Hồi I
Lễ dối trời Duệ Vương hết số
Vì sinh linh Thục Chủ khởi binh.
Lạc Long Quân chia 50 người con xuống khai phá miền ven biển Đông, vượt qua nhiều sông núi mà khai mở phương Nam xưa (phương Bắc nay). Long Quân truyền ngôi qua nhiều đời, đến Hùng Duệ Vương có tên là Đế Tân, đóng đô ở An Huy.
Duệ Vương là người có hùng tài đại lược, nhưng lại ham mê tửu sắc, bất kính với thiên địa, dâng lễ dối trời, sủng ái vu nữ Đát Kỷ. Trời và người cùng phẫn nộ, dẫn đến tai họa giáng xuống, vận nước cáo chung.
Bộ chủ Ai Lao - Ba Thục lúc này Tây Bá Hầu Cơ Xương, nổi lên là một người nhân nghĩa đại đức, thu phục nhân tâm. Thục chủ Cơ Xương tinh thông Dịch lý, hiểu lẽ trời đạo người. Bị Đế Tân chèn ép, Thục chủ buộc phải phát động binh đao. Nhưng để giữ lễ với Hùng Vương, Cơ Xương đầu tiên dẫn quân tiến đánh vùng đất Lạc của Sùng Hầu Hổ. Quân Thục từ Ai Lao kéo vào đất Hưng Hóa đến châu Quỳnh Nhai. Đất nước của Hùng Duệ Vương rúng động.
Người đứng đầu vùng đất Lạc khi đó là Bắc Bá Hầu Sùng Lãm, là dòng dõi quý tộc triều Hùng từ Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân, nên cũng gọi là Lạc hầu Nguyễn Tuấn. Cuộc chiến giữa Ai Lao bộ chủ Cơ Xương và Lạc hầu Nguyễn Tuấn diễn ra rất ác liệt. Trong lần đầu Nguyễn Tuấn phục kích đánh bại được quân Thục ở Mộc Châu. Khải hoàn trở về, tấu cáo Đế Tân.
Nha chương văn hóa Phùng Nguyên ở Phú Thọ. |
Thục chủ Cơ Xương thu nhận được đất tổ Hùng Vương, đã cho dời kinh đô từ Ai Lao về Phong Châu, xây dựng thành Việt Trì, lên núi Thái Sơn Nghĩa Lĩnh lập điện Kính Thiên, đăng đàn tế cáo trời đất, lập cột đá thề trung thành với quốc tổ họ Hùng, cứu dân giúp nước...
Hồi II
Bến Việt Trì Thái Công câu cá
Núi Vệ Linh Thánh Gióng phong thần.
Thục Vương Cơ Xương là người ở vùng đất Âu, đánh bại Lạc hầu Sùng Lãm, dời đô từ đất Âu về đất Lạc, dựng nước Âu Lạc, lập kinh thành Phong Châu. Sử Việt gọi Cơ Xương là Âu Cơ. Mặc dù Âu Cơ Xương đã chiếm được 2 vùng Tây và Bắc (Nam nay) của thiên hạ, nhưng đe dọa từ Hùng Duệ Vương Đế Tân vẫn không ngừng tăng lên.
Lo lắng trước vận nước khó khăn, một hôm Âu Cơ đi dạo ngoài thành Phong Châu, cạnh chùa Hoa Long ở bến Việt Trì. Chợt thấy một lão ông tuổi ngoài 80, cầm một cây cần trúc đứng trên bàn thạch bên bến sông Việt Trì, dáng vẻ ung dung, có cốt cách của thần tiên. Âu Cơ lấy làm lạ tiến đến hỏi chuyện, thì thấy quả đúng đây là người hiền tài hiếm có, có thể phò tá gây dựng vương nghiệp thiên thu. Cơ Xương bèn phong cho ông lão làm Thái Công, giao phó hết trọng trách trong nước cho Lã Vọng.
Một ngày đẹp trời Cơ Xương về bên đất Hiền Lương ở Hạ Hòa, Phú Thọ mà hóa về trời. Con trai Cơ Xương là Cơ Phát hay Thục Phán lên nối tiếp sự nghiệp, tôn phong cho cha mình là Văn Lang (Văn Vương). Lập đền thờ ở xã Hiền Lương (Hiền vương), ngàn năm hương hỏa không cùng.
Đền Sóc: Phù Đổng Thiên vương, Nữ Oa Bộ thiên, Na Tra Thiên tử, Tì Sa Môn Thiên vương, Vu Điền Quốc vương, Tả Lực sĩ, Hữu Tinh binh. |
Lúc này Đế Tân sai Văn Thái sư với danh hiệu là Thạch Linh Thần tướng dẫn quân Bắc chinh (Nam nay). Thạch Linh kéo quân tới vùng núi Châu Sơn ở Vũ Ninh, đại chiến với Thánh Gióng dưới chân núi. Lửa cháy rực trời, khói bụi tung mù mịt. Na Tra nhổ tre đằng ngà quét sạch quân Ân. Thạch Linh Thần tướng tử trận ở vùng Yên Vệ.
"Ngựa đá" miếu Ân Vương trên núi Châu. |
Cơ Phát làm chủ được thiên hạ họ Hùng, xưng là Võ Vương. Sử Việt gọi là Hùng Quốc Vương, người con đã theo mẹ Âu Cơ lên núi lập nước Văn Lang, đóng đô Phong Châu.
Hùng Quốc Vương lên ngôi Thiên tử, phân phong cho các họ tộc làm chư hầu bình phong phên dậu ở trăm nơi đầu núi góc biển, được quyền thế tập cha truyền con nối, đặt ra trăm họ, định ra lễ nhạc trăm quan. Thiên hạ họ Hùng chưa bao giờ lại rộng lớn như thế này, Đông giáp biển Thái Bình Dương, Tây qua Đại Thực, Bắc quá Hoàng Hà, Nam tới vịnh Thái Lan.
Để tưởng nhớ các tướng sĩ của cả 2 bên hy sinh trong cuộc chiến Hùng - Thục, Thái Công Thánh Gióng về lại đất Lạc, lập đàn tế ở núi Vệ Linh, xướng bảng phong thần cho những anh hùng liệt sĩ. Hùng Duệ Vương vốn là thiên tử của tiền triều nên được tôn làm vua Địa phủ, lập đền thờ trên núi Châu Sơn. Tiên phong Na Tra làm thần núi Sóc Sơn, hộ trì đất nước.
Nhớ xưa đương thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đương tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời...
Hồi III
Trăm anh em phân bình thiên hạ
Một Dịch kinh đúc kết trống đồng.
Sau cuộc Phong thần ở núi Vệ Linh, Thái Công Vọng trở về đất phong của mình là nước Tề, ở vùng ven biển Hồ. Cơ Phát lên ngôi xưng Thiên tử và dời lại kinh đô về đất Cảo ở Ai Lao (Âu - Vân Nam). Đất Âu với Cảo kinh là vùng phía Tây Văn Lang. Đất Lạc trở thành vùng đất phía Đông của nước Văn Lang.
Các đại công thần lập quốc khác cùng đều được phân phong tương ứng theo công trạng. 2 đại thần lớn nhất lúc này là Chu Công Đán và Thiệu Công Thích.
Chu Công Đán là một trong những người em của Hùng Quốc Vương Cơ Phát. Ông được phong ở đất Lào (Lỗ) nhưng không về nước mà ở lại triều đình. Võ Vương mất, con trai lên ngôi là Chu Thành Vương, thì Cơ Đán được giữ chức Thái bảo, còn gọi là Lỗ quốc Thái sư, tức thần Cao Lỗ.
Cao Lỗ dùng chiếc "móng rùa" Dịch lý mà chế thành trấn bảo của nước Văn Lang là trống đồng. Ông là người đã phát triển Dịch học từ thời Lang Liêu Văn Vương, đặt ra các lời hào cho 64 quẻ của Kinh Dịch.
Lỗ quốc lúc này bao gồm vùng đất hai bên bờ sông Mã, mà trung tâm của nó là vùng Thanh Hóa. Cao Lỗ được thờ ở đây dưới tên Đồng Cổ Sơn thần, nghĩa là vị thần tổ trống đồng (Sơn = tổ). Vùng đất trống đồng Đông Sơn chính là nước Lỗ của Chu Công.
Thời Thành Vương, có loạn giặc Vĩnh Trinh, là hậu duệ của Hùng Duệ Vương nổi lên. Cao Lỗ cất quân dẹp phản loạn, được gọi là Linh Lang đại vương. Đám quý tộc của Kinh triều trước đây được đem về an trí tại miền đất Lạc. Linh Lang đại vương là vị quân chủ đầu tiên gây dựng Lạc ấp nước Văn Lang.
Đại công thần tiếp theo là Thiệu Công Thích, được phong ở đất Yên. Nước Yên nay ở quãng miền Trung Việt. Cũng như Chu Công Đán, Cơ Thích ở lại trong triều phụ giúp Chu Thành Vương, dẹp phản loạn. Ông làm đến chức Thái phó trong Thục triều. Nói về ông có điển tích cây "Cam đường bất phạt" lấy từ Kinh Thư thiên Thiệu Cáo, khi Thiệu Công dùng đạo trời khuyên vua hãy nhân từ mà tha cho dân đất Lạc (tức hậu duệ của Hùng Vương được an trí tại đây).
Tế lễ thời Hùng Vương. |
Trăm anh em của cùng một mẹ Âu Cơ đã chia nhau nơi đầu núi góc biển, an định Thiên hạ, đồng tôn Hùng Quốc Vương là Thiên tử. Chế độ phong kiến thị tộc phân quyền chính thức được khởi đầu. Các dòng họ người Việt cũng bắt đầu từ đó.
Trống đồng Hưng Yên |
Nếp gấp phân phong, lễ nhạc của nước Văn Lang đã định hình văn hóa xã hội Việt, mãi đi vào chính sử nước nhà với tên Văn Lang - Âu Lạc của các vị vua Hùng, vua Thục.
Hồi IV
Khuyên bạo quân Huyền Thiên cầu Thất Diệu
Cứu nhân thế Khổng Tử soạn thư kinh.
Từ khi Khương Thái Công câu cá bên bến Việt Trì, Thục Phán dời đô về Cảo kinh đất Âu, Thục triều trải qua mấy trăm năm, truyền đến đời Chu U Vương. U Vương bản tính quái dị, sủng ái người đẹp Bao Tự. Để mua tiếng cười của mỹ nhân, U Vương đã cho nổi lửa Ly Sơn, kinh động các nước chư hầu anh em mà làm trò vui. Đánh mất đạo trời, không bao lâu sau Cảo kinh bị Khuyển Nhung tấn công. U Vương phải bỏ kinh thành mà chạy trốn. Hùng Tạo Vương nối ngôi buộc phải dời kinh đô về đất Lạc. Từ đó, thế vận nhà Thục đã suy, chư hầu tự nổi lên xưng hùng xưng bá thiên hạ.
Huyền Thiên Trấn Vũ vốn là một thầy cúng, quê ở đất Kim Bảng (Hà Nam), làm quan thủ thư của nhà Thục ở Lạc Ấp. Trước cảnh U Vương bạo ngược, lại thêm khi dời đô vùng Tam Giang gặp cảnh động đất liên tục. Thành Lạc Dương cứ xây lại đổ. Huyền Thiên nhân đó bèn lập đàn trên núi Võ Đang ở Cổ Loa, tế cầu trời đất.
Huyền Thiên Trấn Vũ vốn là một thầy cúng, quê ở đất Kim Bảng (Hà Nam), làm quan thủ thư của nhà Thục ở Lạc Ấp. Trước cảnh U Vương bạo ngược, lại thêm khi dời đô vùng Tam Giang gặp cảnh động đất liên tục. Thành Lạc Dương cứ xây lại đổ. Huyền Thiên nhân đó bèn lập đàn trên núi Võ Đang ở Cổ Loa, tế cầu trời đất.
Tượng Lão Tử ở chùa Bổ Đà. |
Huyền Thiên Lão Tử còn giảng đạo ở Lạc Dương. Trước khi ra đi, ngài đã ghi những điểm cốt yếu trong học thuyết của mình trong cuốn Đạo Đức kinh và để lại cho quan lệnh doãn Kim Quy làm báu vật thấu suốt nhân gian. Học thuyết "móng rùa" của tiên nhân Huyền Thiên truyền lại cho Thục An Dương Vương, góp phần củng cố Thục triều kéo dài thêm hơn 400 năm nữa.
Câu đối ở đình Thổ Hà:
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.
Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo Giáo
Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.
Tượng Khổng Tử ở chùa Bổ Đà. |
Hồi V
Đánh Tây Âu bắt Dịch Hu Tống
Rể Lạc Ấp diệt quốc Đông Chu.
Thiên hạ của nhà Thục khởi từ Thục chủ Âu Cơ, lập bởi Thục Phán Hùng Quốc Vương, chia đất nước làm 15 bộ, phân trăm anh em cùng bọc đồng bào ra trấn giữ trăm nơi đầu núi góc biển làm phiên dậu bình phong, quan lang thổ tù phụ đạo, phò trợ Thiên tử giữ một Thiên hạ an bình. Nước Văn Lang trải qua thời kỳ Tây Thục đô đóng ở đất Âu- Ai Lao, Đông Thục xây thành tại Lạc ấp. Huyền Thiên Lão Tử cưỡi Trâu đề cao Đại Đạo. Vạn thế sư biểu Khổng Tử đúc kết Ngũ Kinh. Cửu đỉnh từ thời Kinh Dương Vương là bảo vật truyền quốc đặt ở thế miếu nhà Thục, tương trưng cho quyền lực vô song của Thiên tử với Thiên hạ họ Hùng. 800 năm vương triều Thục truyền đến Chu Noãn Vương.
Bấy giờ gặp hội cường Tần.
Tằm ăn lá Bắc toan lần cành Nam.
Tần quốc do họ Đinh thế tập, vốn là một công hầu của vua Thục được phong ở vùng Tây Bắc là đất Xuyên Thục (Tứ Xuyên). Thời Đinh Cừ Lương nhờ có biến pháp của Thương Ưởng, Tần đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thời loạn các sứ quân.
Dưới thời Đinh Tứ, nước Tần bỏ tước Công mà xưng Vương. Huệ Văn Vương xua quân chiếm đất Ba Thục, tức đất gốc của Bá Thục Cơ Xương ở Quý Châu. Con của Đinh Tứ là Đinh Đảng nối ngôi cha, tự xưng là Vũ Vương, vào kinh đô Cảo của Tây Thục ở Vân Nam mà "hỏi thăm" Cửu đỉnh. Nhưng thời vận của nhà Tần chưa đến lúc, Đinh Đảng bị đỉnh rơi gãy chân, rồi chết sau mới có 4 năm tại vị.
Đỉnh thời Thương Chu. |
Tần Chiêu Tương Vương tiếp tục lập mưu, cho cháu trai của mình là Trọng Thủy sang làm con tin ở Lạc Dương, lấy một công chúa của nhà Thục là Mỵ Châu. Trọng Thủy sau đó về nước kế vị là Tần Trang Tương Vương. Nhờ thông thạo đất Thục từ khi còn ở rể tại Lạc Ấp, Trang Tương Vương tiến quân chiếm nốt đất Đông Chu, đuổi Thiên tử Thục chạy ra biển, cầm sừng văn tê bảy tấc đi gặp thần Kim Quy bên bờ Đông Hải. Quý tộc của nhà Thục được Trang Tương Vương cho an trí ở thành Châu Sa, nay thuộc Quảng Ngãi.
Bố tiền và Hoàn tiền có chữ Đông Chu, Tây Chu. |
Câu đối ở nghi môn đền An Dương Vương ở Cổ Loa:
Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
Thục quốc sơn hà tự cố cung.
Dịch:
Tùng bách Chiêu lăng giờ đâu nhỉ?
Non sông nước Thục ấy cung xưa.
No comments:
Post a Comment