Nhân chuyện bàn luận về Nguồn gốc người Việt
của một số học giả vừa rồi, rằng người Việt có nguồn gốc không "đơn
tuyến", rằng trống đồng thuộc về người Tày Thái, rằng người Mường không
biết trồng lúa nước, rằng người Kinh là người Hoa di cư...
Ý kiến của các vị đó không sai, nhưng chưa đủ,
vì mới chỉ là những hiện tượng bề nổi. "Nguồn gốc" của người Việt
đúng là đa tuyến, bởi vì có tới 5 dòng tộc ban đầu đã cùng nhau lập ra thiên hạ
họ Hùng từ thời vua Hùng Đế Minh, được lịch sử gọi là "Ngũ Đế Đức".
Ngũ Đế và Tam Đại |
Sử ký Tư Mã Thiên: "Từ Hoàng Đế tới
Thuấn, Vũ đều cùng họ nhưng khác quốc hiệu, để làm rạng rỡ đức sáng. Vậy nên
hiệu của Hoàng Đế là Hữu Hùng, hiệu của Đế Chuyên Húc là Cao Dương, hiệu của Đế
Khốc là Cao Tân, hiệu của Đế Nghiêu là Đào Đường, hiệu của Đế Thuấn là Hữu Ngu.
Hiệu của Đế Vũ là Hạ Hậu, nhưng khác thị tộc, họ Tự. Tiết là thủy tổ của nhà
Thương, họ Tử. Khí là thủy tổ của nhà Chu, họ Cơ."
5 họ tộc ban đầu này sau đó phân chia lên rừng
xuống biển, đẻ đất đẻ nước, dẫn đến thiên hạ mỗi thời do một "đức"
làm chủ. Thời Hạ từ Lạc Long Quân là nhóm Lạc và Long, tức 2 nhóm Kinh Mường và
Tày Thái. Thời Thương vị trí chủ thiên hạ là nhóm Miêu Dao (người Man) vốn là tộc Tam Miêu xưa. Thời Chu là nhóm Liêu Lão, dân tộc dùng trống đồng, vốn là dòng theo
mẹ Âu Cơ lên núi (dòng Âu). Tới thời Tần Hán thì thiên hạ nhất thống, tộc nào
cũng là người Việt cả. Thành phần dân tộc ở Bắc Việt định hình từ đó.
Người Hoa không phải là người Hán, mà là người Việt. Nên có là "Hoa kiều" cũng vẫn là Việt tộc. Điểm căn bản nhất, dù là tộc người nào thì người Việt đều thuộc về đại chủng tộc Mongoloid phương Nam, và hoàn toàn không liên quan nguồn gốc gì tới nhóm Mongoloid phương Bắc, tức nhóm Mông Cổ, Mãn Thanh, Liêu Hán.
Những sơ đồ các triều đại họ Hùng sau đây giúp
giải thích cặn kẽ vấn đề Nguồn gốc người Việt, trăm con cùng bọc trứng, tuy
nhiều cành nhưng đều chung gốc lớn lên.
Lộc Tục Kinh Dương Vương có
tài đi dưới thủy phủ, lấy Động Đình Long Nữ mà sinh ra Lạc Long Quân. Tới đây thì dòng Lạc tộc đã
bổ sung thêm tộc người ở phía Đông ven biển Động Đình là Long tộc, mà hình
tượng ba tộc người lúc này là Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh: Tản Sơn, Nộn Sơn, Lãng
Sơn.
Con của Đế Nghi là Đế Lai, bị Lạc Long Quân xua
đuổi phải trở về phương Bắc (xưa), sau đó nàng Âu Cơ "chia tay" với
cha Rồng để mang 50 người lên núi. Tức là Viêm tộc lúc này tách thành 2 dòng: 1
chạy xa hơn về phía Bắc xưa (tức phương Nam ngày nay) và 1 chạy về phía Tây Nam
xưa lên núi.
Ngũ tộc thời sơ sử |
Từ một Thái cực ban đầu (Đế Minh), sinh ra Lưỡng nghi (Đế Nghi – Lộc Tục), rồi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Đế Lai – Âu Cơ – Lạc – Long). Kết quả có 4 dòng tộc đã hình thành trên mảnh đất Việt Nam (miền Bắc Việt)
1. Dòng phương Bắc xưa, tức Nam nay, là chính
dòng Viêm tộc, được gọi là người La hay người Lồi (từ Đế Lai), có chỗ gọi là
người Chăm, Chiêm.
2. Dòng phía Tây là người Lý Lão, Ai Lao Di, là
nhánh tách ra từ Viêm tộc theo mẹ Âu Cơ. Sau nhóm này quay trở về Phong Châu
lập nước Văn Lang, với đặc trưng văn hóa là trống đồng. Là thành phần Âu trong
nước Âu Lạc. Vua chủ là Lang
Liêu hay An Dương Vương.
3. Dòng Lạc tộc sau là người Kinh Mường (Lạch - Kênh - Mương đều
là các từ cùng nghĩa) ở Bắc Việt và Quảng Tây (Giao Chỉ và Nam Giao). Vua chủ
gọi là Lạc Vương hay Hùng Vương.
4. Dòng Long tộc ven biển sau
thành nhánh Tày Thái. Nhóm này vào thời Hiếu Vũ Đế khi nước Nam Việt sụp đổ đã
di cư hàng loạt sang vùng Tây Bắc Việt, dẫn tới sự tương đồng giữa người
Choang, người Tày Nùng và người Thái Lào. Nước Nam Chiếu - Nam Triệu hình thành
từ đây.
5. Ngoài ra còn nhóm Tam Miêu trong cổ sử trở
thành chủ thể thời Ân Thương, lấy Bàn Vương làm thủy tổ. Khi nhà Ân bị diệt bởi
Thánh Dóng, các quý tộc nhà Ân bị cho về an trí ở Lạc Dương, tức vùng Cổ Loa.
Do đó một phần dòng máu Miêu tộc cũng gặp tại vùng đồng bằng sông Hồng, mà được
hình tượng hóa trong nhân vật Ma Cô Tiên - Bạch Kê Tinh.
No comments:
Post a Comment