Người Việt ai cũng biết câu chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thành cứ xây xong lại đổ. Vua lập đàn cầu khấn thì được một Lão ông đến chỉ cách đón thần Kim Quy về giúp đỡ, trừ diệt con Gà trắng tu luyện ngàn năm thành tinh, đã tụ tập yêu quỷ trong núi phá thành. Truyện về Ma gà và Quỷ núi ở Cổ Loa là một trong những câu chuyện thần bí đáng sợ nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt. Nhưng liệu đằng sau truyền thuyết này ẩn chứa sự thực nào trong lịch sử người Việt?
Truyện Rùa Vàng của Lĩnh Nam chích quái kể: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có quỷ. Có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng, vốn là dư khí của quỷ thần, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, thì quỷ tinh lại biến hóa muôn hình vạn trạng, làm hại người chết rất nhiều. Nay giết được con gà trống trắng và con gái chủ quán ấy thì trấn áp được yêu tinh. Con tinh ấy sẽ hóa ra một lá thư của yêu, cho con chim cú mèo ngậm bay đậu lên trên cây chiên đàn, tâu cùng Thượng đế để xin phá thành”.
Tìm hiểu bản chất của đoạn truyện trên, xin đi sâu vào từng nhân vật được nói tới trong sự tích là Ma gà, Quỷ núi, Chim cú và Lão ông.
Truyện Rùa Vàng của Lĩnh Nam chích quái kể: “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống lâu ngàn năm, hóa thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có quỷ. Có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà trắng, vốn là dư khí của quỷ thần, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, thì quỷ tinh lại biến hóa muôn hình vạn trạng, làm hại người chết rất nhiều. Nay giết được con gà trống trắng và con gái chủ quán ấy thì trấn áp được yêu tinh. Con tinh ấy sẽ hóa ra một lá thư của yêu, cho con chim cú mèo ngậm bay đậu lên trên cây chiên đàn, tâu cùng Thượng đế để xin phá thành”.
Tìm hiểu bản chất của đoạn truyện trên, xin đi sâu vào từng nhân vật được nói tới trong sự tích là Ma gà, Quỷ núi, Chim cú và Lão ông.
Mẫu Bạch Kê – Vua bà Ma Lôi
Trong truyện Rùa vàng, Bạch Kê tinh ẩn hình trong người con gái của quán trọ ở chân núi tại làng Ma Lôi. Nói cách khác Bạch Kê là tinh nữ và có tên là Ma Lôi. Chữ Ma thực ra là âm đọc sai của Má – Mụ - Mẫu.
Ở núi Thất Diệu nay là xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, có đền Bạch Kê thờ một vị Mẫu, tương truyền là công chúa con vua Hùng. Cổng đền có đôi câu đối:
鴻 貉 遺 風 粧 體 勢
僊 龍 餘 裔 啟 洪 基
Hồng Lạc di phong trang thể thế
Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.
Dịch nghĩa:
Phong tục Lạc Hồng hình thể đẹp
Dòng dõi Rồng Tiên mở cơ đồ.
Ở núi Thất Diệu nay là xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, có đền Bạch Kê thờ một vị Mẫu, tương truyền là công chúa con vua Hùng. Cổng đền có đôi câu đối:
鴻 貉 遺 風 粧 體 勢
僊 龍 餘 裔 啟 洪 基
Hồng Lạc di phong trang thể thế
Tiên Long dư duệ khải hồng cơ.
Dịch nghĩa:
Phong tục Lạc Hồng hình thể đẹp
Dòng dõi Rồng Tiên mở cơ đồ.
Nghi môn miếu Bạch Kê |
Ở Yên Phụ mẫu Bạch Kê được gọi là Bà chúa Núi và cũng được thờ ở đình và đền Yên Phụ trên núi Thất Diệu. Ở đình và đền Yên Phụ thờ vị đức Vua bà Ma Vương, là tên thần hiệu sùng kính mà dân gian vùng Yên Phụ thường tôn xưng. Sắc phong, mỹ từ của Vua bà được chép trong Hương ước của Tứ Yên (Yên Phụ, Yên Hậu, Yên Tân, Yên Vĩ) như sau:
"Phương Dung trinh liệt, Nhân hiếu từ thuận đoan trang, Trinh tiết u nhàn, Khoan hoà ý đức, Thuận tắc thận hạnh, Khắc cẩn ôn hoà, Gia huệ cẩn tiết, Hậu đức chí nhân, Phổ tế trinh thục, Tuy lộc diên tường, Thuần nhất huy nhu, Diên phúc long khánh, Túc nghi gia phạm, Hồng từ thục chất, Trinh thuận hiển linh, Huy gia trinh nhất Ngọc chất nương Hậu phi Phu nhân Đại vương".
Tài liệu ở Yên Phụ cho thấy, Mẫu Bạch Kê là một vị Hậu phi họ Ma (Ma Lôi). Đối chiếu với truyền thuyết về Ma Cô Tiên trong Truyện Giếng Việt ở núi Châu Sơn thì Mẫu Bạch Kê chính là Ân Hậu, vợ của vua Ân trong cuộc chiến với Thánh Dóng. Ân Hậu cũng là tướng cầm đầu quân đội nhà Ân sang đánh nước Văn Lang, được ngọc phả Hùng Vương gọi là Thạch Linh thần tướng.
Cuộc chiến giữa Hùng và Thục ở đây như thế là nói tới sự kiện nước Văn Lang với Phù Đổng Thiên Vương chống lại giặc Ân. Khu vực núi Thất Diệu nằm ở giữa của Sóc Sơn, là căn cứ của Thánh Dóng, và Châu Sơn, là căn cứ của tướng Ân. Hẳn vùng Yên Phong này đã là chiến trường chính trong cuộc đụng độ giữa nước Thục Văn Lang và Hùng Ân Vương. Kết quả như đã biết trong Truyện Giếng Việt: “Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở Địa phủ”. Người tử trận không phải là Ân Vương, mà là Ân Hậu, tức Vua bà họ Ma hay Mẫu Bạch Kê.
Vua Chờ - Lạc Công Quý Minh
Truyện Rùa Vàng kể: Trong núi có quỷ, có người nhạc công triều trước chôn ở đây, hóa thành quỷ.
Khu vực núi Thất Diệu từng có nhiều hài cốt, nhiều đến mức nơi đó có tên là phố Sọ. Những cái tên có chữ Yên/An (Yên Phụ, Yên Phong, An Ninh) cho thấy đây là nơi an táng yên nghỉ những binh sĩ, tướng lĩnh của một thời. Vị “nhạc công” triều trước ở trong núi là ai mà lại hóa thành quỷ chống phá Thục Vương xây thành?
Nằm không xa núi Thất Diệu tại thị trấn Chờ có ngôi đền rất cổ là đền Hàm Sơn, hay còn gọi là đền Chờ Cả. Đền này thờ một vị Đại vương có tên trong quốc tự điển là Quý Minh. Người dân địa phương gọi thần là Vua Chờ. Trong đền có mộ của Quý Minh. Thần tích kể rằng Quý Minh là một trong 3 người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với Cao Sơn, Quý Minh đã được bà mẹ nuôi là Ma Thị Cao Sơn Thần nữ gửi cho em là Ma Lôi nuôi dưỡng. Sau này Quý Minh tham gia trận chiến chống lại quân Thục.
Khu vực núi Thất Diệu từng có nhiều hài cốt, nhiều đến mức nơi đó có tên là phố Sọ. Những cái tên có chữ Yên/An (Yên Phụ, Yên Phong, An Ninh) cho thấy đây là nơi an táng yên nghỉ những binh sĩ, tướng lĩnh của một thời. Vị “nhạc công” triều trước ở trong núi là ai mà lại hóa thành quỷ chống phá Thục Vương xây thành?
Nằm không xa núi Thất Diệu tại thị trấn Chờ có ngôi đền rất cổ là đền Hàm Sơn, hay còn gọi là đền Chờ Cả. Đền này thờ một vị Đại vương có tên trong quốc tự điển là Quý Minh. Người dân địa phương gọi thần là Vua Chờ. Trong đền có mộ của Quý Minh. Thần tích kể rằng Quý Minh là một trong 3 người anh em của Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với Cao Sơn, Quý Minh đã được bà mẹ nuôi là Ma Thị Cao Sơn Thần nữ gửi cho em là Ma Lôi nuôi dưỡng. Sau này Quý Minh tham gia trận chiến chống lại quân Thục.
Có thể nhận ra, vị “nhạc công” ở trong núi chính là Quý Minh. Từ “nhạc” còn có phát âm là “Lạc”. Nhạc công tức là Lạc Công, chỉ vị thủ lĩnh đất Lạc lúc đó. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: Đền thần Quý Minh ở đỉnh núi Hàm Sơn, thuộc xã Nội Trà, huyện Yên Phong. Tương truyền thần là con của của Lạc Long Quân”. Đây chính là lý do mà Quý Minh đã được gọi là Lạc Công, rồi đọc thành “nhạc công” ở núi Thất Diệu.
Quý Minh là một trong Tam vị Tản Viên Sơn tinh nên mới được truyện Rùa Vàng kể là “quỷ trong núi”. Thần tích cũng cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa Quý Minh Đại vương và Ma Lôi, tức mẫu Bạch Kê ở núi Thất Diệu. Quý Minh là một đại tướng của Hùng Vương chống lại Thục Vương, cũng giống như mẫu Ma Lôi Bạch Kê đã nói ở trên.
Truyện Rùa Vàng kể An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường. Việt Thường là tên triều đại do Lạc Long Quân khai sáng mà Quý Minh Đại vương là thủ lĩnh cuối cùng ở vùng đất Lạc. Bản thân nhà Ân Thương cũng được gọi là Việt Thường, như bài thơ đề miếu Ân Vương trong Truyện Giếng Việt:
Thắng thua một cuộc không Ân đức
Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường.
Quý Minh là một trong Tam vị Tản Viên Sơn tinh nên mới được truyện Rùa Vàng kể là “quỷ trong núi”. Thần tích cũng cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa Quý Minh Đại vương và Ma Lôi, tức mẫu Bạch Kê ở núi Thất Diệu. Quý Minh là một đại tướng của Hùng Vương chống lại Thục Vương, cũng giống như mẫu Ma Lôi Bạch Kê đã nói ở trên.
Truyện Rùa Vàng kể An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường. Việt Thường là tên triều đại do Lạc Long Quân khai sáng mà Quý Minh Đại vương là thủ lĩnh cuối cùng ở vùng đất Lạc. Bản thân nhà Ân Thương cũng được gọi là Việt Thường, như bài thơ đề miếu Ân Vương trong Truyện Giếng Việt:
Thắng thua một cuộc không Ân đức
Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường.
Cổng sau đền Hàm Sơn |
Chim Cú mèo
Truyện Rùa Vàng kể sau khi An Dương Vương cùng thần Kim Quy giết con Gà trắng trong quán Ma Lôi, Vua liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, Vua và Rùa Vàng leo lên núi Việt Thường thấy quỷ tinh đã biến thành con chim cú, ngậm lá thư bay lên chiên đàn.
Việc Thục Vương đào được nhiều nhạc khí cổ ở núi Việt Thường, rồi thấy chim Cú mèo (Si - hưu) ngậm lá thư bay lên chiên đàn không ngờ lại là một hình ảnh rất thật của thời đại nhà Ân Thương cách nay hơn 3.000 năm. Trên nhiều đồ đồng tế khí của nhà Ân thường dùng hình chim Cú trong tạo hình. Một đôi bình đồng có hình chim Cú như vậy được thấy ở Việt Nam.
Việc Thục Vương đào được nhiều nhạc khí cổ ở núi Việt Thường, rồi thấy chim Cú mèo (Si - hưu) ngậm lá thư bay lên chiên đàn không ngờ lại là một hình ảnh rất thật của thời đại nhà Ân Thương cách nay hơn 3.000 năm. Trên nhiều đồ đồng tế khí của nhà Ân thường dùng hình chim Cú trong tạo hình. Một đôi bình đồng có hình chim Cú như vậy được thấy ở Việt Nam.
Chiếc bình chim Cú thời Ân Thương (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) |
Nắp của chiếc bình có hình 4 con rắn với đầu to, đang há miệng, lộ cả 2 chiếc răng nanh. Thân rắn ngắn, được trang trí bằng các họa tiết tạo bởi 2 hình thoi lồng vào nhau, một dạng họa tiết rất đặc trưng ở đồ đồng thời Ân Thương. Ở đỉnh nắp có núm cầm hình thang chóp nhọn.
Toàn bộ chiếc bình được trang trí nền bằng hoa văn vân lôi vuông hoặc tròn, phủ một màu đồng cổ xanh lam độc đáo và đẹp mắt. Đôi mắt Cú mèo tròn to đúc nổi ở giữa thân bình tạo một ấn tượng rất trang nghiêm. Nhìn tổng thể chiếc bình có cảm tưởng như hình một chiến binh đang đứng thẳng, rất dũng mãnh với đầy đủ mũ giáp, áo giáp, mắt to tai lớn, có nanh có mỏ.
Phần thân của chiếc bình Cú thời Ân Thương thứ hai (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) |
Thiên thu hỏa điền tiền vương trạch
Bách Việt sơn hà cố quốc ân.
Dịch nghĩa:
Hỏa điền ngàn năm lộc vua trước
Núi sông Bách Việt ơn nước xưa.
Trong đó, 2 chữ “hỏa điền” 鈥鈿 dùng bộ Kim 金, chỉ các vật dụng bằng kim loại (đồng).
Những đồ dùng hình chim Cú mèo của nhà Ân có dáng vẻ của một tướng quân hùng dũng. Rất có thể đây là những đồ “nhạc khí” hay “hỏa điền” của Quý Minh Đại vương, vị Lạc tướng của nhà Ân đã chống Thục trên miền đất Việt Thường vào thời hơn 3.000 năm trước.
Lá thư của yêu tinh
Truyện Rùa Vàng kể, Bạch Kê tinh sau khi bị giết hóa thành một lá thư. Rùa vàng liền biến thành con chuột theo sau, cắn vào chân Cú, lá thư rơi xuống đất. Vua vội nhặt lấy, lá thư đã bị mọt ăn quá nửa.
Điều hết sức bất ngờ là dưới chân chim Cú trên đôi bình thời Thương lại cũng có một “lá thư”. Đó là những chữ tượng hình cổ được khắc lớn và sâu. Dưới đáy mỗi bình có 10 chữ dạng Kim văn, loại chữ của thời Ân Thương dùng trên đồ đồng. Đây chính là lá thư mà chim Cú đã ngậm khi bay lên chiên đàn ở Cổ Loa.
Những chiếc bình đồng hình chim Cú cho phép hiểu ý nghĩa câu kể: khi chim Cú bị cắn rơi lá thư, lá thư đã bị “mọt ăn” (đổ thực) mất quá nửa. Ý nói là mảnh đáy bình có khắc chữ đã bị rỉ mất phân nửa, nên có nhiều chữ không đọc được.
Điều hết sức bất ngờ là dưới chân chim Cú trên đôi bình thời Thương lại cũng có một “lá thư”. Đó là những chữ tượng hình cổ được khắc lớn và sâu. Dưới đáy mỗi bình có 10 chữ dạng Kim văn, loại chữ của thời Ân Thương dùng trên đồ đồng. Đây chính là lá thư mà chim Cú đã ngậm khi bay lên chiên đàn ở Cổ Loa.
Những chiếc bình đồng hình chim Cú cho phép hiểu ý nghĩa câu kể: khi chim Cú bị cắn rơi lá thư, lá thư đã bị “mọt ăn” (đổ thực) mất quá nửa. Ý nói là mảnh đáy bình có khắc chữ đã bị rỉ mất phân nửa, nên có nhiều chữ không đọc được.
Kim văn trên đáy bình Cú thứ nhất (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) |
亡宗兵西士宫追? 民?
Vong tông binh Tây sĩ cung truy ? dân ?
Cho dù không đọc được hết những dòng chữ này nhưng rõ ràng là nội dung viết về hành động của quan (sĩ) binh. Như thế có thể liên hệ chiếc bình này với Quý Minh đại vương, thủ lĩnh cầm quân vùng đất Lạc chống lại Thục Vương.
Lá thư thứ hai dưới đáy chiếc bình Cú có các chữ:
女行享金至王?毛? ?
Nữ hành hưởng kim chí vương ? mao ? ?
Kim văn trên đáy chiếc bình Cú thứ hai (Hiện vật Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) |
Hình tượng chim là tín ngưỡng thờ vật tổ của nhà Thương, bắt nguồn từ sự tích bà Giản Địch nuốt trứng chim Huyền điểu mà sinh ra Tử Tiết, là ông tổ của nhà Thương. Kinh Thi có câu: "Thiên mệnh Huyền Điểu, giáng nhi sinh Thương", nghĩa là: Trời cho chim đen giáng hạ thành Thương. Huyền điểu không phải là con chim màu đen mà là con chim tượng trưng cho phương Bắc nay. Huyền điểu theo một số tác giả cũng có thể chính là chim Cú, loài chim hoạt động trong bóng tối.
Những nghiên cứu trước đây như của GS. Trần Quốc Vượng cho rằng Truyện Rùa Vàng nói tới sự xung đột giữa bộ tộc Núi thờ Chim và bộ tộc Nước thờ Rùa của người Việt. Nhưng thật bất ngờ khi biết rằng “bộ tộc thờ Gà trắng” trong truyền thuyết ấy là nhà Thương Ân. Và như thế, “bộ tộc thờ Rùa vàng” của Thục An Dương Vương phải là nhà Chu, triều đại đã lật đổ nhà Ân mà lên ngôi thiên tử của thiên hạ.
Huyền Thiên Lão Tử
Còn một nhân vật nữa trong sự tích Sát quỷ ở thành Côn Lôn (cách gọi thành Cổ Loa thời nhà Đường) là vị Lão ông đã cử thần Kim Quy đến giúp An Dương Vương. Vị Lão ông này không phải ai khác mà chính là Lão Tử, người được thờ ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), cách núi Thất Diệu không xa.
Bia “Cung sao sự tích thánh” ở đình Thổ Hà cho biết, vị thần ở đây thờ có họ là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Thời An Dương Vương, Vua xây thành có những u hồn và tà ma quấy nhiễu. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo Vua rằng: xin Vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi ngay hôm đó Người sai Thanh giang sứ, hiệu là Thần Quy, đến giúp trừ phép quỷ, giết Bạch Kê. Lại đào trong núi Thất Diệu được nhạc khí thời cổ cùng hài cốt, đem đốt đi. Từ đó yêu ma tan hết.
Bia “Cung sao sự tích thánh” ở đình Thổ Hà cho biết, vị thần ở đây thờ có họ là Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương, lại có tên là Thái Thượng. Thời An Dương Vương, Vua xây thành có những u hồn và tà ma quấy nhiễu. Vua lo lắm, liền xa giá đến Thổ Hà trang cầu đảo. Chợt có thần nhân hiện lên bảo Vua rằng: xin Vua cứ hồi kinh, không lo ngại gì. Rồi ngay hôm đó Người sai Thanh giang sứ, hiệu là Thần Quy, đến giúp trừ phép quỷ, giết Bạch Kê. Lại đào trong núi Thất Diệu được nhạc khí thời cổ cùng hài cốt, đem đốt đi. Từ đó yêu ma tan hết.
Bia Cung sao thánh tích ở đình Thổ Hà |
Đoạn trích “nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương” đã ghi rất đúng câu chuyện ở núi Thất Diệu. “Âm khí thời Thương” là Mẫu Bạch Kê hay Ân Hậu Ma Lôi. Còn “Dương khí thời Hạ” là Lạc tướng Quý Minh, vốn gốc là dòng dõi nhà Hạ từ Lạc Long Quân.
Sơ đồ Tam đại Hạ Thương Chu ở đất Việt |
Để hiểu được dòng chảy lịch sử Việt trong câu chuyện này có thể điểm lại những sự kiện thời Tam đại Hạ Thương Chu trên đất Việt. Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương Vương, Hoa sử ghi là ông Đại Vũ. Khi Kinh Dương Vương mất, quyền hành định giao lại cho Đế Lai, là dòng dõi từ Viêm Đế - Đế Nghi. Thế nhưng, con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân đã làm cuộc đảo chính đuổi Đế Lai, giành lấy quyền hành (chiếm nàng Âu Cơ). Đế Lai được Hoa sử gọi là ông Bá Ích, đã phải bỏ vùng đất Lạc mà đi về phía Tây, gây dựng đất Âu.
Lạc Long Quân được Hoa sử gọi là Hạ Khải, bắt đầu nhà Hạ với chế độ cha truyền con nối. Dòng Lạc Long Quân phát triển mở mang đất đai về phía Đông, truyền tới Hạ Kiệt vô đạo, bị Thành Thang, thủ lĩnh bộ tộc phương Bắc nay (với biểu tượng là chim “Huyền điểu”) lật đổ. Thành Thang dựng nên nhà Thương.
Nhà Thương là chế độ phụ đạo chiếm hữu nô lệ nên các vua Thương được gọi là Phụ (cha), các hậu phi được gọi là Ma/ Mẫu/ Phụ (mẹ). Giai đoạn cuối của nhà Thương gọi là nhà Ân. Vị vua cuối cùng của dòng theo cha Lạc Long này được gọi là Hùng Duệ Vương, hay Ân Trụ Vương.
Dòng Đế Lai đi về phía Tây lập nên vùng đất Âu. Tới thời Ân dòng này trở thành một trong những chư hầu lớn nhất miền Tây khi đó, là Tây Bá Hầu Cơ Xương. Sử Việt gọi là Thục Vương hay Âu Cơ. Trụ Vương thất đức, thiên hạ oán hận. Thục hầu Cơ Xương dưỡng đức trước thiên hạ, theo thiên mệnh mà khởi binh chống Ân. Nhưng đầu tiên ông tiến đánh nước ở phía Bắc xưa (phía Nam nay) của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ. Sùng Hầu Hổ là thủ lĩnh vùng đất Sùng hay đất Lạc, vùng đất tổ của Kinh Dương Vương xưa. Các anh em họ Sùng lúc này được gọi là các Lạc tướng (Lạc công) mà Quý Minh là một trong số đó. Đây là điều giải thích vì sao Quý Minh lại là dòng dõi của nhà Hạ (do Hạ Khải – Lạc Long Quân khởi dựng).
Họ Sùng của các Lạc tướng Cao Sơn, Quý Minh thất bại. Cơ Xương dời đô về Phong Châu, lập nên nước Văn Lang, lấy theo tên hiệu của Cơ Xương là Văn Vương. Hiền Vương Cơ Xương mất ở đất Hiền Lương, nơi Âu Cơ đã hóa tại vùng Hạ Hòa, Phú Thọ ngày nay. Con trai của Cơ Xương là Cơ Phát lên nắm quyền. Trụ Vương bị mất đất Lạc (Sùng) bèn cử đại tướng, cũng là vợ của mình, là Ân Hậu Ma Lôi dẫn quân tấn công nước Văn Lang. Quân Ân đóng ở vùng núi Châu Sơn bên Lục Đầu giang.
Thục Phán Cơ Phát cùng Lã Vọng Thánh Dóng lập căn cứ ở Sóc Sơn, giao chiến với Ma Bà ở vùng Vũ Ninh (Bắc Ninh), cuối cùng toàn thắng. Vùng Vũ Ninh mà Yên Phong là đất chính, là chiến trường ác liệt xưa của cuộc chiến này. Lạc tướng Quý Minh chống Thục mất ở đây. Ân Hậu hóa thành Mẫu Bạch Kê, ẩn mình trong vùng đất Vũ Ninh.
Thục Phán lên ngôi thiên tử, lập ra nước Âu Lạc, là sự kết hợp của 2 vùng đất Âu và Lạc trước đây. Chu Võ Vương dời đô về Cảo Kinh ở Vân Nam, bắt đầu thời kỳ Tây Chu. Nhà Tây Chu trải mấy đời tới Chu U Vương vô đạo, bị Khuyển Nhung tấn công Cảo kinh, buộc phải dời đô về lại vùng đất Lạc (Dương) ở phía Đông. Khi xây thành ở vùng đất Tam Xuyên (Tam Giang) này gặp những trận động đất lớn. Lão Tử khi đó đang là “thủ thư” và là quốc sư của nhà Chu đã nhân đó bày chuyện tế trời, lấy tấm gương của hai nhà Hạ và Thương để khuyên răn vua Chu.
Lạc Long Quân được Hoa sử gọi là Hạ Khải, bắt đầu nhà Hạ với chế độ cha truyền con nối. Dòng Lạc Long Quân phát triển mở mang đất đai về phía Đông, truyền tới Hạ Kiệt vô đạo, bị Thành Thang, thủ lĩnh bộ tộc phương Bắc nay (với biểu tượng là chim “Huyền điểu”) lật đổ. Thành Thang dựng nên nhà Thương.
Nhà Thương là chế độ phụ đạo chiếm hữu nô lệ nên các vua Thương được gọi là Phụ (cha), các hậu phi được gọi là Ma/ Mẫu/ Phụ (mẹ). Giai đoạn cuối của nhà Thương gọi là nhà Ân. Vị vua cuối cùng của dòng theo cha Lạc Long này được gọi là Hùng Duệ Vương, hay Ân Trụ Vương.
Dòng Đế Lai đi về phía Tây lập nên vùng đất Âu. Tới thời Ân dòng này trở thành một trong những chư hầu lớn nhất miền Tây khi đó, là Tây Bá Hầu Cơ Xương. Sử Việt gọi là Thục Vương hay Âu Cơ. Trụ Vương thất đức, thiên hạ oán hận. Thục hầu Cơ Xương dưỡng đức trước thiên hạ, theo thiên mệnh mà khởi binh chống Ân. Nhưng đầu tiên ông tiến đánh nước ở phía Bắc xưa (phía Nam nay) của Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ. Sùng Hầu Hổ là thủ lĩnh vùng đất Sùng hay đất Lạc, vùng đất tổ của Kinh Dương Vương xưa. Các anh em họ Sùng lúc này được gọi là các Lạc tướng (Lạc công) mà Quý Minh là một trong số đó. Đây là điều giải thích vì sao Quý Minh lại là dòng dõi của nhà Hạ (do Hạ Khải – Lạc Long Quân khởi dựng).
Họ Sùng của các Lạc tướng Cao Sơn, Quý Minh thất bại. Cơ Xương dời đô về Phong Châu, lập nên nước Văn Lang, lấy theo tên hiệu của Cơ Xương là Văn Vương. Hiền Vương Cơ Xương mất ở đất Hiền Lương, nơi Âu Cơ đã hóa tại vùng Hạ Hòa, Phú Thọ ngày nay. Con trai của Cơ Xương là Cơ Phát lên nắm quyền. Trụ Vương bị mất đất Lạc (Sùng) bèn cử đại tướng, cũng là vợ của mình, là Ân Hậu Ma Lôi dẫn quân tấn công nước Văn Lang. Quân Ân đóng ở vùng núi Châu Sơn bên Lục Đầu giang.
Thục Phán Cơ Phát cùng Lã Vọng Thánh Dóng lập căn cứ ở Sóc Sơn, giao chiến với Ma Bà ở vùng Vũ Ninh (Bắc Ninh), cuối cùng toàn thắng. Vùng Vũ Ninh mà Yên Phong là đất chính, là chiến trường ác liệt xưa của cuộc chiến này. Lạc tướng Quý Minh chống Thục mất ở đây. Ân Hậu hóa thành Mẫu Bạch Kê, ẩn mình trong vùng đất Vũ Ninh.
Thục Phán lên ngôi thiên tử, lập ra nước Âu Lạc, là sự kết hợp của 2 vùng đất Âu và Lạc trước đây. Chu Võ Vương dời đô về Cảo Kinh ở Vân Nam, bắt đầu thời kỳ Tây Chu. Nhà Tây Chu trải mấy đời tới Chu U Vương vô đạo, bị Khuyển Nhung tấn công Cảo kinh, buộc phải dời đô về lại vùng đất Lạc (Dương) ở phía Đông. Khi xây thành ở vùng đất Tam Xuyên (Tam Giang) này gặp những trận động đất lớn. Lão Tử khi đó đang là “thủ thư” và là quốc sư của nhà Chu đã nhân đó bày chuyện tế trời, lấy tấm gương của hai nhà Hạ và Thương để khuyên răn vua Chu.
Ban thờ miếu Bạch Kê trên núi Thất Diệu với đôi bình chim Cú thời Ân |
No comments:
Post a Comment