Theo như báo cáo khảo cổ thành Cổ Loa gần đây nhất thì trong "giai đoạn Cổ Loa" thành đã được xây dựng qua 4 lần:
Lần 1: Thành đất sét, tạo ụ đất, kích thước nhỏ (tường ở Thành Trung rộng 1,8 m). Niên đại quãng 500 - 300 năm TCN. Có các hiện vật gốm Đông Sơn
Lần 2: Thành đắp bằng cách đổ đất, kích thước đã khá lớn (tường ở Thành Trung rộng 17 m). Niên đại khoảng 300 -200 năm TCN.
Lần 3: Tường được đắp bằng cách đầm nện, lớp đất dày, kỹ thuật đắp này có phần giống kỹ thuật của các di chỉ thời Thương. Kích thước thành lớn gần như ngày nay (tường ở Thành Trung rộng 24 m). Niên đại quãng 300-200 năm TCN. Đặc biệt ở lớp tường này tập trung loại ngói gọi là ngói Cổ Loa, có hoa văn tương tự như ngói phổ biến thời Tần Hán, như ở vùng Phiên Ngung (Nam Việt).
Lần 4: Thành được đổ đất khá dày nhưng chiều rộng không hơn lần 3 nhiều. Niên đại quãng 100 năm TCN.
Phải giải thích như thế nào đối với các lần đắp thành như trên và với số nhân công khổng lồ được huy động vào thời kỳ An Dương Vương của người Việt?
Dưới đây xin đưa ra lời kiến giải cho lịch sử xây thành Cổ Loa qua các lần.
Đầu tiên là lớp nền thành đất sớm, có niên đại trên 500 năm TCN. Trong hố khai quật thành Ngoại năm 2012 tại xóm Thượng, theo các chuyên gia khảo cổ học Nhật Bản, có một số hiện tượng lạ trong cấu trúc của đất đắp thành có thể là dấu vết của hiện tượng động đất. Đây chính là sự kiện An Dương Vương xây thành, cứ xây xong lại đổ và được thần Kim Quy tới giúp đỡ trong Truyện Rùa Vàng. Về lịch sử thì đây là trận động đất ở Tam Xuyên (tên chỉ vùng đất của Đông Chu) và Thái sử Lý Bá Dương (tức Lão Tử) đã đăng đàn ở núi Thất Diệu, cầu khấn nhị khí Âm Dương của hai nhà Hạ và Thương nhằm khuyên răn vua Chu khi đó là Chu U Vương. Sau đó do loạn Khuyển Nhung mà nhà Tây Chu chấm dứt. Chu Bình Vương đã phải chuyển kinh đô từ Cảo kinh (Vân Nam) về Lạc ấp tại Cổ Loa, bắt đầu thời kỳ Đông Chu. Đây cũng là thời kỳ mở đầu của nền văn hóa Đông Sơn với các trống đồng rực rỡ, nhưng lại mang phong cách văn hóa "Thái" của vùng đất Điền (Vân Nam)...
Các giai đoạn đắp thành Trung và công trình phòng thủ sớm. Ảnh: Lại Văn Tới. |
Lớp thành thứ 2 ở Cổ Loa có quy mô lớn nhưng kỹ thuật xây (chất lượng thành) đơn giản. Niên đại quãng thế kỷ thứ 3 TCN trùng với thời điểm của Tần Chiêu Tương Vương Doanh Tắc diệt nhà Chu, lên nắm đại quyền Thiên hạ. Sử Việt chép thành chuyện Trọng Thủy lừa Mỵ Châu và chiếm nước của An Dương Vương. Trọng Thủy trong chuyện này là Dị Nhân Doanh Tử Sở, cháu của Tần Chiêu Tương Vương. Do Cổ Loa chính là "quê vợ" của mình nên việc Tần Trang Tương Vương cho đắp thành ở đây sau khi chiếm được Đông Chu là hợp lý.
Lớp thành thứ 3 là lớp thành đặc trưng nhất của Cổ Loa vì bên cạnh quy mô thành lớn thì việc xây thành đã áp dụng "công nghệ" đầm đất và có các kiến trúc xây dựng có ngói và đá. Đây cũng là lúc mà lượng nhân công xây thành được huy động nhiều nhất, với con số khổng lồ hàng vạn người. Với thực lực khi đó thì ngoài... Tần Thủy Hoàng, không còn ai khác có thể xây được tòa thành to nhất Đông Nam Á như thế.
Thật vậy, niên đại cuối thế kỷ thứ 3 TCN chính là lúc Thủy Hoàng xưng Đế (năm 221 TCN). Cổ Loa là quê mẹ (Mỵ Châu - Triệu Cơ) của Tần Thủy Hoàng và cũng là nơi mà ông thường đến trong các chuyến Đông du nổi tiếng của mình, nên việc Thủy Hoàng cho huy động nhân công vào việc đắp một tòa thành hoành tráng, kiên cố sát bên bờ biển Đông là chuyện dễ hiểu. Những mảnh ngói Cổ Loa với hoa văn "vầng mây" là bằng chứng xác thực rằng kiến trúc ở thành Cổ Loa lúc này thuộc về thời Tần Hán.
Người trấn giữ thành Cổ Loa dưới thời Tần Thủy Hoàng là một đại tướng của Tần, là con rể của Thủy Hoàng, được người Việt kể với tên là Lý Ông Trọng. Tượng Lý Ông Trọng nay vẫn còn được thờ trong đền Cổ Loa cùng với An Dương Vương. An Dương Vương trong truyền thuyết lúc này chính là vua Tần.
Việc xây thành Cổ Loa còn liên quan đến một sự kiện lịch sử trọng đại khác, đó là cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà. Triệu Đà vốn là một đình trưởng nhỏ ở đất Chân Định (Thái Bình), có trách nhiệm tìm và dẫn các dân phu đi xây thành. Trên đường đi, dân phu bỏ trốn nhiều, nên Triệu Đà đã cùng với những người còn lại bỏ vào rừng ở núi Vũ Ninh ẩn náu. Triệu Đà được nhân dân tôn làm "người Tuấn kiệt", lãnh đạo "nghĩa quân" chống lại nhà Tần. Đây cũng là chuyện ban đầu của cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang ở đất Bái.
Sau 10 năm "đánh du kích" chống Tần trong rừng núi Mang Đãng, khi Thủy Hoàng mất, Triệu Đà đầu tiên đã chiếm lấy huyện Long Xuyên, tức là vùng Cổ Loa - Long Biên ngày nay. Sử Việt chép thành Triệu Đà đánh nhau với An Dương Vương, đóng quân ở núi Vũ Ninh... Nếu không có việc Tần Thủy Hoàng xây dựng một công trình vĩ đại như thành Cổ Loa thì đã không có việc bắt phu phen khốc liệt mà dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà - Lưu Bang lúc này.
Lớp thành thứ 4 cũng khá đặc biệt vì nó không hẳn mở rộng quy mô vốn có của thành Cổ Loa thời Tần, mà chỉ đổ thêm đất cho cao lên. Niên đại quãng 100 năm TCN cho thấy đây chính là nói tới cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương được ghi trong sử sách. Năm 111 TCN nước Nam Việt của nhà Triệu bị Hiếu Vũ Đế sai Lộ bác Đức tấn công tiêu diệt. Hậu quân của Nam Việt đứng đầu là thừa tướng Lữ Gia đã rút về vùng Phong Châu, tức chính là vùng Bắc Việt ngày nay. Sau đó một thời gian ngắn, hậu duệ của nhà Triệu đã nổi dậy chiếm lại vùng Bắc Việt, xưng là Tây Vu Vương và đóng đô ở Cổ Loa.
Dấu vết tiếp theo cho thấy mãi đến thế kỷ 15-16 thì thành Cổ Loa mới được tu bổ, đắp thêm. Tại sao các triều đại từ thời Tây Hán lại không đóng trị sở Giao Châu ở một tòa thành lớn nhất khu vực lúc đó là Cổ Loa, mà lại chuyển về Luy Lâu ở phía bên kia sông Đuống? Rõ ràng đây chính là do thành Cổ Loa khi đó là nơi chiếm giữ của hậu quân nhà Triệu Nam Việt (Tây Vu Vương) và sau đó là Trưng Vương. Vùng đất phía Tây (Tây Vu, Phong Châu) trở thành địa bàn không kiểm soát được của nhà Tây Hán, dẫn đến việc hình thành một trị sở mới tại Luy Lâu.
Những lớp địa tầng đắp thành Cổ Loa đã thực sự hiện rõ và là minh chứng rõ ràng cho Sử thuyết Hùng Việt về giai đoạn Thục triều An Dương Vương.
Tóm tắt so sánh lịch sử và các lớp thành Cổ Loa |
No comments:
Post a Comment