Ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão được truyền là ngày Hai Bà Trưng tuẫn tiết trên sông Hát. Cũng những ngày này là ngày lễ hội ở chùa Thầy, nơi có đền Tam Xã thờ vị tướng của vùng Quốc Oai là Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Tam xã Sài Sơn gồm các làng Thụy Khê, Sài Khê và Đa Phúc. Liệu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tướng quân Đỗ Cảnh Thạc có quan hệ gì với nhau?
Mối quan hệ giữa 2 ngày lễ của 2 sự kiện lịch sử này lại được tìm thấy qua nhân vật thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu nước Nam Việt. Câu chuyện về Lữ Gia, tể tướng ba đời nhà Triệu được ghi chép khá kỹ trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện bởi Tư Mã Thiên, nhưng ở nước ta, chuyện về Lữ Gia được lưu truyền trong thần tích về vị tướng này. Một trong những bản thần tích như thế là ngọc phả của làng Đa Phúc ở Sài Sơn, mang tên Lữ Nam Đế sự tích. Bản ngọc phả giống như vậy cũng được chép ở làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai. Sự tích Lữ Nam Đế có một số chi tiết cụ thể hơn so với Sử ký của Tư Mã Thiên. Xin xem và xét những chi tiết mới này theo dòng lịch sử.
Sự tích Lữ Nam Đế mở đầu: Thần họ Lữ húy Gia, người xã Thiên Phúc (nay đổi là Đa Phúc) huyện Ninh Sơn (đời Lê Trang Tôn đổi là Yên Sơn), làm quan triều Triệu Văn Vương, đến khi Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó.
Thần tích này cho biết Lữ Gia là người quê ở vùng Quốc Oai (xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn). Lữ Gia làm quan bắt đầu từ Triệu Văn Vương. Tới thời Triệu Minh Vương thì được ban chức Thái phó.
Lúc đầu, khi Minh Vương còn là Thái tử, vào làm con tin bên nhà Hán sống ở Trường An, lấy bà Cù Thị ở Hàm Đan, sinh được một người con trai tên là Hưng. Đến khi Minh Vương lên ngôi, nhân giấu ấn của Tiên đế, đã dâng thư cho nhà Hán xin lập bà họ Cù làm hoàng hậu, con trai Hưng làm Thái tử.
Chi tiết Triệu Anh Tề đã giấu ấn khi lên ngôi cũng được Sử ký Tư Mã Thiên kể:
Thái tử Anh Tề xin về nước. Hồ mất, thụy là Văn Vương. Anh Tề lên ngôi thay, lập tức giấu ngay ấn Vũ Đế của Triệu Đà.
Chi tiết này thật khó hiểu vì nó có vẻ không ăn nhập gì với những chuyện xảy ra. Anh Tề ở Hán về thì đã lấy ấn Vũ Đế ở đâu để giấu đi? Tại sao lại phải giấu? Việc giấu ấn Vũ Đế liên quan thế nào đến việc Anh Tề lên ngôi? Tại sao nhờ giấu ấn này mà Anh Tề xin được nhà Hán cho lập Cù Thị làm hoàng hậu? Đằng sau chiếc ấn Vũ Đế này là một bí ẩn của lịch sử giữa 2 triều Hán và Triệu.
Mối quan hệ giữa 2 ngày lễ của 2 sự kiện lịch sử này lại được tìm thấy qua nhân vật thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu nước Nam Việt. Câu chuyện về Lữ Gia, tể tướng ba đời nhà Triệu được ghi chép khá kỹ trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện bởi Tư Mã Thiên, nhưng ở nước ta, chuyện về Lữ Gia được lưu truyền trong thần tích về vị tướng này. Một trong những bản thần tích như thế là ngọc phả của làng Đa Phúc ở Sài Sơn, mang tên Lữ Nam Đế sự tích. Bản ngọc phả giống như vậy cũng được chép ở làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai. Sự tích Lữ Nam Đế có một số chi tiết cụ thể hơn so với Sử ký của Tư Mã Thiên. Xin xem và xét những chi tiết mới này theo dòng lịch sử.
Sự tích Lữ Nam Đế mở đầu: Thần họ Lữ húy Gia, người xã Thiên Phúc (nay đổi là Đa Phúc) huyện Ninh Sơn (đời Lê Trang Tôn đổi là Yên Sơn), làm quan triều Triệu Văn Vương, đến khi Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó.
Thần tích này cho biết Lữ Gia là người quê ở vùng Quốc Oai (xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn). Lữ Gia làm quan bắt đầu từ Triệu Văn Vương. Tới thời Triệu Minh Vương thì được ban chức Thái phó.
Lúc đầu, khi Minh Vương còn là Thái tử, vào làm con tin bên nhà Hán sống ở Trường An, lấy bà Cù Thị ở Hàm Đan, sinh được một người con trai tên là Hưng. Đến khi Minh Vương lên ngôi, nhân giấu ấn của Tiên đế, đã dâng thư cho nhà Hán xin lập bà họ Cù làm hoàng hậu, con trai Hưng làm Thái tử.
Chi tiết Triệu Anh Tề đã giấu ấn khi lên ngôi cũng được Sử ký Tư Mã Thiên kể:
Thái tử Anh Tề xin về nước. Hồ mất, thụy là Văn Vương. Anh Tề lên ngôi thay, lập tức giấu ngay ấn Vũ Đế của Triệu Đà.
Chi tiết này thật khó hiểu vì nó có vẻ không ăn nhập gì với những chuyện xảy ra. Anh Tề ở Hán về thì đã lấy ấn Vũ Đế ở đâu để giấu đi? Tại sao lại phải giấu? Việc giấu ấn Vũ Đế liên quan thế nào đến việc Anh Tề lên ngôi? Tại sao nhờ giấu ấn này mà Anh Tề xin được nhà Hán cho lập Cù Thị làm hoàng hậu? Đằng sau chiếc ấn Vũ Đế này là một bí ẩn của lịch sử giữa 2 triều Hán và Triệu.
Ấn vàng Văn Đế hành tỉ từ mộ Triệu Mạt ở Quảng Châu (ảnh wikipedia).
Rất có thể khi Anh Tề ở Trường An nhà Hán đã lấy được ấn Vũ Đế, rồi mang về nước Nam Việt mà xưng vua, lập hoàng hậu, thái tử. Cũng có thể ấn Vũ Đế đã có ở Nam Việt từ Triệu Văn Vương. Nhưng chiếc ấn này có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với nhà Triệu mà còn với nhà Hán, vì đó mà Anh Tề có thể dùng để đòi quyền với nhà Hán (đòi người - Cù Thị và thái tử Hưng). Điều này cho thấy, ấn Vũ Đế thực chất là bảo tỉ khai quốc của Triệu Đà - Lưu Bang, ông tổ của cả 2 nước Hán (Hiếu) và Triệu. Người giữ ấn có quyền khẳng định ngôi vị chính truyền của mình từ vị Cao Tổ - Vũ Đế này.
Sau đó, khi Cù Hậu và Triệu Ai Vương (tên Hưng) định nội phụ vào chầu nhà Hán, nhà Hán ban cho Hưng và Lữ Gia "ấn bạc". Điều này cho thấy, ấn Vũ Đế ban đầu là ấn vàng, tức là ấn của Hoàng đế, với nghĩa sánh ngang với nhà Hán.
Câu chuyện Triệu Anh Tề làm con tin ở Hán, lấy Cù Thị, rồi lúc về giấu ấn Vũ Đế để xưng vương là cốt của câu chuyện Nhã Lang lấy Cảo Nương rồi đánh tráo móng rồng trong truyền thuyết về Triệu Quang Phục. Cù và Cảo là cận âm. Nhã Lang là Anh Tề cận nghĩa.
Sau đó, khi Cù Hậu và Triệu Ai Vương (tên Hưng) định nội phụ vào chầu nhà Hán, nhà Hán ban cho Hưng và Lữ Gia "ấn bạc". Điều này cho thấy, ấn Vũ Đế ban đầu là ấn vàng, tức là ấn của Hoàng đế, với nghĩa sánh ngang với nhà Hán.
Câu chuyện Triệu Anh Tề làm con tin ở Hán, lấy Cù Thị, rồi lúc về giấu ấn Vũ Đế để xưng vương là cốt của câu chuyện Nhã Lang lấy Cảo Nương rồi đánh tráo móng rồng trong truyền thuyết về Triệu Quang Phục. Cù và Cảo là cận âm. Nhã Lang là Anh Tề cận nghĩa.
Mảng chạm đầu hồi đình Ước Lễ, Thanh Oai.
Thần tích Lữ Nam Đế kể tiếp đoạn Cù Hậu âm mưu hại Lữ Gia trong tiệc rượu:
Sứ giả ngồi phía Đông, Cù Hậu ngồi ở phía Nam, Hưng và các tướng đều ngồi ở phía Tây. Em trai Lữ Gia là Lữ Cường làm tướng, đem binh sĩ đến ở ngoài cung. Khi rót rượu, Cù Hậu nói với Lữ Gia rằng: “Nam Việt nội phục nhà Hán là có lợi, tướng quân không muốn là cớ làm sao?”. Nói vậy là có ý khích sứ giả nhà Hán, nhưng sứ giả hồ nghi không dám chống cự.
Lữ Gia thấy xung quanh không có tai mắt của mình liền bỏ ra ngoài. Cù Hậu tức giận muốn cầm mâu đâm Lữ Gia, nhưng Hưng cản lại. Lữ Gia đi ra, sai em trai mang quân đến phủ đệ riêng ở Trúc Viên Sài Sơn, cáo bệnh không gặp sứ giả.
Đoạn kể này cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng mà Sử ký Tư Mã Thiên không đề cập tới. Em trai của thừa tướng Lữ Gia tên là Lữ Cường. Lữ Cường làm tướng võ, cầm đầu quân đội. Sau khi nội bộ nhà Triệu mâu thuẫn về việc nội phụ nhà Hán thì họ Lữ chia nhau ra. Lữ Gia ở lại Phiên Ngung. Lữ Cường dẫn quân về đóng ở quê họ Lữ ở Sài Sơn.
Thông tin này cho phép hiểu hơn diễn biến sau đó và việc thờ Lữ Gia ở vùng Quốc Oai. Lữ Gia sau khi giết Cù Hậu và Triệu Ai Vương, đã lập con trưởng của Minh Vương là Kiến Đức lên làm vua, tên hiệu là Triệu Vệ Dương Vương. Khi Lộ Bác Đức nhà Hán dẫn quân chiếm Phiên Ngung, Lữ Gia cùng hàng trăm gia quyến lên thuyền đi về phía Tây, trở về quê hương ở vùng Bắc Việt. Lộ Bác Đức đuổi theo và bắt giết được Lữ Gia ở vùng Nam Định (núi Gôi, Vụ Bản). Đây cũng là vùng cửa sông Hát (sông Đáy) đổ ra biển, xưa gọi là cửa Đại Ác.
Lữ Gia hy sinh ở vùng cuối sông Hát. Ông được tôn làm Lữ Nam Đế cho dù ông chưa hề làm vua bao giờ. Rất có thể cái tên Lữ Nam Đế này là tên kép chỉ Lữ Gia và Triệu Vệ Dương Vương, 2 người đã cùng lập vị và cùng vong ở cửa Đại Ác.
Vậy còn Lữ Gia nào tiếp tục chống quân Hán ở vùng đầu sông Hát - Quốc Oai? Hang Cắc Cớ trong núi Sài tương truyền là nơi nghĩa quân Lữ Gia tử tiết. Miếu thờ Lữ Gia ở làng Thụy Khê dưới chân núi Sài nay vẫn còn.
Sứ giả ngồi phía Đông, Cù Hậu ngồi ở phía Nam, Hưng và các tướng đều ngồi ở phía Tây. Em trai Lữ Gia là Lữ Cường làm tướng, đem binh sĩ đến ở ngoài cung. Khi rót rượu, Cù Hậu nói với Lữ Gia rằng: “Nam Việt nội phục nhà Hán là có lợi, tướng quân không muốn là cớ làm sao?”. Nói vậy là có ý khích sứ giả nhà Hán, nhưng sứ giả hồ nghi không dám chống cự.
Lữ Gia thấy xung quanh không có tai mắt của mình liền bỏ ra ngoài. Cù Hậu tức giận muốn cầm mâu đâm Lữ Gia, nhưng Hưng cản lại. Lữ Gia đi ra, sai em trai mang quân đến phủ đệ riêng ở Trúc Viên Sài Sơn, cáo bệnh không gặp sứ giả.
Đoạn kể này cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng mà Sử ký Tư Mã Thiên không đề cập tới. Em trai của thừa tướng Lữ Gia tên là Lữ Cường. Lữ Cường làm tướng võ, cầm đầu quân đội. Sau khi nội bộ nhà Triệu mâu thuẫn về việc nội phụ nhà Hán thì họ Lữ chia nhau ra. Lữ Gia ở lại Phiên Ngung. Lữ Cường dẫn quân về đóng ở quê họ Lữ ở Sài Sơn.
Thông tin này cho phép hiểu hơn diễn biến sau đó và việc thờ Lữ Gia ở vùng Quốc Oai. Lữ Gia sau khi giết Cù Hậu và Triệu Ai Vương, đã lập con trưởng của Minh Vương là Kiến Đức lên làm vua, tên hiệu là Triệu Vệ Dương Vương. Khi Lộ Bác Đức nhà Hán dẫn quân chiếm Phiên Ngung, Lữ Gia cùng hàng trăm gia quyến lên thuyền đi về phía Tây, trở về quê hương ở vùng Bắc Việt. Lộ Bác Đức đuổi theo và bắt giết được Lữ Gia ở vùng Nam Định (núi Gôi, Vụ Bản). Đây cũng là vùng cửa sông Hát (sông Đáy) đổ ra biển, xưa gọi là cửa Đại Ác.
Lữ Gia hy sinh ở vùng cuối sông Hát. Ông được tôn làm Lữ Nam Đế cho dù ông chưa hề làm vua bao giờ. Rất có thể cái tên Lữ Nam Đế này là tên kép chỉ Lữ Gia và Triệu Vệ Dương Vương, 2 người đã cùng lập vị và cùng vong ở cửa Đại Ác.
Vậy còn Lữ Gia nào tiếp tục chống quân Hán ở vùng đầu sông Hát - Quốc Oai? Hang Cắc Cớ trong núi Sài tương truyền là nơi nghĩa quân Lữ Gia tử tiết. Miếu thờ Lữ Gia ở làng Thụy Khê dưới chân núi Sài nay vẫn còn.
Điện thờ ở đền Lữ Gia tại làng Thụy Khê, Sài Sơn.
Thông tin từ thần tích cho thấy, vị họ Lữ chống quân Hán ở vùng Sài Sơn không phải là thừa tướng Lữ Gia mà là Lữ Cường, tướng chỉ huy quân đội đã dẫn quân về Sài Sơn trước khi nổ ra cuộc chiến giữa Nam Việt và nhà Hán. Vị "Lữ gia" được thờ ở vùng Thanh Oai - Quốc Oai như thế thực ra là Lữ Cường.
Vùng Thanh Oai - Quốc Oai xưa được gọi là Đỗ Động. Nơi đây có thành Quèn với các hiện vật khảo cổ của thời Tây Hán như các mảnh sành sứ, hay rõ ràng hơn nữa là các đồng tiền Ngũ Thù của thời Tây Hán đã được tìm thấy ở đây. Rất có thể thành Quèn chính là địa danh "Trúc Viên" được nói tới trong thần tích. Phép phiên thiết cho ta kết quả:
Trúc Viên thiết Triên - Chiên - Quyên - Quèn.
Tên gọi khác của thành Quèn là Cổ Hiền, cũng là tên phiên thiết, cho chữ Quyền - Quèn. Tên thành có thể thực sự là Quyền, chỉ trị sở trung tâm nắm quyền cai quản của khu vực "Quốc Oai" - oai nước, lúc này.
Sự kiện Lữ Cường dẫn quân Nam Việt lui về Quốc Oai, xây thành phòng thủ chống Hán được truyền thuyết Việt kể tiếp bằng sự tích về Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc, đóng ở thành Quèn, hy sinh ở Tam Xã Sài Sơn. Chỉ có điều, sự kiện này đã bị chép gán vào thời kỳ 12 sứ quân, là thời kỳ vốn không hề xảy ra ở Việt Nam sau này.
Vùng Thanh Oai - Quốc Oai xưa được gọi là Đỗ Động. Nơi đây có thành Quèn với các hiện vật khảo cổ của thời Tây Hán như các mảnh sành sứ, hay rõ ràng hơn nữa là các đồng tiền Ngũ Thù của thời Tây Hán đã được tìm thấy ở đây. Rất có thể thành Quèn chính là địa danh "Trúc Viên" được nói tới trong thần tích. Phép phiên thiết cho ta kết quả:
Trúc Viên thiết Triên - Chiên - Quyên - Quèn.
Tên gọi khác của thành Quèn là Cổ Hiền, cũng là tên phiên thiết, cho chữ Quyền - Quèn. Tên thành có thể thực sự là Quyền, chỉ trị sở trung tâm nắm quyền cai quản của khu vực "Quốc Oai" - oai nước, lúc này.
Sự kiện Lữ Cường dẫn quân Nam Việt lui về Quốc Oai, xây thành phòng thủ chống Hán được truyền thuyết Việt kể tiếp bằng sự tích về Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc, đóng ở thành Quèn, hy sinh ở Tam Xã Sài Sơn. Chỉ có điều, sự kiện này đã bị chép gán vào thời kỳ 12 sứ quân, là thời kỳ vốn không hề xảy ra ở Việt Nam sau này.
Hũ tiền Ngũ thù được tìm thấy ở thành Quèn.
Thừa tướng Lữ Gia cùng vua Triệu Vệ Dương Vương hy sinh ở cửa Đại Ác nhưng cuộc chiến chống Hán nước Nam Việt chưa dừng lại đó. Em trai của Lữ Gia là Lữ Cường trước đó đã chia quân về quê hương bản quán, xây dựng tuyến phòng thủ Đỗ Động Sài Sơn (Đỗ có nghĩa là chặn, dừng). Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tiếp tục đánh vào Bắc Việt. Thành Quèn thất thủ, Đỗ Động tướng quân hy sinh ở chân núi Sài...
Nhưng mối nợ nước thù nhà đó chưa hết. Mấy năm sau, cũng ở vùng đất nơi đầu sông Hát đã nổ ra cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ của Ả Lã Trưng Vương. Ả Lã tức là con gái nhà họ Lã, là một trong các hoàng phi của vua Triệu đã chạy về vùng Mê Linh. Vua Triệu Vệ Dương Vương - ông Thi Sách hy sinh ở cửa Đại Ác. Ả Lã vì thù cha (Lữ Gia) thù chồng (Nam Đế) đã tập hợp lại người dân nước Nam Việt cũ làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo...
Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại Sài Sơn:
一點精忠存趙社
千秋正氣峻柴岩
Nhất điểm tinh trung tồn Triệu xã
Thiên thu chính khí tuấn Sài nham.
Dịch:
Lòng trung một điểm gìn nhà Triệu
Chính khí ngàn thu hiểm núi Sài.
Nhưng mối nợ nước thù nhà đó chưa hết. Mấy năm sau, cũng ở vùng đất nơi đầu sông Hát đã nổ ra cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ của Ả Lã Trưng Vương. Ả Lã tức là con gái nhà họ Lã, là một trong các hoàng phi của vua Triệu đã chạy về vùng Mê Linh. Vua Triệu Vệ Dương Vương - ông Thi Sách hy sinh ở cửa Đại Ác. Ả Lã vì thù cha (Lữ Gia) thù chồng (Nam Đế) đã tập hợp lại người dân nước Nam Việt cũ làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo...
Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại Sài Sơn:
一點精忠存趙社
千秋正氣峻柴岩
Nhất điểm tinh trung tồn Triệu xã
Thiên thu chính khí tuấn Sài nham.
Dịch:
Lòng trung một điểm gìn nhà Triệu
Chính khí ngàn thu hiểm núi Sài.
Đình Ngô Sài ở Quốc Oai, nơi thờ Đỗ Cảnh Thạc và Ả Lã Nàng Đê.
No comments:
Post a Comment