Chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình, ngôi chùa cổ nằm cạnh khu di tích Hoa Lư, nơi có đền thờ các vua Đinh, vua Lê. Chùa này có cái tên nổi bật bởi cây cột kinh phật đá lớn cao hơn 8 m. Chiếc cột kinh chùa Nhất Trụ này được được công nhận là bảo vật quốc gia.
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo TS. Đặng Công Nga, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai...
Trên tám mặt của thân cột khắc đầy chữ Hán, nhưng trải qua thời gian hơn 1.000 năm, nửa dưới và ba mặt nửa trên cột đã bị mờ hoàn toàn. Năm mặt nửa trên còn lại cũng không đọc được nguyên vẹn. Nếu còn nguyên vẹn, ước khoảng 2.500 chữ, giờ đây số chữ có thể khổ tâm đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Theo TS. Đặng Công Nga, nội dung văn tự có 3 phần: kệ, kinh, lạc khoản. Nội dung văn tự là kinh Thủ Lăng Nghiêm, ca ngợi sự bền vững của Đức Phật, sự to lớn bao trùm của tài năng Phật Như Lai...
Cột kinh chùa Nhất Trụ.
Tìm hiểu niên đại của cột bia này dựa trên dòng lạc khoản ở mặt cột phía Tây Nam còn đọc được là: Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo...
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế chép:
Tân Tị, năm thứ 2 (981). Mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui. Lại tiến đến sông Chi Lăng. Vua sai binh sĩ giả hàng để dụ Nhân Bảo, bắt được chém đi. Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy quân thua đem quân về. Vua đem các tướng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đấy trong nước yên tĩnh.
Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn Ứng vận Thần vũ Thăng bình Chí nhân Quảng Hiếu Hoàng đế.
Với tôn hiệu lầ Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế này thì có thể xác định người đã cho dựng cột kinh chùa Nhất Trụ là vua Lê Đại Hành.
Tuy nhiên, ở mặt hướng về phía Tây của cột, là mặt chữ còn khá rõ, ghi:
Bát Nhã tiền việt hải chi ba huề hương ... Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ thừa thiên mệnh đại định sơn hà thập lục niên lai...
GS. Hà Văn Tấn dịch là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê tự mình kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm...Dịch như thế có chỗ không hợp lý. Đã là "thiên mệnh" thì làm sao có thể "tự mình" kế tiếp được? Chữ "tự" ở đây đúng hơn cần hiểu là "từ lúc". Đoạn bia trên dịch lại là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê từ lúc kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm...
Như vậy thời điểm dựng cột bia này là 16 năm tính từ lúc một vị vua "tổ họ Lê" là Đại Thánh Minh hoàng đế lên ngôi, mở triều đại mới. Các nhà nghiên cứu hiện nay dựa vào chữ "tổ họ Lê" ở đây mà cho rằng Đại Thánh Minh hoàng đế cũng là Lê Đại Hành. Nhưng như vậy thật rối rắm và vô nghĩa khi mà Lê Đại Hành trên xưng mình là "Thăng Bình hoàng đế", dưới lại là "Đại Thánh Minh hoàng đế". Hơn nữa Lê Đại Hành còn đang sống thì làm sao tự gọi mình là "tổ" được?
Đại Thánh Minh hoàng đế theo cách dễ hiểu nhất phải là vị vua trước Lê Đại Hành. Người trước Lê Đại Hành đã "cả định non sông" thì rõ ràng là Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh lên ngôi năm 968, tính đến năm Lê Đại Hành sau khi phá Tống xưng là Thăng Bình hoàng đế (981) là 14 năm. Cột bia được dựng sau đó khoảng 2 năm là phù hợp với tôn hiệu Thăng Bình hoàng đế.
Đinh Tiên Hoàng được sử sách chép có danh xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế, rất gần với tên Đại Thánh Minh hoàng đế trên cột bia. Rất có thể sử sách đã chép lầm chữ Thánh thành Thắng.
Khả năng khác: Thánh Minh đọc thiết là Thinh hay Đinh. Thắng Minh cũng đọc thiết là Đinh. Đây là 2 cách phiên thiết của cùng một chữ Đinh, tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng.
Vấn đề quan trọng nhất, theo cột bia chùa Nhất Trụ thì Lê Đại Hành không phải là vị vua khai triều và tổ của các vua Lê. Vị "Lê tổ" là Đại Thánh Minh hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng. Đây là một bí mật được bộc lộ từ văn bia. Vua Đinh thực chất có họ Lê, là vị vua khai triều của nhà Tiền Lê trước Lê Hoàn.Vì Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều mang họ Lê nên cuộc chuyển giao vương quyền giữa 2 vị vua này là một việc truyền ngôi bình thường, không có chuyện Lê Hoàn đoạt vị của nhà Đinh. Họ Đinh của Đinh Tiên Hoàng do đó là một dạng tên xưng, chứ không phải họ thật. Đinh là từ chỉ hướng Tây, tương đương với từ Tĩnh trong Tĩnh Hải quân thời kỳ này. Vua Đinh lấy chữ Đinh làm họ vì là người cai quản Tĩnh Hải quân (Tiết độ sứ).Như vậy, cột kinh chùa Nhất Trụ được lập nên vào năm 983 khi sau khi Lê Đại Hành phá Tống. Cột kinh như một cột mốc lịch sử cho 16 năm của triều Tiền Lê, giữ vững đất nước trước giặc ngoại xâm kể từ vị Lê tổ Đinh Tiên Hoàng tới Thăng Bình hoàng đế Lê Hoàn.
Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế chép:
Tân Tị, năm thứ 2 (981). Mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngăn sông, quân Tống rút lui. Lại tiến đến sông Chi Lăng. Vua sai binh sĩ giả hàng để dụ Nhân Bảo, bắt được chém đi. Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy quân thua đem quân về. Vua đem các tướng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được tướng là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đấy trong nước yên tĩnh.
Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh càn Ứng vận Thần vũ Thăng bình Chí nhân Quảng Hiếu Hoàng đế.
Với tôn hiệu lầ Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế này thì có thể xác định người đã cho dựng cột kinh chùa Nhất Trụ là vua Lê Đại Hành.
Tuy nhiên, ở mặt hướng về phía Tây của cột, là mặt chữ còn khá rõ, ghi:
Bát Nhã tiền việt hải chi ba huề hương ... Đại Thánh Minh hoàng đế Lê tổ thừa thiên mệnh đại định sơn hà thập lục niên lai...
GS. Hà Văn Tấn dịch là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê tự mình kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm...Dịch như thế có chỗ không hợp lý. Đã là "thiên mệnh" thì làm sao có thể "tự mình" kế tiếp được? Chữ "tự" ở đây đúng hơn cần hiểu là "từ lúc". Đoạn bia trên dịch lại là: Thuyền Bát Nhã trước vượt sóng biển mang về bản hương, Đại Thánh Minh hoàng đế tổ họ Lê từ lúc kế tiếp mệnh trời, cả định non sông đến nay là 16 năm...
Như vậy thời điểm dựng cột bia này là 16 năm tính từ lúc một vị vua "tổ họ Lê" là Đại Thánh Minh hoàng đế lên ngôi, mở triều đại mới. Các nhà nghiên cứu hiện nay dựa vào chữ "tổ họ Lê" ở đây mà cho rằng Đại Thánh Minh hoàng đế cũng là Lê Đại Hành. Nhưng như vậy thật rối rắm và vô nghĩa khi mà Lê Đại Hành trên xưng mình là "Thăng Bình hoàng đế", dưới lại là "Đại Thánh Minh hoàng đế". Hơn nữa Lê Đại Hành còn đang sống thì làm sao tự gọi mình là "tổ" được?
Đại Thánh Minh hoàng đế theo cách dễ hiểu nhất phải là vị vua trước Lê Đại Hành. Người trước Lê Đại Hành đã "cả định non sông" thì rõ ràng là Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh lên ngôi năm 968, tính đến năm Lê Đại Hành sau khi phá Tống xưng là Thăng Bình hoàng đế (981) là 14 năm. Cột bia được dựng sau đó khoảng 2 năm là phù hợp với tôn hiệu Thăng Bình hoàng đế.
Đinh Tiên Hoàng được sử sách chép có danh xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế, rất gần với tên Đại Thánh Minh hoàng đế trên cột bia. Rất có thể sử sách đã chép lầm chữ Thánh thành Thắng.
Khả năng khác: Thánh Minh đọc thiết là Thinh hay Đinh. Thắng Minh cũng đọc thiết là Đinh. Đây là 2 cách phiên thiết của cùng một chữ Đinh, tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng.
Vấn đề quan trọng nhất, theo cột bia chùa Nhất Trụ thì Lê Đại Hành không phải là vị vua khai triều và tổ của các vua Lê. Vị "Lê tổ" là Đại Thánh Minh hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng. Đây là một bí mật được bộc lộ từ văn bia. Vua Đinh thực chất có họ Lê, là vị vua khai triều của nhà Tiền Lê trước Lê Hoàn.Vì Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đều mang họ Lê nên cuộc chuyển giao vương quyền giữa 2 vị vua này là một việc truyền ngôi bình thường, không có chuyện Lê Hoàn đoạt vị của nhà Đinh. Họ Đinh của Đinh Tiên Hoàng do đó là một dạng tên xưng, chứ không phải họ thật. Đinh là từ chỉ hướng Tây, tương đương với từ Tĩnh trong Tĩnh Hải quân thời kỳ này. Vua Đinh lấy chữ Đinh làm họ vì là người cai quản Tĩnh Hải quân (Tiết độ sứ).Như vậy, cột kinh chùa Nhất Trụ được lập nên vào năm 983 khi sau khi Lê Đại Hành phá Tống. Cột kinh như một cột mốc lịch sử cho 16 năm của triều Tiền Lê, giữ vững đất nước trước giặc ngoại xâm kể từ vị Lê tổ Đinh Tiên Hoàng tới Thăng Bình hoàng đế Lê Hoàn.
Đình Yên Thành, cạnh chùa Nhất Trụ.
Câu đối ở đình Yên Thành, nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở cạnh chùa Nhất Trụ:桑劍蘆旗芳跡古
金臺銀地故宮春
Tang kiếm lô kỳ phương tích cổ
Kim đài ngân địa cố cung xuân.
Dịch:
Kiếm dâu cờ lau, còn thơm dấu cũ
Đài vàng đất bạc, xuân mãi cung xưa.
No comments:
Post a Comment