Saturday, March 5, 2022

Hùng Vương Tam Thánh Tổ bản kỷ

Lịch kỷ họ Hùng

Xét như tiếng đức Tiền hoàng đế thời Thái cổ, từ kỷ Tam Hoàng Ngũ Đế đến nay, theo nguyên mệnh của xuân thu, bao gồm thời mở mang hồng hoang trước trời đất. Trời ban đầu mở vào Giáp Tí. Đất tụ mang ở Ất Sửu. Vận người sinh ở Giáp Dần. Vạn vật ra đời ở gian Ất Mão. Từ thời Bàn Cổ, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, là Thiên Địa. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Tứ tượng biến hóa thành nhiều hình trạng.

Thời Hỗn Mang còn chưa biết đạo trời đất khởi đầu thế nào, đến Âm dương biến làm Tam tài, vị quân thủ dẫn đường dần dần mở ra phong khí, dần dần có văn minh, làm rõ ràng các giáo lý trị dân. Trời xuất hiện nhiều bậc đại thánh. Cha trời Mẹ đất là Thiên tử xuất hiện đầu tiên. Sau đến các vật ở vạn nước được yên định, nhận trọng trách lớn như thế sao.

Thiên Hoàng nối Bàn Cổ mà trị ở ngôi Thiên tử, nắm quyền chế độ, mới chế ra Can chi. Mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Mười hai chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Vị, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Lấy đó để định thời gian, giúp nhân dân biết phương hướng. Cứ mỗi đời có bậc quân vương lại tất có sự sáng chế của quân vương đó. Các vua sau từ đó noi theo trăm đời không lay. Lấy việc giải quyết cho dân làm khó. Lấy sự an định làm nguy. Xem hiền mà sửa mình.

Địa Hoàng định hai thời phân làm ngày đêm, lấy ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm. Gộp những sai lệch mà bày ra nhuận, cuối cùng thì phục hồi lại thời gian như ban đầu, lấy thời khí theo đó. Các anh em của người cứ một vạn tám ngàn năm là chúa tể thiên hạ các phương, sáng chế lập ra pháp luật, ban bố vạn đời. Khiến cho hậu thế đều biết được chỗ sáng tối, tháng năm như thế.

Trời sinh tinh khí thánh nhân tụ hội ở vị trí là thầy là vua, cao quý hơn hết. Vị trí là vị trí của Trời. Lộc là lộc của Trời. Thiên tử thay Trời lo vật, thừa mệnh Trời mà ra trị. Kính Trời, theo phép tổ, làm việc quý người, bèn phân chia chức trách như vậy.

Nhân Hoàng một họ chín người cùng nhau, núi sông chia làm chín khu, người ở một phương. Thời này vạn vật đều thuần hậu, ôn hòa. Chúa không dối, vua thần không dối. Tận hưởng lộc trời tốt thay. Tới thời Xuân Thu khi Lỗ chúa công là Tưởng bắt Kỳ Lân năm thứ mười bốn.

Xét trải tháng năm, ngày được ba trăm hai mươi sáu vạn bảy ngàn năm, chia làm mười kỷ, là: Cửu Đầu, Ngũ Long, Nhiếp Đề, Hợp Lạc, Liên Thông, Tự Mệnh, Tuần Phỉ, Nhân Đề, Thiền Thông, Sơ Ngật, tất cả là mười kỷ. Từ Nhân Hoàng đến Tự Mệnh có tám mươi tám vị quân vương. Từ Tuần Phỉ về sau đều truyền các vua nối vị.

Đế Minh thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ

Kỷ Thiền Thông kết thúc vào thời Thần Nông. Kỷ Sơ Ngật được khởi đầu từ Hoàng Đế, là Hiên Viên, lấy đức trị dân, họ hiệu là Hữu Hùng Thị, tên xưng Đế Minh. Đế Minh là con cháu của Thần Nông, họ Công Tôn, tên là Hiên Viên, sinh ra thần dị, chớm sinh biết nói nhỏ thì thông minh, lớn thì đôn hậu, trưởng thành thì sáng suốt. Thời đó dòng dõi Thần Nông là Viêm Đế suy yếu, chư hầu xâm chiếm lẫn nhau, bạo ngược trăm họ, vậy mà Viêm Đế không thể chinh phạt được. Viêm Đế muốn xâm chiếm chư hầu, chư hầu đều quy thuận Đế Minh.

Đế Minh bèn sửa sang đức chính, chấn chỉnh quân đội, thuận theo khí của Ngũ hành, gieo trồng ngũ cốc, vỗ về muôn dân, đo đạc bốn phương, huấn luyện gấu beo hổ báo tỳ hưu, rồi cùng Viêm Đế đánh nhau ở cánh đồng Bản Tuyền, qua ba trận mới thắng.

Riêng Ngô Thục Xi Vưu bạo ngược nhất, dấy loạn, không theo lệnh vua. Vậy là Đế Minh liền trưng tập quân chư hầu cùng Ngô Thục đánh nhau ở cánh đồng Trác Lộc. Trong trận chiến này Đế Minh đã được sự ủng hộ của Tây Thiên Lăng Thị, chính là bà Lụy Tổ. Nhờ đó Đế Minh đã thắng Ngô Thục Xi Vưu. Chư hầu đều tôn Đế Minh làm Minh chủ. Từ đó mới có tên là Đế Minh và được tôn thờ là Đột Ngột Cao Sơn Thánh vương.

Xưa Đế Minh trên đường ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa có đại cuộc chân long quý mạch để lập đô ấp, trấn trị thiên hạ. Qua đất Hoan Châu (xưa là Hoan Châu, nay là xứ Nghệ An, phủ Đức Quang huyện Thiên Lộc, các xã Điền Thiên Lộc, Tả Thiên Lộc và Lễ Hữu) Vua ngắm xem hình thế, thấy được một vùng có quý cuộc phong cảnh tươi đẹp như lâu đài muôn nhẫn, tên là núi Hùng Thứu Lĩnh, tất cả có 199 núi, xưa gọi là Cựu Đô, nay là Ngàn Hống.

Vùng đất này non biển đúc linh, núi sông khe hồ hội chầu, tụ họp ở ven biển tại xã Hội Thống. Ở cửa Hội Thống núi chạy quanh co, sông chảy uốn khúc, địa thế rồng cuộn hổ ngồi, bốn hướng cùng trông. Vua bèn xây dựng đô thành cung điện lâu đài cửa ngọc, làm nơi cho bốn phương triều cống.

Ngày sau Vua lại đi tuần thú, rong ruổi xem khắp các nơi sông núi, đến xứ Sơn Tây thấy một nơi địa thế trùng điệp, sông đẹp núi lạ, non nước đúc thiêng. Vua bèn thân ngự giá lên núi, tìm mạch đất, nhận thấy khí mạch từ núi Côn Lôn xuất ra, theo từ động Vân Nam, Ngũ Lĩnh của nước lớn tiếp gặp Ải Môn Thủy Đỗ của sông Ngưỡng Đức, nước phân ra như hình chữ Bát. Xuyên núi thấu mạch dẫn tới Cao Bình, Lạng Sơn, Càn Hải, Cửu Châu. Các núi cao vút, bỗng nổi lên thành núi Tam Đảo, như rồng giáng khí ở châu Thái Nguyên, nước chảy khe trên Thiên Thị Thạch Bàn, ngược núi ngược sông. Mạch dẫn liên miên, đưa tới các châu Bảo Lạc, Bằng Di, Thu Vật, Phúc Yên. Đầu nguồn nước từ khe Hoàng Hà, sông Lô, Càn Thủy mà chảy dẫn mạch giáng khí, qua Ải Môn Thủy Đỗ thoát mạch, rồng dẫn đi xa, tới đất Tuyên Quang, thế rõ từ núi Tụ Long, liền tới châu Thu Vật, biến ra toà kim tinh cao muôn nhẫn.

Mạch đất chạy ở giữa chia trái phải. Sông Hán, sông Lô, sông Hoàng, sông Bảo, hai bên dưỡng mạch, chảy tới Lâm Thao, Đoan Hùng, Hạ Hoa, Thanh Ba, Tây Lan, Phù Ninh, đến chùa Hoa Long, thôn Việt Trì ở ngã ba sông Bạch Hạc. Núi lạ sông đẹp, ngọc tụ nước ngưng, chân đá giáp nước, trái phải cùng đổ về, là chính đường của vạn nhánh, hội tụ chính khí. Bên ngoài chia Nam Bắc sông Tứ, Thiên Đức, Hát Môn, Tô Lịch, ngàn khe vạn dòng, đều cùng quay đầu về.

Đầu mạch đất này bên trái từ sông Lôi núi chạy sông theo, tới các huyện Đương Đạo, Đông Lan, Sơn Dương, Tam Dương, bỗng dựng lập núi Tam Đảo. Cung tiên bên trái là rồng xanh, nghìn núi vạn sông chảy ra ở Lập Thạch, Bách Nê, Chu Diên, Thanh Tước, đất sáng như mở chén ngọc. Các núi giúp chuyển tới xứ Kinh Bắc các núi Chu, Sóc, Chung, Trà, Từ, Mộc Phàm, Tích, An Lão phục chầu. Dẫn đến xứ Hải Dương các núi Đông Triều, Hoa Phong, Yên Tử. Mạch tới ngoài biển tám xã Đồ Sơn, là đầu rồng chầu án.

Bên phải mạch đất từ Ba Thục, Hán Giang, Hoàng Giang, Lô Thao Giang, núi dẫn sông theo, tới mười châu Tuyên Quang, Hưng Hóa, châu Đà Bắc, Thanh Nguyên, Bạn Hà, Đà Giang, đến huyện Bất Bạt thì nổi lên núi Tản Viên. Cung tiên bên phải là hổ trắng. Núi chầu vạn nhánh, nổi lên ở Mỹ Lương, Minh Nghĩa, Phúc Lộc, Viễn Sơn, Thạch Thất, An Sơn, Tây Phương, Sài Sơn, Tử Trầm, Thạch Bật đến xứ Sơn Nam, Chương Đức, Đại Yên, núi Hương Tích, núi Hữu Na, núi Nam Công Vũ Phượng, núi Đội Điệp, núi Nghi Dương, chầu vào mà thoát, đến cửa biển Thần Phù ở núi Chính Đại thuộc Ái Châu, thoát ra ngoài biển ở núi Chích Trợ, cửa Trà Lý, làm đầu rồng chầu án.

Lấy sông Bạch Hạc làm Nội minh đường. Lấy sông Cả ở ngã ba Lảnh, huyện Nam Giang làm Trung minh đường. Mặt nước như ấn ngọc phù vàng. Hải Dương, Nam Hải, Cổ Am, Tượng Sơn làm Ngoại minh đường. Nghìn non cúi phục, vạn nước chầu nguồn, đều hướng về núi tổ Nghĩa Lĩnh.

Nhìn thấy tất cả hình thế ấy, Vua nhận ra thế cục của đất quý đẹp hơn đô thành cũ Hoan Châu, bèn lập chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Vua thường ngự giá đến ở. Bên ngoài lại lập dựng đô thành Phong Châu. Vua rời giá về cựu đô Hoan Châu. Việc dựng đô thành của Vua trước bắt đầu ở núi Thứu Lĩnh, sau lại định đô ấp, vị trí của chính điện, ngự trị thành trời ở núi Nghĩa Lĩnh. Nay lấy núi Nghĩa Lĩnh làm chốn đô ấp của Cổ Việt Thường Thị.

Hồng Lạc Đế Nghi

Đế Nghi là dòng trưởng của Đế Minh, nhân từ như trời, trí tuệ như thần. gần gũi thì thấy ngài như mặt trời, đoái trông thì ngỡ ngài như áng mây. Giàu có mà không kiêu căng, cao sang mà không ngạo mạn. Ngài đội mũ vàng, vận áo đen, đi xe đỏ, cưỡi ngựa trắng. Ngài có thể làm rạng đức tốt để khiến chín họ hòa thuận. Chín họ đã hòa thuận rồi, ngài tỏ đức tốt cho cả trăm họ. Trăm họ sáng tỏ rồi, ngài hòa hợp với cả muôn nước chư hầu.

Ngài bèn sai Hy Hòa kính thuận phép trời, xem xét sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, rồi kính cẩn truyền cho dân gian biết thời vụ cấy gặt.... Lại sai Hy Thúc đến ở Nam Giao, đôn đốc vụ hè, kính cẩn làm tốt việc gieo trồng. Ngày Hạ chí là ngày dài nhất, lúc hoàng hôn sao Hỏa ở chính Nam, lấy đó để định tháng Trọng hạ. Dân thảy làm đồng, muông thú thưa lông... Một năm có 366 ngày, lại đặt ra tháng nhuận để bốn mùa được chính xác. Bá quan cần mẫn, mọi sự hưng thịnh.

Thời Hồng Lạc, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay.

Đế Nghi đã sai người đi 4 phương, quan sát trời đất thiên văn để định làm lịch. Người được cử đi phương Nam là Hy Thúc đã đến Nam Giao để đảm nhận việc làm lịch này. Nam Giao rõ ràng là chỉ vùng đất Bắc Việt ngày nay, cũng có tên gọi là Việt Thường Thị. Việt Thường Thị ở Nam Giao là ông Hy Thúc, người đã dâng lịch rùa lên cho Đế Nghiêu.

Trên núi Lịch Sơn ở vùng Tuyên Quang, có đền thờ Đế Nghiêu và là nơi Đế Thuấn đi cày bên đầm Lôi Trạch. Tên gọi Lịch Sơn, quê hương của Đế Thuấn đã cho thấy Đế Thuấn chính là Hy Thúc, người đã cống lịch rùa cho Đế Nghiêu. Ngọn núi Lịch ngày nay ở huyện Sơn Dương của Tuyên Quang vẫn còn lưu dấu tích. Ngọn núi này có một đỉnh nhọn dựng đứng, giống như một tấm bia đá được dựng trên lưng một con rùa lớn. Trên đỉnh núi còn di tích Ao Trời, tương truyền là nơi ngự của Đế Thuấn.

Đế Nghi hỏi: Ai có thể nối ngôi ta? Mọi người đều nói với Đế Nghi rằng: Có một người chưa vợ trong dân gian tên là Lộc Tục. Đế Nghi nói: Ta thử hắn xem sao. Thế rồi Đế Nghi gả 2 cô con gái Ngọc Hoa và Tiên Dung cho Lộc Tục để qua đó xem đức hạnh của Lộc Tục thế nào.

Lộc Tục bèn đưa hai vợ xuống ở ven sông Lô, theo đúng đạo làm vợ. Đế Nghi hài lòng, bèn sai Lộc Tục cẩn thận điều hòa năm mối nhân luân, mọi người đều thuận theo. Đế Nghi ở ngôi được 70 năm thì có được Lộc Tục, 20 năm sau nữa thì cáo lão, lệnh cho Lộc Tục nhiếp chính. Đế Nghi rời ngôi 28 năm thì băng. Trăm họ đau buồn như mất cha mẹ. Trong 3 năm bốn phương không nơi nào tấu nhạc, để tưởng nhớ Đế Nghi, tôn thờ là Viễn Sơn Thánh Vương.

Lộc Tục Kinh Dương Vương

Lộc Tục tên là Trùng Hoa, cày ruộng ở Lịch Sơn, bắt cá Lôi Trạch, làm gốm ven sông Lô. Lộc Tục vào rừng sâu, mưa gió dữ dội mà không lạc đường. Đế Nghi biết Lộc Tục là người xứng đáng trao cho thiên hạ. Đế Nghi cáo lão, sai Lộc Tục làm thay chính sự của thiên tử, đi tuần thú. Lộc Tục được cất nhắc làm việc trong 20 năm. Đế Nghi sai nhiếp chính, nhiếp chính 8 năm thì Đế Nghi băng. Thiên hạ theo về với Lộc Tục.

Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương, đặt tên là nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương bàn với Tứ nhạc sắp xếp các quan coi việc. Cao Giao làm Đại lý giữ phép công bình, dân đều phục tính chân thực. Bá Di giữ việc Lễ, trên dưới nhún nhường. Thùy làm Công sư, trăm nghề tấn tới. Ích làm Trẫm ngu, núi đầm mở rộng. Khí làm Hậu tắc, bách cốc tốt tươi. Tiết làm Tư đồ, trăm họ hòa thuận. Long giữ việc tiếp đón tân khách, người phương xa tới. 12 châu mục hành sự khiến chín châu không ai dám gian manh phạm pháp.

Riêng công của Nguyễn Tuấn lớn nhất. Nguyễn Tuấn xẻ chín núi, thông chín đầm, khơi chín sông, đặt chín châu, chư hầu đều đến triều cống theo chức phận, không hề mất quy củ. Khắp bốn bể đều đội công ơn của Kinh Dương Vương.

Kinh Dương Vương tiến cử Nguyễn Tuấn với trời, làm chúc thư giao lại đất đai cho Tản Viên Sơn Thánh. Kinh Dương Vương đi tuần ở sông Đuống, băng tại Á Lữ. Hai bà Ngọc Hoa Tiên Dung tử tiết theo chồng ở nhánh Tương của sông Lô. Người Việt tôn thờ Lộc Tục là Ất Sơn Thánh Vương, cùng với Đế Minh và Đế Nghi đời đời thờ phụng ở núi Hy Cương là Tam Sơn Thánh Tổ họ Hùng.

Trải thời gian từ kỷ Tuần Phỉ về sau, từ Nghiêu Thuấn Ngũ Đế tới nay đã hơn ba ngàn năm. Trước Tam Đại không như thời Đường Ngu. Sau Hán Đường Tống không như Tam Đại. Đạo đời lên xuống, không quá hai ba trăm năm mới có một sự biến. Rồi hai trăm năm có một biến, ba trăm năm có một biến trung bình, năm trăm năm có một biến lớn. Từ lúc khai mở về sau bốn năm vạn năm lúc phong khí chưa mở văn minh, chưa có đất nước, chưa yên, tới Hy Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, thay nhau mà hưng vượng về sau, lấy vương đạo mà trị.

Xưa thời Hy Nông trở về đời Bàn Cổ, chưa có lịch, gộp các tộc có tên phủ thế trị dân, tất cả là hai mươi hai chi hệ được xét. Từ Hy Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Ngũ Đế là các nguyên thánh trị thiên hạ. Đế là vua, thiên hạ chúa tể ngự thế, theo càn khôn mà khởi tạo ra lòng nhân, là đức dưỡng sinh thay tạo hóa vậy.


 

No comments:

Post a Comment