Sử ký Tư Mã Thiên cung cấp một tiểu sử của Lão Tử với đầy rối rắm, không rõ ràng:
Lão Tử là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam. Làm quản thủ thư viện nhà Chu. Khổng Tử đến Chu, hỏi Lão Tử về lễ, Lão tử nói: «Những người mà ông đề cập tới, đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Nay chỉ còn lại những lời nói của họ...».
Lão Tử tu đạo đức. Cái học của ngài trọng ẩn dật, vô danh. Ở Chu lâu năm, sau thấy nhà Chu suy, liền ra đi. Tới quan ải, quan lệnh là Doãn Hỉ nói: «Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách.» Lão tử bèn viết Đạo Đức Kinh chia thành hai thiên gồm hơn năm nghìn chữ, đoạn đi, không biết sau ra sao.
Có người nói rằng: Lão Lai tử cũng là người nước Sở, viết sách mười lăm thiên, nói về chuyện đạo gia, đồng thời Khổng Tử. Có người cho rằng Lão Tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi.
Khổng Tử mất, 129 năm sau sử ghi rằng: Thái tử Đam nhà Chu gặp Tần Hiến Công, nói: "Hồi đầu Tần và Chu hợp làm một, hợp năm trăm năm thì tách, tách bảy mươi năm thì bá vương xuất hiện." Có người cho rằng Đam tức Lão Tử. Có người nói không phải. Người đời chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai. Lão tử là một vị quân tử ẩn cư vậy.
Đọc thông tin về Lão Tử của Tư Mã Thiên thì không rõ công nghiệp của Lão Tử là gì, vì sao người đời lại tôn sùng ông như vậy? Ngoài việc bàn luận với Khổng Tử ra thì không thấy ghi gì thêm những việc mà Lão Tử đã làm để thành danh. Đoạn nói chuyện giữa Khổng và Lão có vẻ như là một cách tranh luận giữa 2 học thuyết Nho và Đạo hơn là một sự kiện lịch sử có thật.
Bản thân Tư Mã Thiên cũng đặt nghi ngờ, vì chỗ thì Lão Tử là Lão Lai cùng thời với Khổng Tử, chỗ khác lại là Thái tử Đam nhà Chu sau khi Khổng Tử mất tới 129 năm. Rồi thêm chuyện Lão Tử thọ 160 hay 200 tuổi vì... biết cách tu dưỡng (?). Người đời chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai.
Tượng Lão Tử ở chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) |
Lão Tử minh, là bài minh trên tấm bia do Biên Thiều, quan cai xứ Trần khắc ngày Giáp tí năm Diên Hi thứ 8 (24/9/165) đời vua Hán Hoàn đế, ngoài những thông tin về cuộc tranh luận giữa Lão Tử với Khổng Tử và tuối thọ ngoài 200 của ngài còn một chi tiết đáng chú ý về hành trạng đương thời của Lão Tử:
"Lão Tử tính Lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân... Lão tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng Ba Sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua."
Thông tin về việc Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo Chu U Vương hết sức lạ. Lạ vì nếu vậy, đối với các "học trò" của Khổng Tử thì Lão Tử thành ra thọ trên 200 tuổi, để có thể gặp Khổng Tử. Rõ ràng là Lão Tử có hành trạng và sự nghiệp riêng từ thời Tây Chu chứ không phải trở nên nổi tiếng chỉ vì mấy câu nói của Khổng Tử. Chỉ vì các "Nho gia" không muốn chấp nhận điều này nên không ai xem xét Lão Tử ở thời Chu U Vương là ai.
U Vương là vị vua cuối cùng của thời Tây Chu. Chu bản kỷ trong chính Sử ký Tư Mã Thiên chép:
Tuyên Vương băng, con là U Vương Cung Sinh lên ngôi. U Vương năm thứ hai, Ba Sông Tây Chu có động đất. Bá Dương Phủ nói:
"Nhà Chu sẽ mất. Khí của trời đất không để mất trật tự; nếu mất trật tự thì dân sẽ loạn. Khí dương ẩn náu mà không thể phát xuất, khí âm bị chèn ép không thể bốc lên, vậy nên có động đất.
Nay Ba Sông đã chấn động là do khí dương mất chỗ, mà khí âm dồn đầy. Dương mất là do âm, nguồn ắt bị tắc. Nguồn bị tắc, quốc gia ắt mất. Đất có nước tưới nhuần thì dân mới sử dụng được. Đất không có nước chảy, dân thiếu vật dụng, không vong sao được!
Xưa sông Lạc cạn mà nhà Hạ mất. sông Hà cạn mà nhà Thương mất. Nay đức của nhà Chu giống như buổi cuối của hai nhà kia rồi. Nguồn sông lại tắc, tắc tất cạn. Ôi, quốc gia dựa vào sông núi. Sông cạn núi lở, là điềm mất nước vậy. Sông cạn thì núi tất lở. Không quá mười năm nữa nước sẽ mất thôi. Sự ruồng bỏ của Trời không quá số này."
Năm ấy Ba Sông cạn, núi Kỳ lở.
Vùng Ba Sông hay Tam Xuyên là đất Phong, nơi Văn Vương khởi nghiệp. Núi Kỳ cũng là đất gốc tổ của nhà Chu.
So sánh sự kiện của Bá Dương Phủ thời Chu U Vương nói đến với ghi chép của Lão Tử minh thì thấy rõ ràng 2 chuyện là một. "Thời U vương, vùng Ba Sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua." Tức là, Lão Tử chính là Thái sử Bá Dương của thời Chu U Vương. Bản thân Lão Tử minh cho biết Lão Tử có tên là Bá Dương.
Bia Cung sao thánh tích ở đình Thổ Hà với tên Lý Bá Dương của Lão Tử |
Kỳ lạ hơn nữa, câu chuyện về Lão Tử bàn chuyện nhị khí âm dương mà khuyên răn vua còn có ở Việt Nam. Đình làng Thổ Hà ở Việt Yên, Bắc Giang là nơi có sự tích về Lão Tử tu hành tại đây. Bia "Cung sao thánh tích" làng Thổ Hà cho biết, Lão Tử nói: Họ ta là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Bá Dương chính là tên của Lão Tử
Tiếp theo Chu bản kỷ kể, U Vương sủng ái Bao Tự, phế Thân hậu, lập con của Bao Tự làm thái tử. Quan Thái sử nhà Chu là Bá Dương đọc sử ký: Nhà Chu mất rồi!... Thái sử Bá Dương nói: Gây nên họa rồi! Còn làm được gì.
Việc Chu bản kỷ đến 3 lần dẫn lời của Thái sử Bá Dương đời Chu U Vương như một dấu mốc cho việc chấm dứt thời Tây Chu cho thấy vai trò của vị Thái sử này không hề nhỏ. Cả Sử ký và Lão Tử minh đều cho biết Lão Tử là quan thủ tàng thất sử của nhà Chu. Rõ ràng gọi Lão Tử là chức Thái sử, tên Bá Dương là hoàn toàn khớp giữa các tư liệu về Lão Tử.
Lão Tử minh có đoạn kệ từ:
Trời làm chấn động Ba Sông,
Can vua, vả khiến cho lòng dân an.
Nếu Âm chẳng lăng loàn lấn át,
Át Dương kia, tan tác sao sinh?
Vùng Ba Sông hay Tam Xuyên thực ra chính là Tam Giang, chỉ nơi hội tụ ba con sông Đà, Lô, Thao ở Việt Trì. Tam Xuyên là quận mà sau này Tần lấy đất Đông Chu để lập quận. Tam Xuyên là vùng Bắc Việt ngày nay. Nên vùng Ba Sông bị động đất thời Chu U Vương chính là khi Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa trong truyền thuyết Việt.
Việc Âm lấn át Dương ở thời này còn là chỉ việc Bao Tự trong cung của Chu U Vương. Sử ký Tư Mã Thiên chép Bao Tự xuất xứ từ việc nước dãi rồng truyền từ thời Hạ, qua Thương sang Chu. Tới Chu Lệ Vương mở vải đựng dãi rồng ra xem thì hóa thành một con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, nhập vào đứa nô tỳ mà sinh ra Bao Tự. Chu U Vương yêu mến Bao Tự, đã đốt lửa Ly Sơn lấy các chư hầu làm trò cười mà gây ra họa mất nước.
So sánh với sự tích Lão Tử ở Thổ Hà thì chợt nhận ra, truyền thuyết Lão Tử đăng đàn ở núi Sái Cổ Loa trừ diệt Bạch Kê tinh cũng chính là ám chỉ cảnh Âm thịnh Dương suy từ đời Hạ Thương tới Chu. Bạch Kê là Ân Hậu hay Đát Kỷ thời Trụ Vương, đã tái hiện trong hình của Bao Tự thời Chu U Vương. Thái sử Bá Dương Lão Tử đã lấy câu chuyện Đát Kỷ - Trụ Vương xưa để răn Chu U Vương qua việc đăng đàn ở Cổ Loa, nơi chiến trường xưa thời Ân - Chu (Hùng - Thục).
Vế đối Đông Chu phong vũ... ở đình Thổ Hà |
Câu đối bất hủ ở đình Thổ Hà về Lão Tử Lý Bá Dương thời Chu ở non sông Nam Việt:
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.
Dịch nghĩa:
Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng giữ thanh hư, mở Đạo Giáo
Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền màu nhiệm, tạo Thần Tiên.
Thần tích ở Thổ Hà không kể gì đến việc Lão Tử gặp Khổng Tử cả. Có thể thấy đây là chuyện thêu dệt của các Nho gia đời sau khi muốn tôn sùng Khổng Tử. Hoặc thời Khổng Tử có một vị khác, là Lão Lai nước Sở mà Khổng Tử đã đến "tư vấn". Nhưng Lão Lai tử hay cả Thái tử Đam sau này đều không phải là Lão Tử, người đã phát triển học thuyết Thái cực Âm Dương và Đạo Đức kinh dưới thời Chu U Vương.
Lão Tử là vị Thái sử của nhà Chu, một trong những sử gia đầu tiên của Trung Hoa, còn trước cả Tư Mã Thiên đến hơn nửa thiên niên kỷ. Cuốn sử thực sự đầu tiên của Trung Hoa chính là... huyền sử Việt, như Truyện Rùa Vàng, An Dương Vương xây thành Cổ Loa vậy.
No comments:
Post a Comment