Cuốn Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả sưu tầm ở đền Vân Luông (Vân Phú, Việt Trì, Phú Thọ) đã cung cấp rất đầy đủ thông tin về thế thứ các triều đại Hùng Vương trong sử Việt. Tuy nhiên, để có thể hiểu đúng Ngọc phả, là một dạng văn bản lịch sử (sử ký) nhưng có cách diễn đạt riêng do đặc thù của thời kỳ sơ và cổ sử, cần có sự linh hoạt trong phân tích các sử liệu này, đối chiếu với các nguồn khác như các di tích thờ cúng, các di vật khảo cổ, các lễ tục văn hóa và với cả những ghi chép lịch sử cổ đại Trung Hoa.
1. Điều chú ý đầu tiên để có thể hiểu đúng Ngọc phả Hùng Vương cũng như các thần tích xưa là vấn đề tên hiệu. Các nhân vật của cổ sử phần lớn đều chỉ có danh xưng, biểu tượng cho vùng đất, phương hướng hay tộc người mà nhân vật đó đã dựng nghiệp. Ví dụ, Lộc Tục nghĩa là danh xưng của Lạc Tộc, chỉ nhân vật này là thủ lĩnh của phần đất Lạc, người Lạc Việt. Hay danh từ Sơn, thực ra là quẻ Cấn (núi) chỉ hướng Nam xưa (Bắc nay) trong Tiên thiên Bát quái. Cao Sơn do đó nghĩa là thủ lĩnh của hướng Nam chứ không phải tên riêng.
1. Điều chú ý đầu tiên để có thể hiểu đúng Ngọc phả Hùng Vương cũng như các thần tích xưa là vấn đề tên hiệu. Các nhân vật của cổ sử phần lớn đều chỉ có danh xưng, biểu tượng cho vùng đất, phương hướng hay tộc người mà nhân vật đó đã dựng nghiệp. Ví dụ, Lộc Tục nghĩa là danh xưng của Lạc Tộc, chỉ nhân vật này là thủ lĩnh của phần đất Lạc, người Lạc Việt. Hay danh từ Sơn, thực ra là quẻ Cấn (núi) chỉ hướng Nam xưa (Bắc nay) trong Tiên thiên Bát quái. Cao Sơn do đó nghĩa là thủ lĩnh của hướng Nam chứ không phải tên riêng.
Tiên thiên Bát quái và hệ tọa độ trong Dịch học Hùng Việt.
2. Điểm thứ hai là mỗi danh xưng do đó không phải chỉ chỉ 1 người mà người đó nếu là vua sẽ là thủ lĩnh của một bộ tộc, một vùng đất. Danh xưng đó đại diện cho cả một thời do vị vua đó trị vì trên vùng đất và tộc người tương ứng. Vì thế, cùng một danh xưng có thể không phải chỉ có 1 vị vua, 1 nhân vật, mà gồm nhiều đời vua kế tiếp nhau, cùng lấy một danh xưng. Điển hình là 18 danh hiệu Hùng Vương thực ra là tên hiệu của 18 triều đại, mỗi triều đại được Ngọc phả gọi là một "chi", kéo dài qua một hay vài đời vua kế tiếp nhau. Do đó 18 triều Hùng mới có thể trải dài 2.655 năm như Ngọc phả đã chép.
3. Cũng vì một tên hiệu đại diện cho cả một tộc người hay một triều đại nên các vị công chúa như Ngọc Hoa, Tiên Dung, Âu Cơ thực chất là đại diện cho vương quyền, ngai vị của vua cha truyền lại cho con rể. Đây là hình thức truyền hiền, là hình thức kế vị của thời kỳ ban đầu dựng nước, khi chưa xác lập chế độ phụ hệ cha truyền con nối. Việc Sơn Tinh tranh đoạt công chúa Mỵ Nương với Thủy Tinh có thể hiểu là sự tranh giành vương vị giữa 2 tộc người miền núi và miền biển. Việc Chử Đồng Tử lấy Tiên Dung không được sự đồng ý của vua cha nghĩa là có một sự tiếm ngôi không chính thống.
3. Cũng vì một tên hiệu đại diện cho cả một tộc người hay một triều đại nên các vị công chúa như Ngọc Hoa, Tiên Dung, Âu Cơ thực chất là đại diện cho vương quyền, ngai vị của vua cha truyền lại cho con rể. Đây là hình thức truyền hiền, là hình thức kế vị của thời kỳ ban đầu dựng nước, khi chưa xác lập chế độ phụ hệ cha truyền con nối. Việc Sơn Tinh tranh đoạt công chúa Mỵ Nương với Thủy Tinh có thể hiểu là sự tranh giành vương vị giữa 2 tộc người miền núi và miền biển. Việc Chử Đồng Tử lấy Tiên Dung không được sự đồng ý của vua cha nghĩa là có một sự tiếm ngôi không chính thống.
Hoành phi Triệu Cơ Vương Tích của đền Hùng, Phú Thọ.
4. Một đặc điểm của thời kỳ sơ sử là tổ chức xã hội hoàn toàn khác với chế độ nhà nước thời cận và trung đại. Xã hội Việt bắt đầu không phải bằng 1 nhà nước mà là bằng một vị thủ lĩnh Đế Minh "thống trị vạn bang chư hầu thiên hạ". Nói cách khác, đây là một chế độ liên kết giữa các bộ tộc (vạn bang chư hầu), trong đó tôn một vị thủ lĩnh chung lên cầm đầu. Chế độ 1 vua thống trị làm "thiên tử" của cả trăm nước là cơ chế chính của xã hội Việt khi bước vào chế độ phong kiến phân quyền. Thời kỳ này được Ngọc phả Hùng Vương gọi chung là "Trị bình kiến phu", tức là 1 vua trị bình thiên hạ, phong tước kiến ấp cho các đại phu ở các nước chư hầu.
Chế độ một nhà trăm nước này kết thúc bằng sự kiện Thục An Dương Vương đánh Hùng Vương hay Triệu Đà diệt Thục, lập nên đế nghiệp của một quốc gia thống nhất từ trên xuống dưới, quản lý bằng cơ chế quận huyện, quan lại. Đây cũng là thời điểm kết thúc thời đại Hùng Vương, thời đại dựng nước của người Việt, vì quốc gia và thiên hạ đã thống nhất.
5. Một căn cứ quan trọng khác để sắp xếp phả hệ Hùng Vương là căn cứ vào những ghi chép của cổ sử Trung Hoa, bởi vì lịch sử Trung Hoa chính là lịch sử người Việt cổ thời Hùng Vương. Ngọc phả Hùng Vương ngay ở câu đầu tiên đã xác quyết điều này:
Xưa tại Đại quốc Trung Hoa, đô đóng ở thành Thiên Thọ Bắc, lăng phần mộ tổ trời táng ở núi Côn Lôn, cùng năm hồ, biển lớn, núi Nam hội chầu chính đường.
Chế độ một nhà trăm nước này kết thúc bằng sự kiện Thục An Dương Vương đánh Hùng Vương hay Triệu Đà diệt Thục, lập nên đế nghiệp của một quốc gia thống nhất từ trên xuống dưới, quản lý bằng cơ chế quận huyện, quan lại. Đây cũng là thời điểm kết thúc thời đại Hùng Vương, thời đại dựng nước của người Việt, vì quốc gia và thiên hạ đã thống nhất.
5. Một căn cứ quan trọng khác để sắp xếp phả hệ Hùng Vương là căn cứ vào những ghi chép của cổ sử Trung Hoa, bởi vì lịch sử Trung Hoa chính là lịch sử người Việt cổ thời Hùng Vương. Ngọc phả Hùng Vương ngay ở câu đầu tiên đã xác quyết điều này:
Xưa tại Đại quốc Trung Hoa, đô đóng ở thành Thiên Thọ Bắc, lăng phần mộ tổ trời táng ở núi Côn Lôn, cùng năm hồ, biển lớn, núi Nam hội chầu chính đường.
Thánh tượng Đột Ngột Cao Sơn ở Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ.
Nhận thức được lịch sử Hoa là lịch sử Việt, chỉ là cách ghi chép từ những dòng sử khác nhau, đã cho phép phục dựng, nhận diện đầy đủ thế thứ thời đại Hùng Vương một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Thời đại Hùng Vương có thể được chia làm 4 mốc phát triển lịch sử theo quá trình tiến hóa của chế độ xã hội như sau
- Hùng Vương thứ 1: Thái tổ Đế Minh - Đột Ngột Cao Sơn, lấy bà Vụ Tiên. Mốc lịch sử thứ 1: 5.000 năm, thời có thủ lĩnh.
- Hùng Vương thứ 2: Đế Nghi - Viễn Sơn.
- Hùng Vương thứ 3: Ất Sơn hay Lịch Sơn (Sơn Tinh). Lấy 2 người con gái của Đế Nghi là Ngọc Hoa và Tiên Dung.
- Hùng Vương thứ 4: Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình. Cũng là truyện Tản Viên trị thủy.
- Hùng Vương thứ 5: Lạc Long Quân lấy con gái hoặc ái thiếp của Đế Lai. Mốc lịch sử thứ 2: 4.000 năm, thời cha truyền con nối.
- Hùng Vương thứ 6: Hiền Vương hay Lang Liêu. Thánh Dóng giúp vua Hùng đánh giặc Ân.
- Hùng Vương thứ 7: Hùng Quốc Vương khởi đầu Bách Việt, phân chư hầu. Mốc lịch sử thứ 3: 3.000 năm thời phong kiến.
- Thời kỳ Trị Bình Kiến Phu: Hùng Vương thứ 8 đến thứ 16. Lang Liêu lấy tiên nữ Ngọc Tiêu của núi Tam Đảo.
- Hùng Vương thứ 17: Hùng Nghị Vương hoặc An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
- Hùng Vương 18: Hùng Duệ Vương cùng Sơn Tinh đánh Thục. Thục ở đây là nhà Tần. Mốc lịch sử thứ 4: 2.258 năm, thời Trung Hoa nhất thống.
Sơ đồ phả hệ Hùng Vương phục dựng từ Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả.
Câu đối trên núi Hùng:過故國眄瀘洮依然碧浪紅濤襟帶雙流迴白鶴
豋斯亭拜陵寝猶是神州赤縣山河四面控朱鳶
Quá cố quốc miện Lô Thao, y nhiên bích lãng hồng đào, khâm đái song lưu hồi Bạch Hạc
Đăng tư đình bái lăng tẩm, do thị Thần châu Xích huyện, sơn hà tứ diện khống Chu Diên.
Dịch:
Qua nước cũ ngắm Lô Thao, vẫn hồng đào bích lãng như xưa, hai dải vạt đai quanh Bạch Hạc
Lên đền này vái lăng tẩm, kìa Xích huyện Thần châu còn đó, bốn bề sông núi giữ Chu Diên.
No comments:
Post a Comment