Sơn Tây tỉnh, Quốc Oai phủ, Lật Sài tổng, Đa Phúc xã ngọc phả cổ lục.
Bản dịch:
SỰ TÍCH LỮ NAM ĐẾ
Thần họ Lữ húy Gia, người xã Thiên Phúc (nay đổi là Đa Phúc) huyện Ninh Sơn (đời Lê Trang Tôn đổi là Yên Sơn), làm quan triều Triệu Văn Vương, đến khi Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó.
Lúc đầu, khi Minh Vương còn là Thái tử, vào làm con tin bên nhà Hán sống ở Trường An, lấy bà Cù Thị ở Hàm Đan, sinh được một người con trai tên là Hưng. Đến khi Minh Vương lên ngôi, nhân giấu ấn của Tiên đế, đã dâng thư cho nhà Hán xin lập bà họ Cù làm hoàng hậu, con trai Hưng làm Thái tử. Nhà Hán nhiều lần sai sứ giả dụ Minh Vương vào triều. Minh Vương đã cáo bệnh không chịu nghe theo. Đến khi con trai Hưng đã lập tôn bà họ Cù làm hoàng hậu.
Nguyên khi bà họ Cù chưa lấy Minh Vương, bà thường đi lại với Thiếu Quý An Quốc người Bá Lăng. Năm Nguyên Đỉnh thứ 4 đời Vũ Đế nhà Hán đã sai Thiếu Quý đến dụ Hưng và hoàng hậu Cù Thị vào triều. Đến khi sang nước Việt, Thiếu Quý lại tư thông với bà. Người trong nước biết chuyện đó, nhiều người không ủng hộ. Cù Hậu tức giận, muốn dựa vào thế nhà Hán, nhiều lần khuyên Hưng và các quần thần quy phục. Thế rồi nhân sứ giả nhà Hán đến, liền dâng thư xin được theo qui chế đối với các nước chư hầu ba năm một lần triều cống, vua nhà Hán chấp thuận, liền ban ấn bạc cho Hưng và Thừa tướng Lữ Gia. Năm sau, Hưng và và Cù Hậu đã sắm sửa hành trang của cải châu báu đầy đủ để nhập triều.
Lúc đó, Thừa tướng Lữ Gia tuổi đã cao, làm Thừa tướng trải qua ba triều, tôn tộc đều làm trưởng lại đại thần, tất cả hơn 70 người. Con trai thì lấy công chúa, con gái đều gả cho con em các nhà vương gia. Ngày ấy, họ Lữ giữ quyền rất lớn, người trong nước tin theo, còn lớn hơn cả người theo vua Triệu. Lữ Gia đã nhiều lần can ngăn Hưng không nên qui phục nhà Hán, nhưng Hưng không nghe, nên đã nhiều lần cáo bệnh không muốn gặp sứ giả.
Sứ giả nhà Hán đều để ý đến Lữ Gia. Cù Hậu bèn bầy tiệc rượu mời sứ giả nhà Hán đến, âm mưu trừ khử Lữ Gia. Sứ giả đến uống rượu, các đại thần đều đến uống rượu. Sứ giả ngồi phía đông, Cù Hậu ngồi ở phía Nam, Hưng và các tướng đều ngồi ở phía Tây. Em trai Lữ Gia là Lữ Cường làm tướng, đem binh sĩ đến ở ngoài cung.
Khi rót rượu, Cù Hậu nói với Lữ Gia rằng: “Nam Việt nội phục nhà Hán là có lợi, tướng quân không muốn là cớ làm sao?”. Nói vậy là có ý khích sứ giả nhà Hán, nhưng sứ giả hồ nghi nhìn nhau không dám chống cự.
Lữ Gia thấy xung quanh không có tai mắt của mình liền bỏ ra ngoài. Cù Hậu tức giận muốn cầm mâu đâm Lữ Gia, nhưng Hưng cản lại. Lữ Gia đi ra, sai em trai mang quân đến phủ đệ riêng ở Trúc Viên Sài Sơn, cáo bệnh không gặp sứ giả.
Cù Hậu muốn giết Lữ Gia nhưng không giết nổi. Hán Vũ Đế cho rằng: “Hưng và Cù Hậu đã quy phục, chỉ còn Lữ Gia là không chịu nghe theo, nên không muốn mang quân sang đánh, muốn sai tướng là Trang Sâm mang 2000 quân đi sứ.
Trang Sâm nói: “Nếu có ý tốt thì mang vài người là đủ, còn nếu dùng vũ lực mà đem 2000 người thì chẳng làm gì được”. Tướng ở Tế Bắc là Hàn Thiên Thu hăng hái nói rằng: “Chỉ có nước Nam Việt bé tí tẹo thế, lại có thêm Hưng và Cù Hậu làm nội ứng rồi, thì thần chỉ xin đem theo 300 dũng sĩ sang sẽ bắt được Lữ Gia đem về đền ơn vua”. Thế là nhà Hán liền cử Hàn Thiên Thu và em trai Cù Hậu là Cù Lạc đem 2000 quân sang đất Việt.
Thừa tướng Lữ Gia liền ban lệnh cho dân cả nước rằng: “Vua Triệu nhỏ tuổi, Cù Hậu vốn là người Hán, đã từng dâm loạn với sứ nhà Hán, chỉ muốn nội phụ nhà Hán, lại mang tất cả bảo khí của Tiên Đế để sang cống vua Hán để lấy lòng, lại sai tôi tớ đem vàng bạc đến Trường An bán kiếm lời. Họ chỉ giữ mối lợi nhất thời, chẳng đoái hoài đến giang sơn xã tắc nhà Triệu”. Thế rồi sai tướng đến đánh, giết chết cả Hưng, Cù Hậu và sứ giả nhà Hán. Lại cho người đến nói với Tần Vương ở Thương Ngô, xin cho lập con cả của Triệu Minh Vương là Kiến Đức làm vua Nam Việt.
Kiến Đức lên ngôi thì Hàn Thiên Thu đem quân đến xâm phạm bờ cõi, phá tan mấy làng ấp. Lữ Gia liền mở đường, cấp lương cho binh sĩ, đặt đồn lũy đến tận Phiên Ngung dài 40 dặm, đem quân đánh giết chết Hàn Thiên Thu, treo cờ tiết nhà Hán lên trên ải. Sau đó lại chất đá làm cửa, chống lại quân Hán. Nhà Hán sai Lâu Thuyền tướng quân đến chặn giữ các nơi hiểm yếu, lại sai bọn Lộ Bác Đức, Dương Bộc đem mấy vạn quân đến công phá cửa đá, đánh bại quân Việt. Kiến Đức và Lữ Gia đem mấy trăm quân đi thuyền chạy ra biển. Thế là nhà Triệu đã bị bọn Lộ Bác Đức, Dương Bộc dẹp yên.
Tương truyền, Lữ Gia đánh nhau với quân Hán, bị thua lại bị quân Hán chém cụt đầu. Ngài vẫn ngồi trên lưng ngựa, chạy mãi đến địa giới xã Đăng Khôi huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản), gặp đám phụ nữ đi qua, họ đều nói: “Xưa nay người không có đầu lại có thể sống được chẳng?”. Thế là Người liền ngã ngựa mà hóa. Ngài rất linh thiêng, các đời vua đều phong tặng, trong đó có ý tán thán rằng: “Lữ Nam Đế đã tỏ rõ tài năng dám chống lại nhà Hán”.
Người đời sau từng ca ngợi: “Riêng một mình chẳng coi được ấn tín nhà Hán làm vinh hạnh, nên rõ ràng không thuận tiện cho kẻ quy phụ, thế thì há bảo là không trí được chăng? Chém Thiếu Quý diệt Thiên Thu bỏ cờ tiết nhà Hán, chiếm cứ nơi hiểm yếu, như thế há bảo rằng không dũng mãnh hay sao? Phế một vua lập một vua, chỉ biết thờ con cháu Vũ Đế, giữ gìn xã tắc nhà Triệu, sống chết vì đất nước, như thế há bảo rằng không có nghĩa được hay sao?”.
Từ xưa đến nay nhân dân các nơi thờ phụng rất là tôn kính, hễ có cầu khấn điều gì đều rất linh nghiệm.
Nguyên văn:Thần họ Lữ húy Gia, người xã Thiên Phúc (nay đổi là Đa Phúc) huyện Ninh Sơn (đời Lê Trang Tôn đổi là Yên Sơn), làm quan triều Triệu Văn Vương, đến khi Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó.
Lúc đầu, khi Minh Vương còn là Thái tử, vào làm con tin bên nhà Hán sống ở Trường An, lấy bà Cù Thị ở Hàm Đan, sinh được một người con trai tên là Hưng. Đến khi Minh Vương lên ngôi, nhân giấu ấn của Tiên đế, đã dâng thư cho nhà Hán xin lập bà họ Cù làm hoàng hậu, con trai Hưng làm Thái tử. Nhà Hán nhiều lần sai sứ giả dụ Minh Vương vào triều. Minh Vương đã cáo bệnh không chịu nghe theo. Đến khi con trai Hưng đã lập tôn bà họ Cù làm hoàng hậu.
Nguyên khi bà họ Cù chưa lấy Minh Vương, bà thường đi lại với Thiếu Quý An Quốc người Bá Lăng. Năm Nguyên Đỉnh thứ 4 đời Vũ Đế nhà Hán đã sai Thiếu Quý đến dụ Hưng và hoàng hậu Cù Thị vào triều. Đến khi sang nước Việt, Thiếu Quý lại tư thông với bà. Người trong nước biết chuyện đó, nhiều người không ủng hộ. Cù Hậu tức giận, muốn dựa vào thế nhà Hán, nhiều lần khuyên Hưng và các quần thần quy phục. Thế rồi nhân sứ giả nhà Hán đến, liền dâng thư xin được theo qui chế đối với các nước chư hầu ba năm một lần triều cống, vua nhà Hán chấp thuận, liền ban ấn bạc cho Hưng và Thừa tướng Lữ Gia. Năm sau, Hưng và và Cù Hậu đã sắm sửa hành trang của cải châu báu đầy đủ để nhập triều.
Lúc đó, Thừa tướng Lữ Gia tuổi đã cao, làm Thừa tướng trải qua ba triều, tôn tộc đều làm trưởng lại đại thần, tất cả hơn 70 người. Con trai thì lấy công chúa, con gái đều gả cho con em các nhà vương gia. Ngày ấy, họ Lữ giữ quyền rất lớn, người trong nước tin theo, còn lớn hơn cả người theo vua Triệu. Lữ Gia đã nhiều lần can ngăn Hưng không nên qui phục nhà Hán, nhưng Hưng không nghe, nên đã nhiều lần cáo bệnh không muốn gặp sứ giả.
Sứ giả nhà Hán đều để ý đến Lữ Gia. Cù Hậu bèn bầy tiệc rượu mời sứ giả nhà Hán đến, âm mưu trừ khử Lữ Gia. Sứ giả đến uống rượu, các đại thần đều đến uống rượu. Sứ giả ngồi phía đông, Cù Hậu ngồi ở phía Nam, Hưng và các tướng đều ngồi ở phía Tây. Em trai Lữ Gia là Lữ Cường làm tướng, đem binh sĩ đến ở ngoài cung.
Khi rót rượu, Cù Hậu nói với Lữ Gia rằng: “Nam Việt nội phục nhà Hán là có lợi, tướng quân không muốn là cớ làm sao?”. Nói vậy là có ý khích sứ giả nhà Hán, nhưng sứ giả hồ nghi nhìn nhau không dám chống cự.
Lữ Gia thấy xung quanh không có tai mắt của mình liền bỏ ra ngoài. Cù Hậu tức giận muốn cầm mâu đâm Lữ Gia, nhưng Hưng cản lại. Lữ Gia đi ra, sai em trai mang quân đến phủ đệ riêng ở Trúc Viên Sài Sơn, cáo bệnh không gặp sứ giả.
Cù Hậu muốn giết Lữ Gia nhưng không giết nổi. Hán Vũ Đế cho rằng: “Hưng và Cù Hậu đã quy phục, chỉ còn Lữ Gia là không chịu nghe theo, nên không muốn mang quân sang đánh, muốn sai tướng là Trang Sâm mang 2000 quân đi sứ.
Trang Sâm nói: “Nếu có ý tốt thì mang vài người là đủ, còn nếu dùng vũ lực mà đem 2000 người thì chẳng làm gì được”. Tướng ở Tế Bắc là Hàn Thiên Thu hăng hái nói rằng: “Chỉ có nước Nam Việt bé tí tẹo thế, lại có thêm Hưng và Cù Hậu làm nội ứng rồi, thì thần chỉ xin đem theo 300 dũng sĩ sang sẽ bắt được Lữ Gia đem về đền ơn vua”. Thế là nhà Hán liền cử Hàn Thiên Thu và em trai Cù Hậu là Cù Lạc đem 2000 quân sang đất Việt.
Thừa tướng Lữ Gia liền ban lệnh cho dân cả nước rằng: “Vua Triệu nhỏ tuổi, Cù Hậu vốn là người Hán, đã từng dâm loạn với sứ nhà Hán, chỉ muốn nội phụ nhà Hán, lại mang tất cả bảo khí của Tiên Đế để sang cống vua Hán để lấy lòng, lại sai tôi tớ đem vàng bạc đến Trường An bán kiếm lời. Họ chỉ giữ mối lợi nhất thời, chẳng đoái hoài đến giang sơn xã tắc nhà Triệu”. Thế rồi sai tướng đến đánh, giết chết cả Hưng, Cù Hậu và sứ giả nhà Hán. Lại cho người đến nói với Tần Vương ở Thương Ngô, xin cho lập con cả của Triệu Minh Vương là Kiến Đức làm vua Nam Việt.
Kiến Đức lên ngôi thì Hàn Thiên Thu đem quân đến xâm phạm bờ cõi, phá tan mấy làng ấp. Lữ Gia liền mở đường, cấp lương cho binh sĩ, đặt đồn lũy đến tận Phiên Ngung dài 40 dặm, đem quân đánh giết chết Hàn Thiên Thu, treo cờ tiết nhà Hán lên trên ải. Sau đó lại chất đá làm cửa, chống lại quân Hán. Nhà Hán sai Lâu Thuyền tướng quân đến chặn giữ các nơi hiểm yếu, lại sai bọn Lộ Bác Đức, Dương Bộc đem mấy vạn quân đến công phá cửa đá, đánh bại quân Việt. Kiến Đức và Lữ Gia đem mấy trăm quân đi thuyền chạy ra biển. Thế là nhà Triệu đã bị bọn Lộ Bác Đức, Dương Bộc dẹp yên.
Tương truyền, Lữ Gia đánh nhau với quân Hán, bị thua lại bị quân Hán chém cụt đầu. Ngài vẫn ngồi trên lưng ngựa, chạy mãi đến địa giới xã Đăng Khôi huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản), gặp đám phụ nữ đi qua, họ đều nói: “Xưa nay người không có đầu lại có thể sống được chẳng?”. Thế là Người liền ngã ngựa mà hóa. Ngài rất linh thiêng, các đời vua đều phong tặng, trong đó có ý tán thán rằng: “Lữ Nam Đế đã tỏ rõ tài năng dám chống lại nhà Hán”.
Người đời sau từng ca ngợi: “Riêng một mình chẳng coi được ấn tín nhà Hán làm vinh hạnh, nên rõ ràng không thuận tiện cho kẻ quy phụ, thế thì há bảo là không trí được chăng? Chém Thiếu Quý diệt Thiên Thu bỏ cờ tiết nhà Hán, chiếm cứ nơi hiểm yếu, như thế há bảo rằng không dũng mãnh hay sao? Phế một vua lập một vua, chỉ biết thờ con cháu Vũ Đế, giữ gìn xã tắc nhà Triệu, sống chết vì đất nước, như thế há bảo rằng không có nghĩa được hay sao?”.
Từ xưa đến nay nhân dân các nơi thờ phụng rất là tôn kính, hễ có cầu khấn điều gì đều rất linh nghiệm.
山西省國威府栗柴總多福社玉譜古籙
呂南帝事跡
神姓呂諱嘉寧山(黎莊尊時改為安山縣)天福人(今改多福)仕趙文王朝至明王即位拜太傅初明王為太子時入質於漢居長安娶邯郸樛氏女生子興及明王即位因藏先帝璽上書於漢請立樛氏為皇后興為世子漢数遣使者誘明王入朝王稱病不朝從子興立尊樛氏為皇后原樛氏未嫁明王時常與伯陵人安國少季通漢武帝元鼎四年使少季来誘興及樛后入朝少季至後與後私通國人知之多不附樛后后怒欲倚漢威数勸興群臣求內附即因使者上言請此內諸侯三歲一朝漢帝許之錫興與丞相呂嘉銀印次年興及樛后知飭治行装重宝為入朝
其时丞相呂嘉年老歷相三朝尊族仕官為長史者七十餘人男皆尚公主女皆嫁王之子弟及槍梧秦王有連親壻也其㞐國中甚重國人信之多為耳目者得眾心愈於王嘉数諌興勿內附弗咱因称病不見漢使者使者皆注意嘉樛后乃置酒介漢使隂謀欲誅嘉使者飲大臣皆視坐飲使者東鄉樛南鄉興與将相皆西鄉嘉弟呂強為将将卒居宮外行酒后謂嘉曰
南越內附國之利也而相君不更者何也以意激漢使使者弧疑相顧遂莫敢抗嘉見耳目非是即出后怒欲縦嘉以矛興止之嘉遂出分其弟兵仍就柴山竹園私第称病不見使者后欲誅嘉而力不能
漢武帝以為興及樛氏已內附獨嘉不咱命不足興兵欲使将莊参以弍千兵往使莊参曰以好往数人足矣以武往二千人無以為也濟北将韓千秋奮曰以一區區之越又有興及樛后內為應願得勇士三百人必蒦嘉以报於是漢使韓千秋興樛后弟樛樂以弍千人往入境丞相嘉遂不令國中趙王年少樛后本漢人又與漢使乱專欲內附尽持先帝器入献于漢以自媚多縱人行至長安慮賣以為重僕自守一時之利無願趙氏社稷為萬世計慮之意乃與其弟将卒攻興遂殺興及樛后尽殺漢使者遣人先說槍梧秦王及諸郡邑立明王長子衛陽侯建德為王建德即立而韓千秋引兵入境破数小邑嘉乃開道給良未至番禺四十里出兵撃韓千秋等滅之使亟封漢使節置塞上人積石為門以抗漢楼船發兵守要害處漢使博德楊僕等将𢼂萬進兵破石門敗之建德及嘉興𢼂百人夜奔入海以船西去而趙已為博德楊僕等所平矣
世傳以為嘉與戰漢不利䘮其首猶騎馬奔至天本縣(今務本縣)登灰社諸村婦女皆言古今豈有無首而生者遂墜馬為死稔著靈異歷代封曰呂南帝盖表其能與北敵抗也後人称之曰獨不漢印為荣確然求內附為不便不可謂非智誅少季滅千秋亟封漢印㨿守要害攄先王之忄憤於九泉不可謂非勇癈一君立一君惟知事武帝子孫趙氏社稷死生以之遑悔其他不可謂非義從来北方之民歲時奉祀祈禳無不靈驗焉
No comments:
Post a Comment