Wednesday, August 19, 2020

Tần chúa tranh vua

Chuyện Chín chúa tranh vua của người Tày ở Cao Bằng kể, trong cuộc so tài với các chúa mường khác, chúa mường Nam Cương là Thục Phán đi lấy trống đồng về đến gò Đống Lân, mệt ngủ say, chuột cắn dây trống, trống lăn xuống đồi kêu vang cả một vùng. Các chúa khác tưởng chúa đi lấy trống đã thắng nên bỏ dở cuộc thi. Tổng Lằn là trống lăn, gọi chệch là Đống Lân. Thục Phán là chúa mường thứ 9, đã giành thắng lợi trước các chúa mường khác và lên làm vua.

 
Chùa Đống Lân ở TP. Cao Bằng.
 
Theo sự tích trên, ta thấy "trống đồng" khi đó có vai trò là hiệu lệnh của Thiên tử. Tiếng trống vang lên ở gò Đống Lân (trống lăn) đã khuất phục được các chúa mường.

Dựa vào câu chuyện này mà các nhà sử học ngày nay cho rằng Thục An Dương Vương có xuất xứ từ Cao Bằng, đã đánh Hùng Vương để lập nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Cho dù truyền thuyết người Tày không hề nói gì đến chuyện Hùng Vương và thành Cổ Loa cả.

Nay đọc lại câu chuyện này chợt nhận ra những thông tin khá bất ngờ, giúp phát lộ chân tướng nguồn gốc của Thục An Dương Vương:

1. Thứ nhất là về hình thức tổ chức xã hội thời kỳ đó, bao gồm các “mường” khác nhau, mỗi mường có một “chúa”. Tuy nhiên, cao hơn Chúa còn có Vua, là chúa một xứ mường mạnh nhất, tài giỏi nhất, được các mường khác thuần phục.

Đây thực chất là hình thức Thiên tử (Vua) – Chư hầu (Chúa) của chế độ phong kiến phân quyền. Thiên hạ có nhiều nước, được gọi trong ngôn ngữ Tày Thái là các mường. Đứng đầu các nước này là các vị công hầu, mà truyện gọi là các chúa mường. Còn theo ngọc phả Hùng Vương thì đây là các phiên thần, thổ tù, phụ đạo bộ chủ. Danh xưng "bộ chủ" rõ ràng tương đương về ngữ nghĩa với tên gọi “chúa mường”. 

Ngọc phả Hùng Vương ghi Thục An Dương Vương là bộ chủ Ai Lao... Ai Lao tới nay còn là tên của dải núi Ai Lao sơn nằm giữa tỉnh Vân Nam, chính là đất Thục xưa.

2. Thứ hai, Thục Phán được kể là Chúa mường thứ chín. Con số 9 này không phải vô cớ. Thục cũng có nghĩa là Chín (trong từ thành thục). Đặc biệt, số 9 còn là phát âm tiếng Trung của... TẦN, mà ngày nay còn thấy trong cái tên tiếng Anh: China. 

Thục Phán là chúa mường thứ 9 tức là chủ nước Tần.

3. Thứ ba, cái tên Nam Cương có thể phân tích dựa trên Dịch lý:

- Nam vốn là phương mà cây kim Nam châm chỉ tới, tức là hướng về Bắc cực ngày nay.

- Cương là cứng rắn, là tính chất đặc trưng của phương Tây.

Nam Cương nghĩa là nước ở phía Tây Nam xưa (Tây Bắc nay), đúng vị trí của nước Tần trong Thiên hạ Trung Hoa.

Xét thông tin “Chín chúa tranh vua” như trên thì rõ ràng đây là chuyện Tần chúa đánh dẹp các chư hầu, giành ngôi Thiên tử. Thục An Dương Vương không phải ai khác chính là Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, lên ngôi xưng Đế, sắp xếp lại Thiên hạ trăm nước theo chế độ quận huyện. Chấm dứt thời kỳ phong hầu kiến ấp, để bắt đầu chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Sử Việt gọi là An Dương Vương lập nước Âu Lạc, kết thúc thời đại Hùng Vương, bắt đầu một trang lịch sử mới của người Hoa Việt.


 

 

 

 

No comments:

Post a Comment