Saturday, April 3, 2021

Chữ viết của người Việt thời Hùng Vương

Tiến sĩ Nguyễn Việt (Trung tâm tiền sử Đông Nam Á) từng khảo sát các chữ viết trên các trống đồng, thạp đồng, bình đồng thời Đông Sơn và có đưa ra nhận định như sau:

"Logic thông thường thì chữ Hán được coi như đã theo chân đoàn quân xâm lược Tần xuống vùng đất phía bắc Giao Châu từ khoảng cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên. Với sự ra đời và tồn tại hơn một thế kỷ của nhà nước Nam Việt, chữ Hán đã chính thức trở thành văn tự chính thống của vùng này, mặc dầu trong một phạm vi rất hạn hẹp của triều đình Nam Việt mà thôi.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy ba loại văn tự chữ Hán cùng tồn tại trong phạm vi nước Nam Việt:
1- Minh văn phương hình chuẩn thường thấy ở những đồ lễ khí chính thức của nhà nước Nam Việt hoặc trên những đồ được dâng tặng có nguồn gốc phía bắc,
2- Văn tự thẻ tre mang phong cách văn tự Hán Sở,
3- Minh văn Nam Việt thường thấy trên đồ đồng Đông Sơn bản địa với lối khắc dài, phương hình không chuẩn và sai hoặc thiếu nét."
 
Description: Description: LetterTotal1w
Chữ trên trống đồng Trạch Bái (ảnh theo TS Nguyễn Việt)
 

Chữ viết trên trống đồng thì hiển nhiên người dùng là người Việt bản địa, cho nên đầu tiên phải khẳng định rằng thời Tần người Việt đã có chữ viết. 

TS Nguyễn Việt còn phát biểu rằng, theo nghiên cứu khảo cổ thì người Việt khi đó "chưa có nhu cầu dùng chữ viết". Ở phía Bắc như vùng Lưỡng Quảng thì có thể "đã có nhu cầu" này (???)

Không rõ dựa vào khảo cổ nào mà lại nghĩ ra như vậy? Trong khi ngay sau đó TS. Nguyễn Việt cho biết, Giao Chỉ và Cửu Chân là nơi đông đúc dân cư nhất thời đó với dân số vượt xa ở các quận khác trên đất Lưỡng Quảng sau này. Nơi mật độ dân số lớn thì "không cần chữ viết", còn nơi vắng người hơn thì lại có? Đây gọi là kết luận của "khảo cổ học thật" hay sao?

Điều lạ là loại chữ này được TS. Nguyễn Việt gọi là chữ "Nam Việt" với hình thức thô sơ hơn thể chữ Triện thời Tần Hán. Thậm chí trong số các chữ đó còn có những chữ ghi theo "lối cổ":
- "chữ “lục” (sáu) vẫn giữ lối viết cổ"
- "chữ Cửu Chân trên trống Trạch Bái cho thấy một kiểu chữ cổ hơn".
 
Tới đây nảy sinh ra vấn đề. Nếu theo quan niệm của TS Nguyễn Việt, loại chữ này mới theo chân quân Tần mà xâm nhập vào đất Việt, thì tại sao lại có những chữ cổ như trên? Cần nhớ rằng Tần Thủy Hoàng đã cho thống nhất văn tự trên toàn quốc, lấy chữ Tiểu triện do Lý Tư tu chỉnh làm "quốc tự". "Thư đồng văn" được thực hiện trên toàn cõi Trung Hoa. Vậy nếu đội quân Tần đến dạy chữ cho người Nam Việt thì họ phải dạy chữ Tiểu triện, chứ sao lại dùng những chữ cổ hơn của Đại triện Kim văn?
Điều này cho thấy thứ chữ mà TS Nguyễn Việt gọi là chữ Nam Việt ấy thực ra đã tồn tại ở đất Nam Việt từ trước khi Tần xâm lược rất lâu. Người Nam Việt đã dùng thứ chữ này một cách thành thạo và phổ biến trên các đồ vật của họ như trống đồng, thạp đồng. Còn chữ mới mang vào là chữ Tiểu triện như dùng để khắc trên các văn bản bằng thẻ tre và trên ấn tín.
Chữ viết của người Việt thực không cần tìm đâu xa. Nó vốn được ghi rất rõ trên các hiện vật. Chẳng qua chúng ta không chịu nhìn nhận nó là chữ mà người Việt đã dùng trước thời Tần mà thôi. Trước thời Tần trên đất Nam Việt là thời Hùng Vương. Nói cách khác loại chữ Nam Việt ấy là chữ mà các vua Hùng nước Văn Lang đã dùng.

No comments:

Post a Comment