêm đến rực quang huy
Đến đây những muốn lưu danh tính
Mài mực sông xuân viết ngẫu thi.
Câu đầu tiên của bài thơ "Trấn áp Đông Tây củng đế kỳ" đã cho thấy tháp Báo Thiên chính là vật trấn cho kinh đô (đế kỳ).
Hướng Nam kinh thành là hướng quan trọng nhất vì quan niệm xưa vua quay mặt về phương Nam mà trị vì. Tháp Báo Thiên được dựng ở chính đối diện Nam Môn càng cho thấy ý nghĩa của nó đối với tâm linh của kinh thành. Nhưng chùa/tháp Báo Thiên thờ vị thần nào, hay vị thần nào là thần trấn Nam Thăng Long lúc này?
Quan niệm cho rằng đã là "chùa" thì thờ Phật, không hẳn luôn đúng. Thờ Phật thì đã không gọi là Báo Thiên - báo ơn Trời. Hơn nữa người xưa không dùng Phật để làm thần trấn giữ kinh thành.
Chùa - tháp Báo Thiên là nơi từng nhiều lần dưới thời Lý dùng để cầu mưa. Cổ Châu Phật bản hạnh ngữ lục ở chùa Dâu (Bắc Ninh) chép:
Bằng đời vua Lý Nhân Tông
Ba năm mưa gió đùng đùng đã rân
Vua phán rước Bụt Pháp Vân
Ra Báo Thiên tự minh quân chúc kỳ.
Đại Việt sử ký toàn thư chép dưới thời Lý Thần Tông: Vua ngự đến chùa Bảo Thiên, làm lễ phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm hôm ấy mưa to.
Chùa Báo Thiên hay Bảo Thiên tháp lễ phật Pháp Vân mà cầu mưa. Chùa này như thế nằm trong hệ thống thờ Tứ pháp.
Ở khu vực tháp Báo Thiên xưa từng tìm thấy bức tượng đá, gọi là Bà Đá và được lập thành chùa. Chùa Bà Đá nay vẫn còn. Cách gọi "Bà" là cách gọi tương tự đối với Tứ pháp. Rất có thế pho tượng Bà Đá này là tượng Pháp Vân (Bà Dâu).
Các chùa thờ Tứ pháp thực ra thờ chính là Thạch Quang Phật hay hình tượng Linga, biểu trưng của thần Shiva/Indra. Trong văn hóa Việt ở miền Bắc xưa thần Shiva/Indra được gọi dưới tên Vua Trời Đế Thích. Đây là lý giải cho chữ Thiên trong tên của tháp Báo Thiên.
Tranh vẽ tháp Báo Thiên trong chùa Lý Quốc Sư.
Dưới thời Lý, vị thần được tôn thờ trong các chùa thường không phải Phật Thích Ca, mà lại là Đế Thích. Ví dụ, thời Lý Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Mùa đông tháng 12 làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ, đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ.
Còn thờ Lý Thần Tông: Dựng hai chùa Thiên Ninh, Thiên Thành và tô tượng Đế Thích. Vua ngự đến xem.
Các chùa có thờ Đế Thích này đều có chữ Thiên.
Như thế, chùa Báo Thiên thực ra là thờ Vua Trời Đế Thích, nằm trấn ở hướng Nam của Thăng Long. Vua là thiên tử, quay mặt về phương Nam mà trị vì, nên ở hướng Nam đặt Vua Trời làm trấn là hợp lý.
Tháp Báo Thiên còn liên quan đến vị thiền sư nổi tiếng thời Lý là Nguyễn Minh Không, mà nay còn chùa Lý Quốc Sư, vốn là đền thờ Nguyễn Minh Không ở khu vực phường Báo Thiên xưa. Đại Việt sử ký toàn thư chép vào thời Lý Thần Tông:
Tháng 5, đại hạn, cầu đảo được mưa to. Chủ đô Nhiễm hoàng là Hà Nhi dâng chim sẻ trắng. Dựng nhà cho đại sư Minh Không.
Đọc đoạn này ta có thể hiển đại sư Minh Không đã được Lý Thần Tông cho dựng nhà vì đã cầu đảo được mưa to khi đại hạn. Nguyễn Minh Không được biết là được vua ban cho khu ấp gần tháp Báo Thiên làm Tịnh xá, trước kia gọi là làng Tiên Thị, nay là nơi có chùa Lý Quốc Sư. Như thế, đại sư Minh Không đã lập công cầu mưa ở chùa Báo Thiên nên được ban nhà ban đất ở vùng này.
Đọc đoạn này ta có thể hiển đại sư Minh Không đã được Lý Thần Tông cho dựng nhà vì đã cầu đảo được mưa to khi đại hạn. Nguyễn Minh Không được biết là được vua ban cho khu ấp gần tháp Báo Thiên làm Tịnh xá, trước kia gọi là làng Tiên Thị, nay là nơi có chùa Lý Quốc Sư. Như thế, đại sư Minh Không đã lập công cầu mưa ở chùa Báo Thiên nên được ban nhà ban đất ở vùng này.
Sau đó, khi Lý Thần Tông mắc bệnh, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha phú dịch cho vài trăm hộ.
Việc tha phú dịch cho vài trăm hộ này là liên quan đến sư Minh Không, tức là các hộ dân ở vùng đất ban trước đó được miễn phú dịch do ơn đức của sư Minh Không và để phục dịch cho nhà chùa nơi sư ngụ.
Tháp Báo Thiên xây gạch nhưng chóp tháp lại bằng đồng. Đỉnh tháp này tương truyền là một trong An Nam tứ đại khí. Các tháp thời Lý Trần thường ở trên đỉnh có hình hoa sen, có chức năng để đốt đèn (dùng dầu lạc). Như thế chức năng của cái chóp đồng trên đỉnh tháp Báo Thiên khả năng cũng là một hình Sen Đăng, biểu tượng của ánh sáng hay mặt trời.
Việc tha phú dịch cho vài trăm hộ này là liên quan đến sư Minh Không, tức là các hộ dân ở vùng đất ban trước đó được miễn phú dịch do ơn đức của sư Minh Không và để phục dịch cho nhà chùa nơi sư ngụ.
Tháp Báo Thiên xây gạch nhưng chóp tháp lại bằng đồng. Đỉnh tháp này tương truyền là một trong An Nam tứ đại khí. Các tháp thời Lý Trần thường ở trên đỉnh có hình hoa sen, có chức năng để đốt đèn (dùng dầu lạc). Như thế chức năng của cái chóp đồng trên đỉnh tháp Báo Thiên khả năng cũng là một hình Sen Đăng, biểu tượng của ánh sáng hay mặt trời.
Cây Thiên hương ở chùa Lý Quốc Sư.
Hiện ở chùa Lý Quốc Sư còn một cây Thiên hương cổ dựng trước cửa chùa. Khả năng Thiên hương là hình tượng phát triển lên từ những cây cột đèn đá hoặc tháp gạch trước đây.
Chùa Lý Quốc Sư vốn là đền Tiên Thị thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Tên làng Tiên Thị, đất tịnh xã của Nguyễn Minh Không, nghĩa là chợ Tiên. Chữ Tiên này hẳn là chỉ thiền sư Minh Không.
Câu đối ở chùa Lý Quốc Sư nói tới tháp cổ và chợ Tiên ở nơi am của thiền sư:
古寺塔流餘苨址
真僊市在闢師庵
Cổ Tự Tháp lưu dư nễ chỉ
古寺塔流餘苨址
真僊市在闢師庵
Cổ Tự Tháp lưu dư nễ chỉ
Chân Tiên Thị tại tịch sư am.
Dịch:
Chùa tháp xưa còn nơi rậm rạp
Chợ tiên thực ở cửa am sư.
Tự Tháp và Tiên Thị là đều tên của làng ở chân tháp Báo Thiên xưa.
Tự Tháp và Tiên Thị là đều tên của làng ở chân tháp Báo Thiên xưa.
Trong chùa Lý Quốc Sư còn có tượng các vị Từ Đạo Hạnh và Giác Hải làm bằng đá ở dạng phù điêu, giống phong cách các tượng đá ở miều Trung dùng cho các đền thờ thần Hindu. Cùng với việc thờ Đế Thích - Tứ Pháp ở chùa Báo Thiên, thì các phù điêu đá này cũng là dẫn chứng khác cho mối liên hệ giữa đạo Phật thời Lý của thiền sư Nguyễn Minh Không với Hindu giáo.
Ban thờ chính ba vị thiền sư với các tượng phù điêu chùa Lý Quốc Sư.
No comments:
Post a Comment