Sunday, June 14, 2020

Thời đại Hùng Vương kết thúc khi nào?

Bản Hùng đồ thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện do Nguyễn Cố soạn thời Lê Hồng Đức (1470) là bản Ngọc phả Hùng Vương được lưu ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương và hiện được dùng làm bản Ngọc phả chính của di tích Đền Hùng ở Phú Thọ. Bản ngọc phả này so ra thì tương ứng với phần Nam Việt Hùng Thị sử ký do Nguyễn Đình Chấn soạn năm Hùng Vương 32 (thời Minh Mạng), nhưng ở phần kết thúc còn có thêm một đoạn. Trong Nam Việt Hùng Thị Sử ký của Nguyễn Đình Chấn thời đại Hùng Vương kết thúc bằng sự kiện Thục An Dương Vươn lập cột đá thề ở Nghĩa Lĩnh và cho thờ cúng các thế hệ Hùng Vương. Còn trong cuốn Ngọc phả của Nguyễn Cố có thêm phần sau (dịch theo Ngô Đức Thọ):
Thục An vương kế nối trị nước được 50 năm thì xẩy ra việc nhà Tần lập các đạo quân gồm những dân phạm tội phải chạy trốn lưu vong, những người đi ở rể bị bán làm binh, sai Hiệu uý Đồ Thư làm tướng chỉ huy, sai Sử Lộc đào cừ chở lương thực, tiến sâu vào đất Lĩnh Nam, chiếm đất Lục Lương, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận; lấy Nhâm Ngao làm Thái thú Nam Hải, Triệu Đà làm quan lệnh huyện Long Xuyên. Nay ở đình Phân Thuỷ huyện Hưng Yên có miếu thờ. Biền đề ở miếu: Khai vật tế nhân. Câu đối ở miếu như sau:
Tưởng Việt Thành thâu túc, thuỳ sử nhất hoằng bích thuỷ, tiện vãn vận khởi hồng đồ
Niệm Nghĩa Lĩnh khai cương, cánh nhĩ sổ thanh sơn, lưu cao trạch nhi thành đô hội.
Rồi đó Nhâm Ngao, Triệu Đà thừa cơ gây hấn, đem quân sang xâm lược. Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du Bắc Giang giao chiến với An Vương. An Vương lấy nỏ thần ra bắn. Triệu Đà thua trận bỏ chạy. Đà biết Thục có nỏ thần, không thể đối địch đựơc, bèn cho con là Trọng Thuỷ vào làm lính hầu (túc vệ) trong cung An Vương. Rồi Trọng Thuỷ cầu hôn vương nữ Mỵ Châu. Trọng Thuỷ dụ Mỵ Châu lấy trộm nỏ thần cho xem rồi tháo đổi cái lẫy khác. Sau đó Thuỷ về báo cho cha biết.Triệu Đà bèn phát binh đánh An Vương. An Vương không ngờ cái lẫy thiêng đã bị mất, khi ấy đang đánh cờ vây, cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.
Quân Triệu Đà vây áp đến nơi, An Vương lấy nỏ ra bắn, nỏ gẫy, bèn lui chạy. Thế là cơ đồ họ Hùng mất.
Từ Triệu Vũ Đế (huý Đà) kế trị đến các triều Đinh Lê Lý Trần cho tới nay triều Lê ta đều chuẩn y việc phụng thờ ở cung miếu, chuẩn cho làng Trung Nghĩa thuộc bản xã theo đúng lệ cũ được hưởng tạo lệ, miễn trừ tô thuế binh dân cùng là các khoản sưu sai tạp dịch, giao cho dân bản xã phụng thờ cầu chúc cho mệnh mạch quốc gia trường tồn, lưu thơm muôn thủa.
Ô hô! Thịnh thay!

Đền Cổ Loa.
Như vậy, theo quan niệm của thời Nguyễn (bản Nam Việt Hùng Thị sử ký) thì thời đại Hùng Vương kết thúc vào khi An Dương Vương lên thế Hùng Vương. Nhưng theo quan niệm của thời Lê (bản Hùng đồ thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện), thời đại Hùng Vương lại kết thúc vào thời Triệu Đà.
Ngọc phả ghi: An Vương lấy nỏ ra bắn, nỏ gẫy, bèn lui chạy. Thế là cơ đồ họ Hùng mất. Tức là cơ đồ họ Hùng kết thúc vào sau khi An Dương Vương mất ngôi. An Dương Vương được coi ở đây cũng là một triều Hùng.
Thậm chí câu đối ở đình Phân Thủy tại Hưng Yên nơi thờ Triệu Đà (có lẽ nay là đình Xuân Quan ở Văn Giang) còn ca ngợi thời Hùng Vương:
想越城輸粟誰使一泓碧水便挽運以啟洪圖
念義嶺開疆竟尔數里青山流膏澤而成都會
Tưởng Việt Thành thâu túc, thuỳ sử nhất hoằng bích thuỷ, tiện vãn vận khởi hồng đồ
Niệm Nghĩa Lĩnh khai cương, cánh nhĩ sổ thanh sơn, lưu cao trạch nhi thành đô hội.
Dịch:
Nhớ thủa Việt Thành chở lúa, ai khiến một dòng nước biếc, thuận vận sau để tạo hồng đồ 
Nghĩ khi Nghĩa Lĩnh mở nền, người qua bao dặm núi xanh, thấm ơn dày mà nên đô hội.
Nghi môn Long Hưng điện ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Lịch sử Việt phát triển trải qua các nấc thang. Đầu tiên là thời lập quốc của Đế Minh - Kinh Dương Vương, đi khai mở Nam Giao, dựng điện thành ở Nghĩa Lĩnh. Rồi qua thời kỳ phụ đạo cha truyền con nối của Lạc Long Quân. Nổi lên một xã hội phát triển rực rỡ của Hùng Quốc Vương nước Văn Lang với hàng trăm chư hầu phiên thuộc. Thời đại Hùng Vương được coi là kết thúc khi các nước chư hầu được thống nhất, hình thành chế độ quản lý bởi nhà nước trung ương (thời kỳ phong kiến tập quyền). Thời kỳ này như trên được lấy vào thời An Dương Vương hoặc Triệu Đà.
Thực chất, sự kiện năm 256 TCN nhà Tần diệt thiên tử Chu, xưng đế thống nhất thiên hạ, được sử Việt kể là chuyện An Dương Vương được Hùng Vương nhường ngôi. An Dương Vương lập cột đá thề là chuyện Tần Thủy Hoàng lên núi Thái Sơn phong thiện (tế trời đất) lập bia ghi công đức của nhà Tần. Do đó mốc An Dương Vương kết thúc Hùng Vương cũng là lúc chế độ quận huyện, nhà nước tập quyền ra đời trên toàn lãnh thổ Trung Hoa.
Tượng Triệu Vũ Đế ở Xuân Quan.
Còn sự kiện Triệu Đà diệt An Dương Vương là chuyện Lưu Bang từ vùng Bắc Việt khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi năm 206 TCN. Cũng vì thế mà Triệu Vũ Đế được coi là tiếp nối quốc thống từ Hùng Vương và có những câu đối ca ngợi về Nghĩa Lĩnh, Việt Thành cùng công đức Hùng Vương như trên ở đình Phân Thủy. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang là người đã dẹp loạn thời hậu Tần, thống nhất cục diện phân tranh Hán - Sở, đặt nền móng lâu dài cho chế độ phong kiến tập quyền, Trung Hoa nhất thống, nối tiếp bước phát triển của dòng họ Hùng từ Tam Hoàng Ngũ Đế...

1 comment:

  1. lưu bang là tên của hán cao tổ kia mà trung hoa nhất thống đâu liên quan đến họ hùng vương vì nam việt do triệu đà lập nên độc lập so với triều hán vì thế là hai quốc gia riêng sao lại gộp chung là nhất thống trung hoa nối tiếp họ hùng ??

    ReplyDelete