Theo ghi chép của Ty văn hóa Hà Bắc năm 1973 thì thần tích làng Thổ Hà ở Việt Yên được kể theo 2 truyện:
- Thành hoàng làng Thổ Hà tên húy là Lão Đam, tên chữ là Lý Bá Dươnng, vốn là người nhà trời. Thượng Hoàng sai Lão Đam đầu thai vaof bà lão Mậu Huyền Diệu Mông để giúp dân dẹp bọn Xích Quỷ. Vì đầu thai sớm quá nên Lão Đam phải ở trong bụng mẹ 81 năm, rồi ra đời dưới gốc cây mận. Lão Đam sau khi dẹp hết bọn Xích Quỷ thì hóa ở chùa Đoan Minh (chùa làng Thổ Hà) và được phong là Thái Thượng Lão Quân.
- Cuối đời Chu, Lão Tử đã đi xuống miền Nam du ngoạn. Khi Lão Tử tới tả ngạn sông Nguyệt Đức thấy một khu đất rộng hơn 50 mẫu, ba mặt liền sông, sau có hồ sen thiên tạo rộng hơn 6 mẫu. Lúc này đang mùa sen nở, hoa thắm lá xanh, hương bay ngàn dặm. Lão Tử thấy phong cảnh đẹp bèn cắm trang ở đây, đặt tên là Thổ Hà trang. Sau khi lập trang ông ta còn mở trường truyền đạo cho các đồ đệ, nhà trường nay là chùa Đoan Minh. Lão Tử có nhiều phép màu trừ hung sát quỷ. Đương khi Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nhưng thành cứ xây lên, sáng dậy lại bị đổ, bởi thần Kim Kê ở núi Thất Diệu trêu cợt. Vua nghe thấy ở trang Thổ Hà có người biết trừ hung sát quỷ bèn cử sứ giả lại mời. Lão Tử nhận lời, rồi đi đến núi Thất Diệu sai Thanh Giang sứ hiện thành rùa vàng vào rừng trừ yêu quái, lại thư phù vào lá trúc thả xuống sông cho trôi khắp mọi nơi xua yêu quái. Nhờ vậy, nửa tháng đã xây xong thành Cổ Loa, Lão Tử có từ ra về, được An Dương Vương ban thưởng rất hậu. Về đến trang Thổ Hà bèn mở tiệc khao toàn thể dân làng. Đang lúc đó trên trời xuất hiện một đám mây ngũ sắc bay đến. Lão Tử liền bay lên trời, ẩn vào mây biến mất. Hôm đó là ngày 22 tháng 2 âm lịch.
Nhân dân làm sớ tấu, vua truyền cho dân Thổ Hà lập đình phụng sự.
(Theo Bắc Giang tỉnh chí, Trịnh Như Tấu).
Chùa Đoan Minh, trường giảng đạo của Lão Tử.
Sự tích 1 chép Lão Đam dẹp bọn Xích Quỷ, có lẽ bị nhầm chữ. Đúng là Xích Tỵ (Mũi Đỏ). Đây là chuyện Lão Tử chữa bệnh dịch hạch hoặc đậu mùa (bệnh có biểu hiện nổi mụn đỏ trên da) cho người dân. Trong tín ngưỡng dân gian, Lão Tử được tôn như một vị thánh cứu thế chính là vì công nghiệp chữa bệnh dịch cứu nhân gian này.Chi tiết Lão Tử đã thư phù vào lá trúc thả xuống sông cho trôi khắp mọi nơi xua yêu quái. Hẳn là ông đã biết dùng loại thảo dược gì đó ("lá trúc") để sát khuẩn cho nước ăn, triệt tận gốc nguồn dịch bệnh.
So sánh sự tích 2 với tiểu sử của lão Tử trong Lão Tử minh (bài minh văn soạn thời Hán Hoàn Đế):
Lão Tử vi Chu tàng thất sử. Đương U Vương thời Tam Xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quý, âm dương chi sự giám dụ thời vương.
Dịch:
Lão Tử làm quan coi sử sách của nhà Chu. Thời Chu U Vương, vùng Tam Xuyên xảy ra động đất, đã lấy sự biến động của âm dương mà răn dụ Vua.
Bia "Thủy tạo đình miếu bi" ở trước đình làng Thổ Hà.
Đoạn văn ngắn ngủi nhưng đã cung cấp thông tin rất quan trọng về thời gian, công nghiệp thực sự của Lão Tử:
- Thời gian: Lão Tử là quan thủ thư của nhà Chu dưới thời Chu U Vương, tức là vị vua cuối cùng của thời Tây Chu. U Vương là vị vua tàn bạo, nổi tiếng với câu chuyện đốt lửa Ly Sơn mua nụ cười của Bao Tự. Cũng vì thế mà sau đó, Chu Bình Vương đã phải dời đô nhà Chu sang phía Đông, mở đầu thời kỳ Đông Chu liệt quốc.
- Công nghiệp của Lão Tử: vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử nhân đó dựa sự quỷ thần, lấy tấm gương của các nhà Hạ, Ân mất nước để khuyên răn Chu U Vương.
Đây cũng là cốt truyện của việc An Dương Vương (vua Chủ) xây thành Cổ Loa ở vùng Đông Ngàn, bị hồn ma các vua đời trước biến thành con Bạch Kê tinh quấy phá, thành xây xong là đổ do... động đất. Huyền Thiên Trấn Vũ, tức Lão Tử, đã cử thần Kim Quy đến đăng đàn trên núi Thất Diệu, giúp vua An Dương Vương diệt yêu trừ quỷ dựng thành.
Câu đối ở đình Thổ Hà:
龜解効靈七燿山中傳役鬼
龍能承化五雲庄下記豋僊
Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, Ngũ Vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.
Câu chuyện Lão Tử với tên Huyền Thiên Trấn Vũ, cử thần Kim Quy giúp vua xây thành ở núi Võ Đang giúp tìm ra chiếc Móng Rùa này.
Lão Tử cuối đời xuất quan đi về phía Tây (hẳn có nghĩa là ông đi hóa - quy Tây - về trời) thì gặp quan Doãn Hỷ cầu xin ông để lại sở học của mình, chép ra thành Đạo Đức kinh để truyền thế.
So sánh 2 chuyện ta thấy quan Doãn Hỷ chính là đã vào vai trong hình tượng thần Kim Quy, là đệ tử của Huyền Thiên Lão Tử. Như thế, chiếc Móng Rùa để lại không gì khác chính là cuốn Đạo Đức Kinh, tác phẩm truyền đời nổi tiếng, làm nền tảng cho văn hóa tín ngưỡng phương Đông sau này.
Ở đền Sái Đông Anh trên núi Võ Đang, trong lễ hội thần Kim Quy được gọi là Chúa (xem hình Chúa áo vàng), cùng với Vua sống đến tế lễ thần Huyền Thiên.
- Thời gian: Lão Tử là quan thủ thư của nhà Chu dưới thời Chu U Vương, tức là vị vua cuối cùng của thời Tây Chu. U Vương là vị vua tàn bạo, nổi tiếng với câu chuyện đốt lửa Ly Sơn mua nụ cười của Bao Tự. Cũng vì thế mà sau đó, Chu Bình Vương đã phải dời đô nhà Chu sang phía Đông, mở đầu thời kỳ Đông Chu liệt quốc.
- Công nghiệp của Lão Tử: vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử nhân đó dựa sự quỷ thần, lấy tấm gương của các nhà Hạ, Ân mất nước để khuyên răn Chu U Vương.
Đây cũng là cốt truyện của việc An Dương Vương (vua Chủ) xây thành Cổ Loa ở vùng Đông Ngàn, bị hồn ma các vua đời trước biến thành con Bạch Kê tinh quấy phá, thành xây xong là đổ do... động đất. Huyền Thiên Trấn Vũ, tức Lão Tử, đã cử thần Kim Quy đến đăng đàn trên núi Thất Diệu, giúp vua An Dương Vương diệt yêu trừ quỷ dựng thành.
Câu đối ở đình Thổ Hà:
龜解効靈七燿山中傳役鬼
龍能承化五雲庄下記豋僊
Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
Long năng thừa hóa, Ngũ Vân trang hạ ký đăng tiên.
Dịch:
Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.
Bổ sung: MÓNG RÙA TRAO LẠI LÀ BẢO BỐI GÌ?
Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả cho biết, người xây thành Cổ Loa là Hùng Vương, chứ không phải Thục An Dương Vương. Khi thành mới dựng, cứ xây xong lại đổ. Vua cầu khấn thì được Rùa Vàng hiện làm Thanh Giang sứ giả đến giúp trừ tinh quỷ ở núi Thất Diệu. Sau đó Rùa Vàng trao cho vua Hùng một bảo vật là chiếc Móng Rùa, được dùng làm lẫy nỏ thần, sẽ giúp nhân dân trong thiên hạ được yên vui...
Vậy chiếc Móng Rùa đó là vật gì mà lại có sức mạnh như vậy?Hùng Vương Thánh tổ Ngọc phả cho biết, người xây thành Cổ Loa là Hùng Vương, chứ không phải Thục An Dương Vương. Khi thành mới dựng, cứ xây xong lại đổ. Vua cầu khấn thì được Rùa Vàng hiện làm Thanh Giang sứ giả đến giúp trừ tinh quỷ ở núi Thất Diệu. Sau đó Rùa Vàng trao cho vua Hùng một bảo vật là chiếc Móng Rùa, được dùng làm lẫy nỏ thần, sẽ giúp nhân dân trong thiên hạ được yên vui...
Câu chuyện Lão Tử với tên Huyền Thiên Trấn Vũ, cử thần Kim Quy giúp vua xây thành ở núi Võ Đang giúp tìm ra chiếc Móng Rùa này.
Lão Tử cuối đời xuất quan đi về phía Tây (hẳn có nghĩa là ông đi hóa - quy Tây - về trời) thì gặp quan Doãn Hỷ cầu xin ông để lại sở học của mình, chép ra thành Đạo Đức kinh để truyền thế.
So sánh 2 chuyện ta thấy quan Doãn Hỷ chính là đã vào vai trong hình tượng thần Kim Quy, là đệ tử của Huyền Thiên Lão Tử. Như thế, chiếc Móng Rùa để lại không gì khác chính là cuốn Đạo Đức Kinh, tác phẩm truyền đời nổi tiếng, làm nền tảng cho văn hóa tín ngưỡng phương Đông sau này.
Ở đền Sái Đông Anh trên núi Võ Đang, trong lễ hội thần Kim Quy được gọi là Chúa (xem hình Chúa áo vàng), cùng với Vua sống đến tế lễ thần Huyền Thiên.
No comments:
Post a Comment