Dấu vết khảo cổ học ở miền Bắc Việt cho biết một cách chắc chắn là ít nhất thời kỳ đầu của sử Việt đã đóng đô với những thành quách ở những nơi sau:
- Việt Trì ở Phong Châu, Phú Thọ. Tương truyền là kinh đô nước Văn Lang thời Hùng Vương.
- Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội: kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
- Luy Lâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh: trị sở thời Tây Hán, cho tới thời Đường mới chuyển về thành Đại La.
Vấn đề khúc mắc đặt ra là tại sao An Dương Vương lại không đóng đô ở Việt Trì, nơi Hùng Vương trước đó định đô đã hàng trăm năm? Và nhất là, tại sao chỉ sau một thời gian rất ngắn (triều đại của An Dương Vương tương truyền được có 50 năm), trị sở của khu vực đã lại chuyển sang Luy Lâu, bên kia bờ sông Đuống? Nguyên nhân lịch sử gì dẫn đến việc thay đổi trị sở/kinh đô qua các thời đại như vậy?
- Việt Trì ở Phong Châu, Phú Thọ. Tương truyền là kinh đô nước Văn Lang thời Hùng Vương.
- Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội: kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
- Luy Lâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh: trị sở thời Tây Hán, cho tới thời Đường mới chuyển về thành Đại La.
Vấn đề khúc mắc đặt ra là tại sao An Dương Vương lại không đóng đô ở Việt Trì, nơi Hùng Vương trước đó định đô đã hàng trăm năm? Và nhất là, tại sao chỉ sau một thời gian rất ngắn (triều đại của An Dương Vương tương truyền được có 50 năm), trị sở của khu vực đã lại chuyển sang Luy Lâu, bên kia bờ sông Đuống? Nguyên nhân lịch sử gì dẫn đến việc thay đổi trị sở/kinh đô qua các thời đại như vậy?
Các giai đoạn đắp thành ở Cổ Loa (Ảnh: Lại Văn Tới).
Khảo cổ học ở Cổ Loa đã phát hiện tới 4 lớp đắp thành. Trong đó ở lớp thứ 2 niên đại đã xác định là giữa thế kỷ II và III TCN. Như thế lớp thành đất sớm ở bên dưới có niên đại còn sớm hơn thời gian này nhiều. Từ thông tin này có thể đi đến 2 nhận định:
- Thành do An Dương Vương xây ở Cổ Loa vốn dựa trên vị trí một tòa thành từng tồn tại trước đó khá lâu. Đây có thể là cơ sở để Ngọc phả Hùng Vương cho biết, người đầu tiên xây thành Cổ Loa là Hùng Tuyền Vương, chứ không phải An Dương Vương. Nhận định này giải thích tại sao An Dương Vương sau khi thế ngôi Hùng Vương lại đóng đô ở Cổ Loa, vì nơi đây vốn đã là một trị sở trung tâm của khu vực từ cuối thời Hùng Vương rồi.
- Các lớp thành do An Dương Vương xây dựng chủ yếu là vào thời điểm giữa thế kỷ thứ III TCN. Như thế, thời điểm An Dương Vương thay thế Hùng Vương vào quãng năm 257 TCN theo như Đại Việt sử ký toàn thư là phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa là An Dương Vương không phải mới xuất hiện trong cuộc chiến với quân Tần dưới thời Tần Thủy Hoàng (quãng 218 TCN).
Như những bài trước đã chỉ ra, thực chất triều Thục An Dương Vương trong truyền thuyết Việt chính là nhà Tần. Năm 257 TCN là năm Tần diệt vị vua cuối cùng của vương triều Chu là Chu Noãn Vương, chính thức bắt đầu một triều đại mới của thiên hạ Trung Hoa. Sau khi lên ngôi thiên tử thống nhất thiên hạ nhà Tần đã cho tiến hành những cuộc xây dựng quy mô lớn như phía Bắc xây Vạn lý trường thành, phía Nam đưa hàng chục vạn người đến đóng thú. Công trình xây dựng của nhà Tần còn lại ngày nay ở Việt Nam chính là thành Cổ Loa. Truyền thuyết Việt chép là An Dương Vương xây thành trên đất Việt Thường.
Câu đối ở đền Thượng Cổ Loa:
Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
Thục quốc sơn hà thượng cố cung.
Dịch:
Tùng bách lăng Chiêu giờ đâu nhỉ
Non sông nước Thục vẫn cung xưa.
Rồi dần dần ông [Triệu Đà] dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: ... Tần Thủy Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang xâm lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, Bắc Giang đánh nhau với vua [An Dương Vương]. Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy. Bấy giờ Ngao đem thủy quân đóng ở Tiểu Giang (tức là [con sông] ở phủ Đô hộ, sau lầm là Đông Hồ, tức là bến Đông Hồ ngày nay), vì phạm thổ thần nên bị bệnh, phải rút về. Nhâm Ngao bảo Đà rằng: "Nhà Tần sắp mất, dùng mưu kế đánh Phán thì có thể dựng nước được". Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng hòa. Vua mừng, bèn chia từ Bình Giang (nay là sông Thiên Đức ở huyện Đông Ngàn) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của vua.
Đoạn kể của truyền thuyết Việt trên cung cấp những thông tin quan trọng để xác định vị trí khởi điểm của Nhâm Ngao và Triệu Đà. Nhâm Ngao thực chất là một viên quan đóng trị sở ở vùng sông Tiểu Giang, tức là ở quãng bến Đông Hồ, hay Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay. Khu vực này được biết dưới tên "huyện Long Xuyên", là nơi sau đó Triệu Đà tiếp vị của Nhâm Ngao.
Nhâm Ngao đã bị bệnh và chết ở vùng Bắc Ninh ngày nay, mà sự việc này còn được kể trong Truyện Giếng Việt, khi Thôi Vĩ chữa bệnh cho Nhâm Ngao rồi ngã xuống hang ở núi Châu Sơn. Núi Vũ Ninh hay núi Châu Sơn nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh, cũng là nơi Triệu Đà đóng quân khi đánh Tần (đánh An Dương Vương).
Đoạn trích của Đại Việt sử ký toàn thư đã dẫn ở trên cho biết, Triệu Đà và An Dương Vương đã lấy sông Thiên Đức, tức là sông Đuống, làm ranh giới phân chia khu vực quản lý. Triệu Đà giữ vùng bên này sông, tức là chiếm vùng phía Đông. An Dương Vương đóng ở thành Cổ Loa là phía Tây.
Như vậy, vùng Bắc Ninh là căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Triệu Đà chống là nhà Tần (Thục) nên đây chính là lý do vì sao khi khởi nghĩa thành công, lập nước thì trị sở vùng Bắc Việt lại chuyển sang bên này sông Thiên Đức. Để rồi tồn tại ở đó với thành Luy Lâu kéo dài hơn 800 năm.
Dấu vết thờ Triệu Đà ở khu vực này tới nay còn khá dày đặc, với các di tích ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh), Xuân Quan (Hưng Yên) hay ở đầu sông Đuống là làng Văn Tinh (Xuân Canh, Đông Anh).
- Thành do An Dương Vương xây ở Cổ Loa vốn dựa trên vị trí một tòa thành từng tồn tại trước đó khá lâu. Đây có thể là cơ sở để Ngọc phả Hùng Vương cho biết, người đầu tiên xây thành Cổ Loa là Hùng Tuyền Vương, chứ không phải An Dương Vương. Nhận định này giải thích tại sao An Dương Vương sau khi thế ngôi Hùng Vương lại đóng đô ở Cổ Loa, vì nơi đây vốn đã là một trị sở trung tâm của khu vực từ cuối thời Hùng Vương rồi.
- Các lớp thành do An Dương Vương xây dựng chủ yếu là vào thời điểm giữa thế kỷ thứ III TCN. Như thế, thời điểm An Dương Vương thay thế Hùng Vương vào quãng năm 257 TCN theo như Đại Việt sử ký toàn thư là phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa là An Dương Vương không phải mới xuất hiện trong cuộc chiến với quân Tần dưới thời Tần Thủy Hoàng (quãng 218 TCN).
Như những bài trước đã chỉ ra, thực chất triều Thục An Dương Vương trong truyền thuyết Việt chính là nhà Tần. Năm 257 TCN là năm Tần diệt vị vua cuối cùng của vương triều Chu là Chu Noãn Vương, chính thức bắt đầu một triều đại mới của thiên hạ Trung Hoa. Sau khi lên ngôi thiên tử thống nhất thiên hạ nhà Tần đã cho tiến hành những cuộc xây dựng quy mô lớn như phía Bắc xây Vạn lý trường thành, phía Nam đưa hàng chục vạn người đến đóng thú. Công trình xây dựng của nhà Tần còn lại ngày nay ở Việt Nam chính là thành Cổ Loa. Truyền thuyết Việt chép là An Dương Vương xây thành trên đất Việt Thường.
Câu đối ở đền Thượng Cổ Loa:
Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
Thục quốc sơn hà thượng cố cung.
Dịch:
Tùng bách lăng Chiêu giờ đâu nhỉ
Non sông nước Thục vẫn cung xưa.
Nghi môn đền Thượng Cổ Loa.
Nút thắt thứ hai cần giải thích là tại sao ngay khi nhà Tần sụp đổ, kinh đô/trị sở của vùng Bắc Việt lại chuyển sang đất Luy Lâu? Tư liệu lịch sử cần đối chiếu cho sự kiện "dời đô" này chính là chuyện của Triệu Đà, vì diệt Tần trên đất Việt không phải An Dương Vương mà là Triệu Đà. Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép rất rõ về việc này:Rồi dần dần ông [Triệu Đà] dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương.
Còn Đại Việt sử ký toàn thư chép: ... Tần Thủy Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang xâm lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, Bắc Giang đánh nhau với vua [An Dương Vương]. Vua đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy. Bấy giờ Ngao đem thủy quân đóng ở Tiểu Giang (tức là [con sông] ở phủ Đô hộ, sau lầm là Đông Hồ, tức là bến Đông Hồ ngày nay), vì phạm thổ thần nên bị bệnh, phải rút về. Nhâm Ngao bảo Đà rằng: "Nhà Tần sắp mất, dùng mưu kế đánh Phán thì có thể dựng nước được". Đà biết vua có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng hòa. Vua mừng, bèn chia từ Bình Giang (nay là sông Thiên Đức ở huyện Đông Ngàn) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của vua.
Đoạn kể của truyền thuyết Việt trên cung cấp những thông tin quan trọng để xác định vị trí khởi điểm của Nhâm Ngao và Triệu Đà. Nhâm Ngao thực chất là một viên quan đóng trị sở ở vùng sông Tiểu Giang, tức là ở quãng bến Đông Hồ, hay Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay. Khu vực này được biết dưới tên "huyện Long Xuyên", là nơi sau đó Triệu Đà tiếp vị của Nhâm Ngao.
Nhâm Ngao đã bị bệnh và chết ở vùng Bắc Ninh ngày nay, mà sự việc này còn được kể trong Truyện Giếng Việt, khi Thôi Vĩ chữa bệnh cho Nhâm Ngao rồi ngã xuống hang ở núi Châu Sơn. Núi Vũ Ninh hay núi Châu Sơn nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh, cũng là nơi Triệu Đà đóng quân khi đánh Tần (đánh An Dương Vương).
Đoạn trích của Đại Việt sử ký toàn thư đã dẫn ở trên cho biết, Triệu Đà và An Dương Vương đã lấy sông Thiên Đức, tức là sông Đuống, làm ranh giới phân chia khu vực quản lý. Triệu Đà giữ vùng bên này sông, tức là chiếm vùng phía Đông. An Dương Vương đóng ở thành Cổ Loa là phía Tây.
Như vậy, vùng Bắc Ninh là căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Triệu Đà chống là nhà Tần (Thục) nên đây chính là lý do vì sao khi khởi nghĩa thành công, lập nước thì trị sở vùng Bắc Việt lại chuyển sang bên này sông Thiên Đức. Để rồi tồn tại ở đó với thành Luy Lâu kéo dài hơn 800 năm.
Dấu vết thờ Triệu Đà ở khu vực này tới nay còn khá dày đặc, với các di tích ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh), Xuân Quan (Hưng Yên) hay ở đầu sông Đuống là làng Văn Tinh (Xuân Canh, Đông Anh).
Gian tiền tế đình làng Văn Tinh, Xuân Canh, Đông Anh (Ảnh: Nguyễn Huân).
Lý giải lịch sử cho việc dời trị sở này còn có thể đối chiếu với... Cao Tổ bản kỷ trong Sử ký Tư Mã Thiên. Cao Tổ Lưu Bang vốn là sinh ra ở vùng đất Phong, lớn lên làm đình trưởng rồi khởi nghĩa chống Tần ở đất Bái. Tuy nhiên, tướng được cử giữ đất Phong lúc đó là Ung Xỉ lại làm phản, không theo Lưu Bang, nên đã làm cho cuộc khởi nghĩa ban đầu trở nên rất gian nan. Lưu Bang đến khi thắng được Hạng Vũ rồi lên ngôi thiên tử, chỉ trở về thăm đất Bái và vẫn ghi nhớ mối thù với đất Phong, định không cho vùng đó được miễn thuế dù là nơi quê hương của ông.
Đất Phong hay Phong Châu, là vùng đất tổ từ thời Hùng Vương. Bản thân vùng Đông Ngàn Cổ Loa thời Hán gọi là Phong Khê. Còn đất Bái là vùng phía Đông, nơi Lưu Bang - Triệu Vũ Đế trảm xà khởi nghĩa. Cũng vì món nợ của đất Phong đó mà Lưu Bang đã không lấy Phong Khê - Cổ Loa làm trị sở cho vùng đất quê hương khởi nghiệp khai cơ của mình. Việc này dẫn đến xuất hiện trung tâm Luy Lâu phía bên này sông Thiên Đức thay thế cho vai trò của thành Cổ Loa thời Tần (An Dương Vương).
Câu đối ở đền Cổ Loa:
螺形險固天若或主之幾朝代幾桑滄甌貉神京終不改
龜爪靈光今無復見矣此人民此城郭封溪王烈恍然存
Loa hình hiểm cố thiên nhược hoặc chủ chi, kỷ triều đại kỷ tang thương, Âu Lạc thần kinh chung bất cải
Quy trảo linh quang kim vô phục kiến hỹ, thử nhân dân thử thành quách, Phong Khê vương liệt hoảng nhiên tồn.
Đất Phong hay Phong Châu, là vùng đất tổ từ thời Hùng Vương. Bản thân vùng Đông Ngàn Cổ Loa thời Hán gọi là Phong Khê. Còn đất Bái là vùng phía Đông, nơi Lưu Bang - Triệu Vũ Đế trảm xà khởi nghĩa. Cũng vì món nợ của đất Phong đó mà Lưu Bang đã không lấy Phong Khê - Cổ Loa làm trị sở cho vùng đất quê hương khởi nghiệp khai cơ của mình. Việc này dẫn đến xuất hiện trung tâm Luy Lâu phía bên này sông Thiên Đức thay thế cho vai trò của thành Cổ Loa thời Tần (An Dương Vương).
Câu đối ở đền Cổ Loa:
螺形險固天若或主之幾朝代幾桑滄甌貉神京終不改
龜爪靈光今無復見矣此人民此城郭封溪王烈恍然存
Loa hình hiểm cố thiên nhược hoặc chủ chi, kỷ triều đại kỷ tang thương, Âu Lạc thần kinh chung bất cải
Quy trảo linh quang kim vô phục kiến hỹ, thử nhân dân thử thành quách, Phong Khê vương liệt hoảng nhiên tồn.
No comments:
Post a Comment