Saturday, May 8, 2021

Trọng Thủy và Mỵ Châu thời nhà Triệu

Bản "Ký sự đền linh họ Triệu" của khu vực thờ Trọng Thủy và Triệu Vũ Đế ở Từ Sơn (Bắc Ninh) nêu ra những thông tin rất khác lạ so với truyền thuyết vẫn được kể về mối nhân duyên bi thương Mị Châu - Trọng Thủy. Lạ nhất là 2 chi tiết sau: Khi Trọng Thủy lần theo dấu vết Thục Vương và Mỵ Châu thì dẫn theo cả 2 tướng là Trương Hống, Trương Hát. Thứ hai là ở đoạn kết cho biết nhà Triệu từ Triệu Văn Đế đến Triệu Thuật Dương Vương được 4 đời rồi kết thúc bởi chuyện "móng rồng".

Chuyện "móng rồng" là chuyện của Triệu Quang Phục được thần nhân trao cho móng rồng ở đầm Dạ Trạch mà lên ngôi vua, sau bị con của Hậu Lý Nam Đế là Nhã Lang đánh tráo, nhà Triệu diệt vong. Còn Trương Hống và Trương Hát cũng là 2 vị tướng trung thành của Triệu Quang Phục, đã bất khuất chống lại Lý Phật Tử rồi gieo mình xuống sông tự vẫn. Như vậy sự tích đền linh họ Triệu ở Từ Sơn có ý nói rằng Trọng Thủy thuộc về thời kỳ nhà Triệu của Triệu Quang Phục, có các tướng là Trương Hống, Trương Hát và kết thúc bởi việc tráo móng rồng. Theo những gì đang được diễn giải hiện nay thì Trọng Thủy ở thời kỳ quãng năm 207 trước Công nguyên, còn Triệu Quang Phục ở thế kỷ 6 sau Công nguyên. Vậy phải hiểu mối liên hệ này như thế nào?

Đình làng Đình Vỹ, nơi thờ Trọng Thủy ở vùng Từ Sơn

Thời kỳ của Triệu Quang Phục đã từng được xác định là thời kỳ nước Nam Việt của nhà Triệu, bắt đầu từ Triệu Vũ Vương đến Triệu Vệ Dương Vương. Như vậy, Trọng Thủy ở đây là tiền tổ của Triệu Quang Phục vì Trọng Thủy là con của Triệu Đà, vị Cao tổ của nhà Triệu.

Đã từng có tác giả dựa trên ghi chép của Cổ Lôi ngọc phả cho rằng Lý Ông Trọng ở Chèm chính là Triệu Đà, từng sang Tần làm con nuôi của Triệu Cao, rồi về lập quốc Nam Việt. Lý Ông Trọng lấy vợ là Bạch Tĩnh công chúa, con gái của Tần Thủy Hoàng. Khi kết hợp thông tin này với Ký sự đền linh họ Triệu ở trên sẽ đi đến nhận định, Lý Ông Trọng chính là Trọng Thủy được nói đến. Còn Mị Châu, con gái Thục Vương là Bạch Tĩnh công chúa của nhà Tần.

Đây là một giả thuyết hết sức lạ, nhưng lại tỏ ra rất hợp lý để có thể lý giải những khúc mắc của các dòng tư liệu lịch sử thời kỳ này. Có thể tường thuật tóm tắt các sự kiện như sau. Tần Thủy Hoàng lên ngôi thống nhất thiên hạ, có gả một người con gái là Bạch Tĩnh công chúa cho Tư lệ hiệu úy Lý Thân, rồi cử Lý Thân trấn giữ cai quản vùng đất Lâm Thao (Lâm Ấp?), tức miền Tây Nam của nhà Tần. Khi Lưu Bang (Nam Đế Lý Bôn) khởi nghĩa kháng Tần từ Chân Định (thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ), chắc chắn có sự đụng độ với đại tướng Lý Thân của Tần ở vùng Phong Châu. Có thể Lý Thân đã có mối quan hệ dòng dõi nào đó với Lưu Bang, mà theo Cổ Lôi ngọc phả thì Cao Tổ nhận Lý Thân làm con nuôi. Đây là giải thích cho việc Trọng Thủy - Lý Thân là con của Triệu Đà - Lý Bôn trong truyền thuyết.

Tượng thờ đình Chèm: Bạch Hạc Quan Trung Đại vương Lý Đương Thì, Tả Nương Ba Ca Công chúa, Hoàng Đồng Cối Cái Đại vương (từ trái qua phải)

Sau cuộc Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang lên ngôi thiên tử, phong vương cho các công thần. Lý Thân lúc này đã mất, nhưng con của ông ta với Bạch Tĩnh công chúa có thể đã được phong Vương, phụ trách vùng đất Tây Nam Trung Hoa mà Lý Thân trấn giữ trước đó. Tục thờ ở đền Chèm cho biết con của Lý Thân là Bạch Hạc Quan Trung Đại vương Lý Đương Thì. Còn thần tích ở vùng Từ Sơn gọi là Triệu Lạc Linh.

Lữ Hậu mất, phía Bắc Trung Hoa thuộc về nhà Hiếu của chính dòng Lưu Bang. Nhưng ở miền Nam lại nổi lên nước Nam Việt của nhà Triệu. Có thể Lý Đương Thì, vị Quan Trung Đại vương, chính là Triệu Vũ Vương đã lập quốc Nam Việt vào lúc này. Triệu Vũ Vương không lấy họ Lý, là họ cha nuôi của Lý Thân, mà lấy họ Triệu theo họ mẹ, tức họ của nhà Tần. Nhà Tần vốn mang họ Triệu từ tổ là Tạo Phụ thời Chu Mục Vương được phong đất ở Triệu thành. Việc lấy họ Triệu của nhà Tần làm quốc tính ý muốn nói đến tính chính thống đế vương từ Tần Thủy Hoàng, đối lập với nhà Hiếu của họ Lý. 

Phần tiếp theo thì như đã biết, thừa tướng Lữ Gia (dòng dõi Lữ Hậu hoặc thừa tướng Lã Bất Vi của Tần) đã phò tá nước Nam Việt cho tới thời Triệu Vệ Dương Vương thì bị Hiếu Võ Đế tấn công, chiếm kinh đô Phiên Ngung. Hậu quân nhà Triệu chạy về Phong Châu, đất gốc tổ của Lý Ông Trọng và làm nên cuộc khởi nghĩa của Tây Vu Vương Lý Thị, hay khởi nghĩa của Trưng Vương Ả Lã.

Các ngọc giản Tần Vương tìm thấy ở Sóc Sơn, tương tự các hốt ngọc trên tượng thờ ở đình Chèm
Như vậy có 2 lần câu chuyện Trọng Thủy - Mị Châu xảy ra trên đất Việt. Lần đầu là chuyện của Dị Nhân Tử Sở vào làm con tin, lấy công chúa của nhà Chu Thục, rồi Tần diệt Chu đoạt thiên hạ. Con của Tử Sở và Châu Cơ (Triệu Cơ) thống nhất Trung Hoa, xưng Tần Thủy Hoàng Đế. Lần thứ hai là Lý Ông Trọng, con nuôi của Lý Bôn, lấy Bạch Tĩnh công chúa của Tần Thủy Hoàng, sinh ra Triệu Lạc Linh. Triệu Lạc Linh được Cao Tổ Lưu Bang phong Vương ở vùng "Bạch Hạc Quan Trung", sau khi Lữ Hậu mất thì tự lập quốc Nam Việt, xưng là Triệu Vũ Vương (Triệu Vũ Đế).

Do đó, trong truyền thuyết Việt có tới 3 vị cùng được kể dưới tên Triệu Đà. Triệu Đà 1 là Tần Chiêu Tương Vương, người đã diệt nhà Chu Thục năm 257 TCN. Triệu Đà 2 là Hiếu Cao Lưu Bang, người đã diệt nhà Tần năm 207 TCN. Triệu Đà 3 là con của Lý Ông Trọng, Triệu Lạc Linh, người đã quang phục nước Nam Việt nhà Triệu sau năm 180 TCN.

Giản đồ thời Chu - Tần - Hiếu - Triệu

1 comment:

  1. Các Tiền nhân (ở trên nước Trời) thấy các thế hệ con cháu luận giải các giả thuyết lịch sử - chắc các vị đó buồn cười lắm.

    ReplyDelete