Ma Cô Tiên trong thần thoại Trung Hoa là một nữ thần trường thọ cùng với Tây Vương Mẫu. Thế nhưng ở Việt Nam lại có di tích và tục thờ Ma Cô Tiên từ lâu đời, gắn liền với một giai đoạn giao thời đặc biệt giữa huyền thoại và lịch sử.
Đại Nam nhất thống chí chép: Núi Trâu Sơn còn gọi là núi Vũ Ninh ở phía Đông huyện Quế Dương 12 dặm, núi non liên tiếp kéo dài, trên núi có Việt Tỉnh (Giếng Việt). Tục truyền đời Hùng Vương, vua nhà Ân sang xâm lăng, đóng binh ở dưới núi. Đổng Thần Vương đánh phá, Ân Vương chết tại núi này, người nơi ấy lập đền thờ, lâu năm đền bỏ hoang. Đến đời Tần có Thôi Lượng sửa sang lại. Ân Vương cảm ơn ấy sai Tiên Ma Cô trao thuốc tiên cho con của Lượng, chữa được bệnh bướu cổ. Ở bên núi có đền Ma Cô Tiên, lại có hai đền thờ, thờ Triệu Vũ Đế và Triệu Việt Vương.
Đại Nam nhất thống chí chép: Núi Trâu Sơn còn gọi là núi Vũ Ninh ở phía Đông huyện Quế Dương 12 dặm, núi non liên tiếp kéo dài, trên núi có Việt Tỉnh (Giếng Việt). Tục truyền đời Hùng Vương, vua nhà Ân sang xâm lăng, đóng binh ở dưới núi. Đổng Thần Vương đánh phá, Ân Vương chết tại núi này, người nơi ấy lập đền thờ, lâu năm đền bỏ hoang. Đến đời Tần có Thôi Lượng sửa sang lại. Ân Vương cảm ơn ấy sai Tiên Ma Cô trao thuốc tiên cho con của Lượng, chữa được bệnh bướu cổ. Ở bên núi có đền Ma Cô Tiên, lại có hai đền thờ, thờ Triệu Vũ Đế và Triệu Việt Vương.
Một tấm bia ? Cô Tiên tự với chữ bị xóa.
Ở Trâu Sơn nay tại làng Châu Cầu (xã Châu Phong, Quế Võ, Bắc Ninh) có ngôi cổ tự mang tên chùa Cô Tiên. Khi xem các bia đá cổ tại chùa thì phát hiện thấy tất cả những chỗ có tên chùa đều bị đục mất 1 chữ trước chữ Cô Tiên. Theo ông Nguyễn Quang Khải, là một nhà nghiên cứu tôn giáo có thâm niên ở Bắc Ninh, thì cách đây hơn 30 năm ông đã từng đọc bia tại chùa này. Khi đó chữ bị đục vẫn còn nhận ra là chữ Ma và như thế chính tên ngôi chùa này là chùa Ma Cô Tiên 麻姑仙.
Sự tích về Ma Cô Tiên được ghi trong Truyện Giếng Việt của Lĩnh Nam chích quái: Tiết Thượng nguyên tháng Giêng, phương dân đi lễ đền, có người cúng một cặp bình pha lê. Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, bỗng bình rơi xuống đất, vỡ sứt một mảnh; người ta bắt Ma Cô lại đòi bồi thường. Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là người tiên; họ mới lấy roi đánh. Thôi Vỹ thấy thế thương hại, cởi áo đền hộ nàng; Ma Cô được khỏi đánh.Chuyện Ma Cô Tiên đánh vỡ bình ở đền được Thôi Vỹ (con của Thôi Lượng) cứu giúp rất giống truyện Từ Thức gặp tiên làm gãy cành hoa mẫu đơn ở huyện Tiên Du, cũng trong Bắc Ninh. Từ Thức sau vào hang động gặp được Giáng Tiên, còn Thôi Vỹ rơi xuống giếng rồi gặp Ma Cô Tiên, được Ma Cô Tiên tìm người con gái gả cho Thôi Vỹ. Từ Thức ra về bằng một cỗ xe đi rất nhanh còn Thôi Vỹ được kể là do Dương quan đưa về. Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trên núi, nay con dê ấy còn ở sau đền Việt Vương trên núi Trâu.“Con dê đá” ấy nay đúng là vẫn còn ở Trâu Sơn, nhưng nó không phải là Dê. Nay ở làng Cựu Tự của xã Ngọc Xá còn một tượng đá lớn cao gần bằng người, có hình một con vật kỳ lạ, có chân móng guốc, có sừng cong như sừng dê. Nhưng con vật này trên thân có vảy và có cánh ngắn ở cổ vai. Quan sát kỹ còn nhận ra con vật này có mỏ nhọn như mỏ chim.
Sự tích về Ma Cô Tiên được ghi trong Truyện Giếng Việt của Lĩnh Nam chích quái: Tiết Thượng nguyên tháng Giêng, phương dân đi lễ đền, có người cúng một cặp bình pha lê. Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, bỗng bình rơi xuống đất, vỡ sứt một mảnh; người ta bắt Ma Cô lại đòi bồi thường. Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là người tiên; họ mới lấy roi đánh. Thôi Vỹ thấy thế thương hại, cởi áo đền hộ nàng; Ma Cô được khỏi đánh.Chuyện Ma Cô Tiên đánh vỡ bình ở đền được Thôi Vỹ (con của Thôi Lượng) cứu giúp rất giống truyện Từ Thức gặp tiên làm gãy cành hoa mẫu đơn ở huyện Tiên Du, cũng trong Bắc Ninh. Từ Thức sau vào hang động gặp được Giáng Tiên, còn Thôi Vỹ rơi xuống giếng rồi gặp Ma Cô Tiên, được Ma Cô Tiên tìm người con gái gả cho Thôi Vỹ. Từ Thức ra về bằng một cỗ xe đi rất nhanh còn Thôi Vỹ được kể là do Dương quan đưa về. Dương quan nhân biến thành một con dê đá đứng ở trên núi, nay con dê ấy còn ở sau đền Việt Vương trên núi Trâu.“Con dê đá” ấy nay đúng là vẫn còn ở Trâu Sơn, nhưng nó không phải là Dê. Nay ở làng Cựu Tự của xã Ngọc Xá còn một tượng đá lớn cao gần bằng người, có hình một con vật kỳ lạ, có chân móng guốc, có sừng cong như sừng dê. Nhưng con vật này trên thân có vảy và có cánh ngắn ở cổ vai. Quan sát kỹ còn nhận ra con vật này có mỏ nhọn như mỏ chim.
Tượng linh vật đá ở làng Cựu Tự.
So sánh với các hình tượng linh vật cổ chợt nhận ra, đây là con Phi Liêm, một dạng kết hợp giữa Rồng và Phượng. Phi Liêm là linh vật phổ biến vào thời Tần Hán ở Trung Quốc. Phi Liêm tượng trưng cho thần gió (Phong Sư) và là tiền thân của các hình tượng Thiên Lộc, Tỳ Hưu, Kỳ Lân sau này.
Truyện Giếng Việt cho biết: Đến đời Nhâm Ngao, Triệu Đà Nam xâm lại đóng quân ở núi này, lại trùng tu miếu mạo, cúng tế hậu hĩnh.Như thế đền thờ Ân Vương ở Trâu Sơn đã được Triệu Đà cho xây sửa cúng tế hậu hĩnh. Đền Ân Vương cũng là nơi mà Ma Cô Tiên đã gặp Thôi Vỹ. Có thể nhận định rằng hình con Phi Liêm đá ở làng Cựu Tự chính là vết tích còn lại của ngôi đền Ân Vương được truyền thuyết nói tới.
Một sự tích khác được kể là giặc Ân khi tới núi Vũ Ninh (tức Trâu Sơn) đã bắt nhân dân ta phải cho ngựa đá ăn… Đây cũng là liên hệ giữa con “Ngựa đá” ở Trâu Sơn với nơi thờ Ân Vương. Tượng Phi Liêm bằng đá nay còn lại ở làng Cựu Tự là linh vật của đền thờ Ân Vương. Bản thân tên làng Cựu Tự nghĩa là nơi thờ cũ, cũng chỉ ra điều này.
Vậy còn đền thờ Triệu Vũ Đế được nói tới ở Trâu Sơn là ở đâu?
Truyện Giếng Việt cho biết: Đến đời Nhâm Ngao, Triệu Đà Nam xâm lại đóng quân ở núi này, lại trùng tu miếu mạo, cúng tế hậu hĩnh.Như thế đền thờ Ân Vương ở Trâu Sơn đã được Triệu Đà cho xây sửa cúng tế hậu hĩnh. Đền Ân Vương cũng là nơi mà Ma Cô Tiên đã gặp Thôi Vỹ. Có thể nhận định rằng hình con Phi Liêm đá ở làng Cựu Tự chính là vết tích còn lại của ngôi đền Ân Vương được truyền thuyết nói tới.
Một sự tích khác được kể là giặc Ân khi tới núi Vũ Ninh (tức Trâu Sơn) đã bắt nhân dân ta phải cho ngựa đá ăn… Đây cũng là liên hệ giữa con “Ngựa đá” ở Trâu Sơn với nơi thờ Ân Vương. Tượng Phi Liêm bằng đá nay còn lại ở làng Cựu Tự là linh vật của đền thờ Ân Vương. Bản thân tên làng Cựu Tự nghĩa là nơi thờ cũ, cũng chỉ ra điều này.
Vậy còn đền thờ Triệu Vũ Đế được nói tới ở Trâu Sơn là ở đâu?
Khu đất trước đây là đình làng Hữu Bằng, với những tấm bia của đình bị vứt bỏ.
Sắc phong năm Minh Mệnh thứ 1 còn sao lưu được của làng Hữu Bằng xã Ngọc Xá cho thông tin: Sắc chỉ Bắc Ninh tỉnh Võ Giang huyện Bằng Xá Thất Gian nhị xã nhĩ nhị xã tòng tiền phụng sự Triệu Vũ Hoàng đế miếu tiết mông ban cấp.
Làng Hữu Bằng cũng là nơi còn lưu được bức tượng Triệu Vũ Đế bằng gỗ lớn bằng người thật cùng với nhiều bia công đức của đình làng. Thông tin từ sắc phong trên cho biết 2 xã Bằng Xá và Thất Gian được ban cấp phụng thờ miếu Triệu Vũ Hoàng Đế. Như thế bức tượng gỗ này và đình làng Hữu Bằng thực chất vốn là của miếu Triệu Vũ Đế được truyền thuyết và sách vở nói tới ở Trâu Sơn.
Làng Hữu Bằng cũng là nơi còn lưu được bức tượng Triệu Vũ Đế bằng gỗ lớn bằng người thật cùng với nhiều bia công đức của đình làng. Thông tin từ sắc phong trên cho biết 2 xã Bằng Xá và Thất Gian được ban cấp phụng thờ miếu Triệu Vũ Hoàng Đế. Như thế bức tượng gỗ này và đình làng Hữu Bằng thực chất vốn là của miếu Triệu Vũ Đế được truyền thuyết và sách vở nói tới ở Trâu Sơn.
Tượng Triệu Vũ Đế còn lại ở chùa Hữu Bằng.
Một chứng thực khác cho tục thờ Ma Cô Tiên ở Châu Sơn được bất ngờ tìm thấy tại chùa Đại Bi, xã Thái Bảo, Gia Bình, Bắc Ninh. Chùa Đại Bi là nơi vị Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang lập nên để tưởng nhớ tới cha mẹ mình và nay còn đền thờ Huyền Quang. Trong sân chùa có mộ của vị Đại Sĩ này với tấm bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng khắc năm Tự Đức thứ 18. Tấm bia cho biết Huyền Quang vốn họ Lý, tên Đạo Tái. Bà mẹ họ Lê một lần đi lấy thuốc trên núi Châu Sơn, nghỉ tại chùa Cô Ma Tiên, mơ thấy một con khỉ đội mũ triều thiên mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào lòng bà. Bà về có thai 12 tháng mới sinh ra con trai…
Tấm bia chùa Đại Bi là bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của ngôi chùa Ma Cô Tiên ở núi Châu Sơn. Câu chuyện con khỉ hầu mặc áo hoàng bào đội mũ triều thiên ở núi Châu Sơn mang đầy ẩn ý. Châu Sơn nơi chùa Ma Cô Tiên như đã biết là khu vực thờ Triệu Vũ Đế, xưa còn là hành cung của vua Triệu khi khởi nghĩa (khi lập đền thờ Ân Vương ở núi Vũ Ninh). Hình tượng khỉ mặc triều phục rõ ràng là chỉ Triệu Vũ Đế. Câu chuyện này muốn nói Tam tổ Huyền Quang là hậu duệ của họ Triệu (thực ra là họ Lý). Thông tin của người dân địa phương ở Châu Sơn cho biết nơi đây cũng là nơi ẩn trú của tôn thất nhà Lý khi nhà Trần lên thay.
Tấm bia chùa Đại Bi là bằng chứng trực tiếp về sự tồn tại của ngôi chùa Ma Cô Tiên ở núi Châu Sơn. Câu chuyện con khỉ hầu mặc áo hoàng bào đội mũ triều thiên ở núi Châu Sơn mang đầy ẩn ý. Châu Sơn nơi chùa Ma Cô Tiên như đã biết là khu vực thờ Triệu Vũ Đế, xưa còn là hành cung của vua Triệu khi khởi nghĩa (khi lập đền thờ Ân Vương ở núi Vũ Ninh). Hình tượng khỉ mặc triều phục rõ ràng là chỉ Triệu Vũ Đế. Câu chuyện này muốn nói Tam tổ Huyền Quang là hậu duệ của họ Triệu (thực ra là họ Lý). Thông tin của người dân địa phương ở Châu Sơn cho biết nơi đây cũng là nơi ẩn trú của tôn thất nhà Lý khi nhà Trần lên thay.
Bia Đệ tam tổ Lý trạng nguyên hành trạng ở chùa Đại Bi.
Vị trí của ngôi chùa/đền Ma Cô Tiên ở núi Trâu/Châu Sơn như thế đã được xác định là chùa Cô Tiên tại làng Châu Cầu. Tuy nhiên, Ma Cô Tiên là ai mà lại có sự tích từ xa xưa và được thờ tự như vậy?
Truyện Giếng Việt kể Ma Cô Tiên dắt một người con gái đem cho Vỹ, bảo đem về làm vợ chồng, lại cho hòn ngọc Long Tụy. Cái tên Châu Cầu 珠球 có nghĩa là viên ngọc, là mối liên hệ với câu chuyện này.
Trong số các tấm bia còn lại ở chùa Cô Tiên có tấm bia Thánh Tổ Cô Tiên Tự Bi mà trên đó còn có thể đọc được một phần bài minh kể về sự tích của vị Thánh Tổ này. Bài minh này bắt đầu bằng việc ca ngợi chùa “? Cô Tiên” là một nơi “cổ tích danh lam” trên vùng đất “long sơn hổ thủy”, đã từng một thời rất thịnh đạt (nhất thời phát đạt). Nơi đây đã từng có một vị đế vương được các nơi xa phải ngưỡng chầu (viễn xứ triều ngưỡng) vì công nghiệp đã dẹp yên nạn binh đao, lưu danh vạn thế. Trong bài minh cũng đề cập đến một nhân vật nữ đã lấy chồng ở phương xa (nữ công viễn giá) và cuối cùng cho biết nơi đây từng là nơi tụ hội của các bậc anh kiệt (nam quán quần anh).
Thông tin từ bài minh trên tấm bia Thánh Tổ Cô Tiên Tự cho thấy Cô Tiên hay Ma Cô Tiên là một nhân vật có thật, liên quan đến một vương triều huy hoàng trong lịch sử và đã được tôn thờ như một vị “Thánh tổ”.
Truyện Giếng Việt kể Ma Cô Tiên dắt một người con gái đem cho Vỹ, bảo đem về làm vợ chồng, lại cho hòn ngọc Long Tụy. Cái tên Châu Cầu 珠球 có nghĩa là viên ngọc, là mối liên hệ với câu chuyện này.
Trong số các tấm bia còn lại ở chùa Cô Tiên có tấm bia Thánh Tổ Cô Tiên Tự Bi mà trên đó còn có thể đọc được một phần bài minh kể về sự tích của vị Thánh Tổ này. Bài minh này bắt đầu bằng việc ca ngợi chùa “? Cô Tiên” là một nơi “cổ tích danh lam” trên vùng đất “long sơn hổ thủy”, đã từng một thời rất thịnh đạt (nhất thời phát đạt). Nơi đây đã từng có một vị đế vương được các nơi xa phải ngưỡng chầu (viễn xứ triều ngưỡng) vì công nghiệp đã dẹp yên nạn binh đao, lưu danh vạn thế. Trong bài minh cũng đề cập đến một nhân vật nữ đã lấy chồng ở phương xa (nữ công viễn giá) và cuối cùng cho biết nơi đây từng là nơi tụ hội của các bậc anh kiệt (nam quán quần anh).
Thông tin từ bài minh trên tấm bia Thánh Tổ Cô Tiên Tự cho thấy Cô Tiên hay Ma Cô Tiên là một nhân vật có thật, liên quan đến một vương triều huy hoàng trong lịch sử và đã được tôn thờ như một vị “Thánh tổ”.
Bia Thánh Tổ Cô Tiên Tự Bi Ký ở chùa Châu Cầu.
Làng Châu Cầu trước đây cũng thờ Triệu Vũ Đế làm thành hoàng làng. Hiện Bảo tàng Bắc Ninh còn lưu được bản sao sự tích về Triệu Vũ Đế và hoàng hậu Trình Thị nhưng là bản sao lục thần tích của xã Đường Sâm ở Kiến Xương phủ, Chân Định huyện (tỉnh Thái Bình ngày nay). Đặc biệt là tất cả các sắc phong hiện còn cho thành hoàng làng Châu Cầu lại không phải sắc phong cho Triệu Vũ Đế.
Hiện làng Châu Cầu còn sao lưu được 9 đạo sắc phong, đạo sớm nhất là năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) ghi tên Thiên tiên Thánh mẫu Đệ nhất Cửu trùng Công chúa. Đạo sắc cuối cùng là năm Duy Tân năm thứ 3 ghi tên thần sau 9 lần gia tặng là Thông huyền Diệu hóa Thanh hư Nhàn uyển Dực bảo Trung hưng Thiên tiên Thánh mẫu Đệ nhất Cửu trùng Công chúa chi Thần.
Hiện làng Châu Cầu còn sao lưu được 9 đạo sắc phong, đạo sớm nhất là năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) ghi tên Thiên tiên Thánh mẫu Đệ nhất Cửu trùng Công chúa. Đạo sắc cuối cùng là năm Duy Tân năm thứ 3 ghi tên thần sau 9 lần gia tặng là Thông huyền Diệu hóa Thanh hư Nhàn uyển Dực bảo Trung hưng Thiên tiên Thánh mẫu Đệ nhất Cửu trùng Công chúa chi Thần.
Bản sao sắc phong Đồng Khánh nhị niên.
Vị thần được thờ ở Châu Cầu có tên là Thiên tiên Thánh mẫu Đệ nhất Cửu trùng Công chúa/Phu nhân. Có thể thấy đây cũng chính là vị Ma Cô Tiên thánh tổ, đã xuất giá lấy chồng xa như trong bia chùa Châu Cầu nói đến.
Danh phong Đệ nhất Cửu trùng chỉ một vị trí rất cao của vị thần này vì Cửu trùng là từ dùng chỉ Vua (Vua Bà). Đệ nhất Cửu trùng Phu nhân trong bối cảnh của Châu Cầu thì chỉ có thể chỉ vị Hoàng hậu của Triệu Vũ Đế, tức bà Trình Thị.
Có thể nhận ra: Ma = má = mẫu. Thiên tiên Thánh mẫu do đó tương đương với tên Ma Cô Tiên. Trong đó chữ Cô chỉ người phụ nữ tu hành, cùng hàm ý trong các tên Thiên tiên, Thánh tổ, Thông huyền, Diệu hóa. Hoàng hậu Trình Thị không chỉ có quyền quản Cửu trùng mà còn là một đạo sĩ, thánh tổ của một đạo giáo. Thật bất ngờ khi biết rằng hoàng hậu của Triệu Vũ Đế là người đã từng có thực quyền nhiếp chính, được tôn xưng là Mẫu nghi thiên hạ và hóa thần trong văn hóa Việt Nam và Trung Hoa như một vị tiên đầy quyền năng.
Danh phong Đệ nhất Cửu trùng chỉ một vị trí rất cao của vị thần này vì Cửu trùng là từ dùng chỉ Vua (Vua Bà). Đệ nhất Cửu trùng Phu nhân trong bối cảnh của Châu Cầu thì chỉ có thể chỉ vị Hoàng hậu của Triệu Vũ Đế, tức bà Trình Thị.
Có thể nhận ra: Ma = má = mẫu. Thiên tiên Thánh mẫu do đó tương đương với tên Ma Cô Tiên. Trong đó chữ Cô chỉ người phụ nữ tu hành, cùng hàm ý trong các tên Thiên tiên, Thánh tổ, Thông huyền, Diệu hóa. Hoàng hậu Trình Thị không chỉ có quyền quản Cửu trùng mà còn là một đạo sĩ, thánh tổ của một đạo giáo. Thật bất ngờ khi biết rằng hoàng hậu của Triệu Vũ Đế là người đã từng có thực quyền nhiếp chính, được tôn xưng là Mẫu nghi thiên hạ và hóa thần trong văn hóa Việt Nam và Trung Hoa như một vị tiên đầy quyền năng.
No comments:
Post a Comment