Sách báu Vua Trời
Xưa kia Nam Việt Hùng Vương khai sáng,
vua tổ lập nền, mười tám đời truyền, hơn hai ngàn năm, ngọc sáng thái
bình, âu vàng vững nước. Hậu Trần tiên sinh có thơ rằng:
Sơ khai Nam Việt từ Kinh Dương
Nhất thống núi sông mười tám vương
Thần truyền thánh kế còn thiên cổ
Hai ngàn năm lẻ vạn năm hương.
Đây là tổ của Bách Việt, là thời thịnh vượng thái hoà.
Cháu của Kinh Dương Vương là Chiêu Vương, đóng đô ở Việt Trì, sông Bạch Hạc, tên nước là Văn Lang. Chiêu Vương là người khoan nhân, trí tuệ, tôn sùng Phật pháp, kính sự thánh thần, chăm lo lấy dân làm gốc, được gọi là bậc hiền quân. Thời đó trong nước yên bình, trong phủ vô sự. Nhân dân vui vẻ, sung túc, đàn hát. Thiên hạ hưởng cảnh tượng thái bình.
Con trưởng của vua đi ngao du thiên hạ, khi tới đất quận Sơn Nam, phủ Khoái Châu, huyện Thiên Thi, trang La Trừng, trại Trì La, một ngày thấy gió táp mưa sa, trời đất mù mịt, ngày giống như đêm. Dân Trì La khiếp sợ, không dám ra đường. Trong khoảnh khắc trời đất sáng trở lại. Bỗng thấy một cây đại thụ bay đến dựng đứng ở chính giữa khu đất đầu rồng, dài hơn một trượng. Mùi gỗ ngào ngạt, cành lá sum xuê.
Dân Trì La tâu việc lạ lên triều đình. Chiêu Vương loan giá xem xét, biết cây bạch đàn tím này là linh mộc, đây là điềm đại cát. Vua liền truyền cho dân Trì La lập đài lộ thiên, bày lư hương, hàng năm hương đèn thờ cúng vậy. Dân được lệnh phải chăm sửa.
Vua hành lễ cúng trời, loan giá về cung. Từ đó nước cúng dân cầu, trai giới thành tâm, đến dưới cây gỗ thiêng cầu nguyện cho đất nước được mưa thuận gió hòa, dân gian giải bệnh cầu thai, rất linh ứng.
Hùng Vương truyền mười đời tới Tạo Vương. Cây thiêng ở Trì La đã trải qua hơn bảy trăm năm, cành lá vẫn tươi tốt. Trời xuân tốt lành, tháng Hai ngày mồng một, chỗ cây thiêng trời đất mờ tối, mây bay năm màu, dây lửa quấn phủ. Linh mộc có ba vòng hào quang sáng chói, mưa gió mù mịt. Dân Trì La dân kinh sợ phủ phục. Khi trời sáng lại, nhân dân đến xem thì thấy một dấu chân người lớn ba bộ in trên thân cây. Trên bệ thờ lộ thiên hương tự cháy, bốc mùi thơm ra xung quanh. Nhân dân Trì La dân lấy làm kinh dị, lại tâu về triều đình.
Tạo Vương loan giá đến xem, cho là vì hoàng gia có đức thịnh, tất có thánh nhân xuất thế, sẽ bảo vệ quốc gia, chắc chắn không phải điều tầm thường. Vua lập tức truyền dân sở tại lập chùa tự thờ cúng, khiến cho nhân dân, nước nhà có việc cầu đảo sẽ thành. Vua hành lễ rồi loan giá về triều. Từ đó nước cúng dân cầu, hương đèn không dứt.
Lại nói, Vua có một người họ hàng (là con gái của Hy Vương) tên là Minh Hoa công chúa, nhan sắc đẹp lạ, dáng dấp tuyệt thế, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, bản tính như hoa yêu kiều, không nhiễm tục trần, từ lúc sinh ra chỉ ăn chay, thích mùi vị của hương hoa. Chín tuổi ở triều đình tự nguyện xuất gia theo Phật. Hy Vương thấy con gái thành tâm mộ Phật, truyền xây chùa ở trong cung điện theo ý nguyện. Từ đó công chúa chay trường theo Phật, tinh thông Phật pháp.
Tới khi Tạo Vương lên ngôi, công chúa được tôn làm Thế tôn Bồ tát. Năm 71 tuổi công chúa nghe nói ở Trì La có cây linh mộc, trong có một người khổng lồ, xưa vua truyền cho lập chùa thờ cúng. Lòng thơm luyến cảnh, truyền giá du xuân, đến nơi thì mặt trời đã về tà. Công chúa ngửa lên xem cây thiêng, chợt hiện ra một con rắt không từ trên trời rơi xuống, quấn lấy công chúa Minh Hoa ba vòng. Công chúa sợ hãi nép xuống, bàng hoàng như mơ. Bỗng thấy mặt trăng mặt trời đều rơi xuống nhập vào mồm mà nuốt hết. Trong phút chốc con rắn không bay lên không biến mất. Công chúa chợt tỉnh lại, quay về vương phủ. Trăm ngày sau Công chúa do đó mà có mang. Chỗ dấu chân người khổng lồ trên cây thiêng cũng tự nhiên phình lớn, to như mặt trăng mặt trời, thường có mây bay năm màu, che phủ trên cây thiêng. Mọi người đều lấy làm lạ.
Công chúa Minh Hoa có mang được 7-8 tháng thì Tạo Vương truyền vào cung đình, nói:
– Chín tuổi theo Phật, tới nay đã đã hơn bảy mươi năm, đã làm Bồ tát, sao lại vui ham hoa nguyệt, để tiếng cười cho nhân gian.
Công chúa giải bày chuyện khi đến xem cây thiêng có con rắn không quấn thân thành thực tâu lên. Vua không tin, giáng đi đất Ô Lý (tức là đất Chiêm Thành).
Sau mấy tháng người dân Trì La thấy ở chỗ cây thiêng ban đêm nghe tiếng gió phần phật như tiếng sấm, trên cây thiêng sáng láng, giống như ánh lửa. Chỗ gỗ phình to lại càng thêm lớn. Người dân trại bẩm tâu sự việc. Vua cho là yêu quái, liền truyền lập đàn nhiều bậc ở giữa cung đình, cúng tế tắm gội trong ba ngày liền, triệu tập các tăng ni cùng trăm quan làm lễ cầu đảo.
Vua khấn:
– Quả nhân thấy cây quái này cùng với công chúa bảy mươi tuổi có mang, không biết họa phúc ra sao. Do đó tấu cáo lên Hoàng Thiên, bách thần, chư phật, khẩn nguyện tốt xấu cho ứng mộng, để lòng trần biết được huyền cơ.
Tối hôm đó lúc giữa canh hai, Vua lờ mờ chợp mắt, thấy mây lành năm màu, điện ngọc lưu ly, cung rồng rực rỡ, lầu phượng huy hoàng, Ngọc Hoàng ngự ở chính giữa, bách quan tề tựu đông đủ. Bỗng nghe Ngọc Hoàng truyền phán quan giữ sổ Thiên đình gọi Tạo Vương tới sân. Ngọc Hoàng mắng rằng:
– Bây giờ thời vận đã đến lúc gặp cực, dưới thế giới ba mươi ba cõi trời nhiều tai ương kỳ dị, tật bệnh đói khát, chết chóc đầy đường, âm dương hỗn tạp, giặc yêu quỷ đến thật nhiều. Thiên đình lo lắng cho dân chúng hạ giới nên giao mệnh cho Đế Thích Đề Hoàn Thiên Vương ứng thai vào cây thiêng bạch đàn. Lại mệnh cho Đông Quang chủ bộ, Tây Quang chủ bộ hai vị đầu thai vào công chúa Minh Hoa, giáng sinh nhân thế, cùng giúp Đế Thích Thiên Vương trừ giặc quỷ ở Nam Châu, cứu tật khổ cho nhân gian, mà duy trì kéo dài mạch mệnh của quốc gia. Quân vương như thế mà lại giáng biếm Công chúa. Nay do đã biết chí thành cầu đảo, phải ngay lập tức đón Công chúa về cung thì miễn cho tội này.
Vua tỉnh giấc, kinh sợ, hành lễ bái tạ, lập tức lệnh cho đình thần đón công chúa Minh Hoa về lại phủ điện. Vua thân ra đón tạ, kính lễ sự đó. Lại sai Thủy tào phán quan Diêm La bộ soái (Xét Diêm La bộ soái cũng là dòng dõi Hùng Vương, con cháu trăm trứng từ Long Vương. Cha là Hùng Độ làm Bố Chính bộ chủ. Mẹ là Vũ Thị Đoan, mơ thấy giao long mà có mang thần. Tới năm Quý Tỵ ngày mồng mười tháng Mười sinh ra Diêm La Công, lấy tên là Đà. Năm mười bốn tuổi ông đã văn võ kiêm toàn, anh hùng cái thế, dũng lược hơn người, đứng trước sóng cả như đứng trên đất bằng. Vua cho mời vào triều nhận chức, thi thố nhiều tài lạ, được cất nhắc làm Chưởng quản thuyền rồng Lạc Long tướng quân. Năm mười chín tuổi Vua sai làm tướng dẫn quân đánh giặc Diêm La ở ngoài Nam Hải. Ông phụng mệnh trị được chúa Diêm La, lại được triệu về triều làm Chưởng bình Diêm La nguyên soái, Thuỷ đạo đại tướng quân, lại nhận mệnh phó nhậm trấn cửa biển, làm Thuỷ đạo chủ bộ) đến trại Trì La nơi có cây thiêng, trông coi việc hương đèn, đợi xem điềm ứng ra sao.
Vừa được một năm thì nhân dân trong thiên hạ gặp nhiều tai ách, tật bệnh, yêu tà làm loạn, chiếm khắp nhân gian. Trời đất mù mịt, không phân ngày đêm. Dưới sông biển là giao long, trên rừng núi là hổ báo, quấy nhiễu làm hại nam nữ. Lại có quỷ Mũi đỏ, thần Ma sói, khởi binh làm loạn, thường ăn thịt người, uống máu người, vào lửa không cháy, vào nước không chìm. Có khi bay lên không nghênh chiến, có khi giáp công dưới nước. Quân lính tới ba mươi vạn, biến hiện thật vô cùng, cướp giữ Lưỡng Quảng Đông Tây, mười sáu châu đều là đất giặc quỷ. Triều đình ra đánh đều bị hại phần lớn, quan tướng không có phương sách.
Vua rất lo lắng, nhớ tới việc Hoàng Thiên báo mộng là ba năm sau nước sẽ có giặc quỷ, quả nhiên là nghiệm, mà Thiên vương giáng thế, giúp nước cứu dân, chưa thấy xuất hiện.
Vua lại cho lập một đàn tế, trai giới cầu đảo trời đất trong ba ngày. Năm Giáp Tí tiết xuân ngày mồng 9 tháng 1, cái bọc trên cây thiêng ở Trì La đã qua ba năm, bỗng nghe có tiếng sét đánh một tiếng thình, trời rung đất chuyển, mưa gió tối tăm, giữa ngày mà như đêm. Người dân Trì La kinh sợ, nằm rạp xuống mà xem, thấy mây tụ năm màu, bao trùm trên cây thiêng, hào quang sáng lòa, khí lành rực rỡ, sao trời cùng tụ, rồng phượng bay quanh, bầu trời vang tiếng véo von, nhã nhạc tấu hài hòa. Chốc lát một tiếng nổ vang rền, ánh lửa phóng ra bốn phía. Cây thiêng vỡ tan bay lên trời, chỗ bụng bào trên cây vỡ ra, xuất lộ 2 bọc. Nước chảy ra đều thành nước ngọt. Chỉ còn lại một khối dài ba bốn thước, cứng như sắt đá, khối nước có một bọc, mây năm màu phủ ở trên.
Diêm La vương kinh dị, phụng tâu về triều đình. Vua thân hành đến chỗ bọc thai, nghênh đón về cung điện, truyền lập lầu rồng ở trước sân, đặt bọc thai ngọc tím, thường có mây năm màu phủ ở trên. Vua cùng trăm quan trai giới hành lễ, cầu nguyện Thiên vương xuất thế, để giúp nước nhà, để hết tai biến.
Ngày mười lăm tháng Giêng bỗng thấy trời đất mùi mịt, trên lầu bọc thai phóng hào quang bốn hướng, khí lành rực rỡ. Bọc thai tự nổ một tiếng kinh động trời đất. Vua cùng trăm quan sợ phục trước lầu, ngưỡng xem thấy Đế Thích Thiên Vương ngự tại đầu rồng trước lầu, mây lành năm màu, đầu đội mũ bình thiên, thân khoác áo rồng, tay cầm kim bài.
Minh Hoa công chúa mang thai đã 3 năm, một tiếng nổ lớn, bỗng có hai người xuất ra từ trên đầu Công chúa, hình dáng cao lớn, tướng ngũ nhạc triều thiên, tam đình bằng phẳng, mặt đỏ như mặt trời, to lớn đường đường, áo bào năm sắc, khăn ngọc chói ngời, tay cầm long đao, đứng hai bên phải trái Đế Thích Thiên Vương. Công chúa hóa thân chỉ còn 2 búi tóc, một búi ở bên Đông Quang, một búi ở bên Tây Quang.
Chốc lát bóng mây tan đi. Trời đất lại sáng. Vua cùng trăm quan bái hạ. Bỗng nghe Đế Thích Thiên Vương truyền tả hữu hai ông rằng:
– Thiên đình lệnh cho ta giáng sinh ở Nam Châu, giúp vua nay trừ lũ quỷ, hãy nhanh chóng tuyển tướng điều binh theo ta dẹp giặc, không được trì hoãn.
Hai ông phụng mệnh lập tức triệu Diêm La bộ soái dẫn một ngàn thiên binh diệt giặc. Nhị công lại hô lớn một tiếng, hai búi tóc bỗng nhiên biến hóa. Búi thứ nhất biến thành Ngựa lửa, thân dài chín thước, ông Tả cưỡi. Một búi khác biến thành Lân ngọc, ông Hữu cưỡi.
Ba vị (Vua Trời và hai ông) tiến trên không trung. Diêm La hành quân theo đường thuỷ, tiến đến chỗ quân giặc. Hai ông huy đao vang lừng, tiếng thét lẫm liệt như sấm, hào quang phóng bốn phía. Thiên binh cùng vùng dậy tấn công. Ngựa lửa, Lân ngọc phun lửa. Quân thuỷ của Diêm La tiếp chiến. Mây mưa mờ mịt. Giặc quỷ kinh sợ, tan tác, tất cả biến thành tro bụi. Chỉ có quỷ Mũi đỏ không thể tự biến, chém được ngàn đầu, mang về kinh đô. Lũ hổ báo, giao long, yêu quái nhất loạt đều dẹp yên.
Ngày 10 tháng 6 Đế Thích cùng hai ông bay lên năm tầng mây mà hóa. Diêm La bộ soái trong hôm đó liền về triều tâu lại chuyện. Vua nghe vậy than thở mà rằng:
– Nhân dân đã được chuyển họa thành phúc, chuyển tai ương thành tốt đẹp, kính thánh đức mây lành ngày tốt, liệu trời đất khí hòa gió xuân, ơn dày Vua Trời cùng hai vị đại pháp lực xoay chuyển càn khôn.
Vua bèn truyền xây điện ở trong sân rồng, thờ phụng ba vị, đáp tạ ơn thần.
Ngày 29 tháng 6 Diêm La Công xuống thuyền rồng đi Phong Châu, đến sông Tam Kỳ thì sóng gió nổi lên. Diêm La Công thân biến thành rắn, dài hơn mười trượng, bò thẳng xuống Tam Kỳ mà hoá sinh bất diệt. Tướng sĩ liền về triều đình, phụng tâu lại sự việc. Vua liền lệnh cho đình thần tới Tam Kỳ hành lễ, lập đền thờ phụng. Lại truyền sửa sang tượng thần ba vị cùng tượng Diêm La công, đón vào bảo điện, ngày tháng phụng thờ, cầu đảo linh nghiệm.
Vua lệnh giá đến trại Trì La, trước lập hành cung, coi xem địa hình, rồng như hình con rắn lớn, thế sông uốn lượn như rồng bao quanh. Vua ngự ở chỗ cây thiêng, thấy một mảnh đất thực là rồng, khu dải bảy sao, sau đầu mũ ngọc, trái phải lớp lớp cùng quay đầu hướng về. Trái phải có giếng mắt rồng, cá bơi hướng chầu, sao vàng đứng vững, dải Ngân bao bọc, ngựa trời quỳ, hoa sen nở, giữa gian ba sao cùng mặt trăng mặt trời chợt dậy, thành một vùng đất quý trời tạo.
Vua truyền lập đền ở chính giữa đầu rồng, dựa Quý hướng Đinh, thế sông chầu bên trong, núi sao ứng theo bên ngoài. Lại truyền chọn lấy loại gỗ bạch đàn tím cẩn kính tạo tượng thần Đế Thích Thiên Vương để thờ. Tiếp truyền lập chùa ở chỗ đất hình rồng. Làm xong thì cho phép trại Trì La hai giáp Đông Tây ngày tháng lo hương đèn, miễn cho việc binh lương. Xuân (tháng 3 ngày 10), thu (tháng Chín ngày 12) làm lễ quốc tế. Ban cho 30 quan tiền, đặt 12 mẫu ruộng thờ, tuân theo mà thờ cúng. 6 trang trong trại (Yên Canh, Liễu Cầu, La Trừng, Trại Thung, Cổ Lễ, Lưu Xá) đều được miễn đóng binh lương, hàng ngày giúp thờ cúng ở đền Vua Trời tại Trì La.
Vua đề thơ rằng:
Trì La thắng địa rất oai linh
Xứ xứ chầu về kính đế đình
Vua Trời giáng sinh di tích đó
Vạn năm hương lửa quốc gia lừng.
Vua quay giá về cung, tặng phong Tam thiên thiên Giới nội Đế Thích Đề Hoàn Đại phu Ngọc bệ hạ, Nhật Quang Thiên tử Thánh vương, Nguyệt Quang Thiên tử Thánh vương là ba vị thiên thần thượng đẳng và Diêm La bộ soái Môn tiền Tôn thần.
Lại truyền rằng, Hùng Vương truyền mười tám đời tới Tình Vương không có con, nhường ngôi cho An Dương Vương. Tương truyền ở Ái Châu (tức Thanh Hóa nay), phủ Thuận Thiên, huyện Lôi Dương, xã Biện Sơn có ông Phạm Đạt đến quận Sơn Nam đóng quân, lấy bà Lục Nương họ Đinh của trại Trì La, nhờ cậy ba bốn năm. Vợ chồng ra sức làm việc thiện. Hơn bốn mươi tuổi chưa mơ thấy điềm gấu rắn. Một bữa ông nói với vợ rằng:
– Tiên tổ nhà ta đều xứng là gia đình thiện đức, tôn trọng ngũ luân, ban phát cho người nghèo khó. Tôi và bà đều làm việc nhân, tu đức, không dám vì mình hại người, chưa mảy may phạm tội ác nào, bồi đắp quả thiện lâu dài, mà chưa thấy được hương quế. Hay là do đạo nhân nghĩa còn thiếu sót nên ý trời còn chưa tỏ. Tôi nghe nói điện Vua Trời giúp dân giúp nước, cầu là được, vạn sự như ý. Tôi cùng bà thành tâm cầu tự, nhạn bay mong mỏi, sao cho thỏa nguyện bình sinh.
Theo ý đó hai người đến đền cầu tự. Đêm mộng thấy thần nhân báo rằng:
– Ta thích đánh cờ, ông có biết chơi cờ không?
Ông Phạm trả lời:
– Thần vốn không biết chơi cờ.
Thần nhân nói:
– Cờ là cốt yếu của họa phúc, là sự huyền vi của trời đất, người trần khó biết. Ông đã thành tâm cầu tự, ta xét gia đình ông có phúc lớn lắm, nên ưng cho ông quân Xe cờ đá về làm của quý trong gia đình.
Dứt lời đem trao cho. Ông Phạm vui mừng nhận kính cẩn nhận lấy và bái tạ. Khi tỉnh lại, yên lặng suy nghĩ, nhà ta phúc hậu, Hoàng Thiên sẽ ban cho con cái. Vợ chồng hành lễ bái tạ rồi về.
Sau mấy tháng bà Đinh có mang. Qua sáu bảy tháng thì ông Phạm nghe rằng người chú ruột của mình qua đời. Vợ chồng lại đến đền làm lễ, sau đó về Biện Sơn để giúp mai táng.
Năm Kỷ Mùi ngày 9 tháng 3, ánh sáng lành tỏa khắp xã Biện Sơn, phu nhân sinh hai con trai, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, tư chất lẫm liệt, hàm én mày ngài, mắt phượng hình rồng, tay dài quá gối, chân có 7 túm lông, được đặt tên là Đá Công và Dũng Công.
Đến năm tám tuổi trí dũng siêu quần, theo học Ngô tiên sinh. Sau mấy năm tam lược lục thao của Bách gia chư tử đều thông thuộc (Hoàng Thạch trao cho Trương Lương binh thư có 3 phần Thượng, Hạ, Trung là Tam lược; Binh thư của Thái Công có Rồng, Hổ, Văn, Võ, Báo, Khuyển là Lục thao), văn võ toàn tài, bạn bè đều sợ phục.
Hai ông tuổi trẻ, cha mẹ mất sớm, có người họ tộc Võ có uy thế trong ấp thấy hai ông có kỳ tài nên nuôi dưỡng trợ giúp, định gả con gái cho, nhưng hai ông không theo. Họ Võ thấy hai ông cương dũng, cho đi bắt trộm cướp. Hai ông theo kẻ gian đến huyện Thiên Thi, quán ngoài Trì La thì trời đã tối, cổng làng đã đóng. Hai ông nhìn xa thấy bên ngoài có một cung quán (tức là hành cung nơi Tạo Vương từng ngự khi đến đây), bèn nghỉ ngơi ở đó.
Đêm đó dân các họ tộc ở Trì La đều nằm mơ thấy một vị quan lớn quần áo chỉnh tề, thân cưỡi ngựa hồng, tùy tùng đi theo mấy chục người, tiến thẳng vào trong ấp, triệu các chức sắc của ấp đến nói: Ta tuân lệnh của Đế Thích Thiên Vương, là Long thần của đất này. Hiện đang có hai vị quý nhân được Thiên đình cử đến đây, là phúc thần, đang ở hành cung bên ngoài. Dân ấp các người mau ra bái kiến, đón về, không được chậm trễ.
Người dân trong ấp tỉnh mộng, nghe bên hành cung ngoài phảng phất có tiếng người, như đang có rất nhiều binh mã. Mọi người đều kinh sợ, tụ tập nhau báo lại, kể đầy đủ giấc mộng, không hẹn mà cùng nhau mở cửa ra ngoài nơi quán, thấy hai vị đang ngủ say. Mọi người cùng đồng thanh hỏi:
– Hai vị ở đâu tới đây?
Hai ông dậy trả lời rằng:
– Chúng tôi vốn là con của gia đình họ Phạm, đến tìm hỏi người thân thuộc bên họ ngoại.
Người dân trong ấp biết đây là con của nữ họ Đinh, chưa chịu bái phục, đồng tâm tôn kính phụng dưỡng ngay, còn muốn xem đạo trời ra sao. Hai ông ở quán ngoài mấy tháng thì dân ấp gặp bệnh dịch. Dân làm lễ cầu trời đất, lại mộng thấy quan quân tới chỗ dân ở nói:
– Trời cao đã lệnh cho Long thần báo mộng ấp này đón quý nhân làm phúc thần mà lại dám nghi ngờ. Thiên đình mới phạt ấp các người không được yên đó.
Dân ấp tỉnh lại sợ hãi, vội đón hai ông, kể lại 2 giấc mộng, làm lễ bái mừng. Bốn năm năm sau, sự việc như thần báo, hai ông tuổi mười bảy, mình cao mười thước, anh hùng kiêu dũng, tay có thể nâng sắt đá ngàn tạ, đi xa trăm dặm nhẹ như hồng mao. Khi đó Thục Vương có giặc Đại Man, đông hàng chục vạn, chiếm giữ Tuyên Quang, Cao Bình, Hưng Hóa. Triều đình đánh không dẹp được. Vua truyền hịch tìm người tài. Hai ông tham gia ứng thí, văn võ tài năng vô địch. Vua liền cho người anh làm Bình Man Đô nguyên soái Đại tướng quân, người em làm Thiên Quan Nguyên soái Đại tướng quân, cấp cho năm mươi vạn tinh binh diệt giặc.
Hai ông tuân lệnh, chiêu mộ con cháu các gia đình hào kiệt làm bộ hạ thân cận, cộng được một ngàn ba trăm người (các họ tộc ở Trì La đã theo hai ông dẹp giặc là Như Nguyễn, Hào Nguyễn, Tá Đinh, Tào Đinh, Tấn Đinh, Sĩ Đinh, Giảo Phạm, Mai Phạm, Vị Hà, Thưởng Đỗ, Bân Đỗ, Đán Trần, Kế Đào, Quý Lê, Thưởng Đặng, Hoàn Đặng, Tố Giả, Đoan Tự, đều là những tì tướng, lính tốt). Ngay hôm đó chia thành các đạo quân, tiến vào đất giặc, đại chiến một trận. Quân Man thua to, chém được 3 tướng Man, hơn ngàn thủ cấp, thu hết cờ trống khí giới, đem về kinh đô. Vua nghe vậy rất vui mừng, truyền hai ông vào dự tiệc mừng. Hai ông xin phép được về yết bái hai bên nội ngoại. Vua đồng ý, ban cho vàng bạc, châu báu, nhung lụa, mỗi thứ mười thăng, cùng voi ngựa, binh sĩ theo về quê quán.
Hai ông về yết tạ ở từ đường, mở tiệc mừng, rồi lại về quê ngoại ở Trì La. Tháng 3 ngày 15 yết tạ ở từ đường bên ngoại, truyền cho tu sửa cung quán (tức là nơi đã tạm trú qua đêm trước đây) để làm chỗ bày tiệc. Đến hành cung mở tiệc mừng, tự đem năm ngàn quan tiền để sửa chữa đền chùa Vua Trời. Hai ông nói với dân Trì La rằng:
– Chúng tôi cùng các phụ lão bên quê ngoại là có tình, cũng là nghĩa thầy trò, thân lại thêm thân, trời cho như vậy. Chúng tôi có mười thoi vàng giao cho dân ấp làm tiền công để mua thêm ruộng vườn xung quanh làm như hành cung. Sau này chúng tôi mất, thì nơi nay bày yến tiệc sẽ là nơi thờ phụng.
Phụ lão đều đồng ý như vậy. Hai ông làm thơ rằng:
Thiên địa sinh ta vốn có tình
Danh lưu nhân thế tử như sinh
Trì La hương lửa ngàn xuân vẫn
Sinh đã vinh mà tử cũng vinh.
Lại có thơ rằng:
Giúp cho đất nước dựa vào dân
Vạn cổ cương thường có tấm thân
Đến xứ núi sông ta ở cảnh
Một vùng cá nước vạn năm xuân.
Hai ông đến bái tạ đền Vua Trời rồi về triều gặp Vua, xin cho nhận trại Trì La làm nơi thang mộc. Vua đồng ý. Phong cho người anh là Thái Bảo Quốc, đổi người em làm Thiên Cung Bảo Điện tướng quân.
Quán ngoại Trì La một thời nổi tiếng. Gian điện Vua Trời rực rỡ. Thần thường hiển linh cùng Trương Ba (người huyện Đường Hào, xã Liêu Hạ, vốn là thần tiên giáng thế) đánh cờ ở đất này, là nhờ hai ông đã thành tâm thờ cúng mà thần giáng phúc.
Hai ông làm quan qua hơn mười năm. Tới thời Triệu Úy Đà ở Sơn Nam đánh Thục Vương. Vua lệnh cho hai ông đánh dẹp, cùng với Đà giao chiến ba bốn năm. Quân Đà thua nhiều lần, chỉ còn chờ phân thắng bại. Đà giả xin hòa. Vua đồng ý. Hai ông cố can ngăn vì nuôi hổ để họa. Vua không nghe. Hai ông xin được về quê. Vua đồng ý. Hai ông từ biệt ra về, than rằng:
– Thế nước nguy rồi.
Bèn về đất Trì La. Ngày 25 tháng 12 đến đền Vua Trời, vào sau đền rồi hóa. Ngày đó mọi người nhìn xa thấy bên đền có sợi dây lửa dài mười trượng bay lên không biến mất. Người dân trại đem chôn cất. Mối đất bồi lên mộ, mọi người đều lấy làm lạ. Vua thương tiếc tướng hiền lương, truyền sửa sang hành cung để thờ, tặng phong mỹ tự cùng với đất nước:
Phong Hiển thánh Linh thông Đại vương.
Phong Đại quan Bảo điện Đại vương.
Lại kể rằng Uý Đà nghe hai ông đã mất, liền trực tiếp cầu hôn con gái Thục Vương lấy con trai mình là Trọng Thủy. Vua đồng ý. Trọng Thủy lấy trộm nỏ thần Linh Quy hủy đi. Vua đánh cùng Đà đại bại. Đà chiếm được Nam Bang, thâm oán hai ông, phá hủy đền thờ, thu lại sắc chỉ, ấp dân phải lưu tán.
Nhà Triệu truyền được bốn đời, tới Tập Vương thì thế nước suy nhược. Đông Hán Quang Vũ chiếm được đất Nam, sai thần là Tô Định làm thái thú Nam Châu. Định là kẻ tham lam, giết hại huyện lệnh Thi Sách, là chồng của Trưng nữ Vương (Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn là dòng dõi Hùng Vương, con của quan lệnh Phong Châu, chị em đều có kỳ tài). Trưng nữ khởi binh đánh Tô Định, báo thù chồng. Đại tướng Huệ Lực tích cực theo chiến trận để báo thù cho cha (Huệ Lực là con của huyện lệnh Đường Hào, cha bị Tô Định giết, mẹ lúc đó có mang chạy đến ở trong chùa La Trừng, sinh ra Huệ Lực theo Trưng nữ báo thù cho cha).
Huệ Lực đầu tiên đóng doanh trại ở trại Trì La, mật cầu ở đền Vua Trời để được âm phù giúp đánh quân hung tàn. Ban đêm mộng thấy hai Thiên tử tay cầm long đao nói:
– Chúng ta tuân lệnh Vua Trời giúp vua dẹp giặc.
Liền tiến binh, chém được Tô Định. Hơn năm mươi thành đều quy phục. Trưng Vương lên ngôi, mở tiệc mừng công.
Huệ Lực giúp dân Trì La tạo lại đền thờ Hai vị và đền Vua Trời. Một tối, Huệ Lực cùng dân Trì La đều mơ thấy thần nhân báo trời giáng cho cây gỗ dâu ở trước đền, nên dùng đó để làm tượng Nhật Quang, Nguyệt Quang Thiên tử. Khi đến đền xem thì đúng là thấy có cây gỗ dâu đặt ở cửa đền, đem vào trong đền. Lại thấy hai con rắn dài hơn một trượng, toàn thân vảy năm màu ở dưới tượng hai vị Thiên tử. Huệ Lực truyền lấy gỗ dâu tạc thành tượng hai vị Thánh vương. Mở tiệc mừng lớn, lệnh hợp nhất trang La Trừng và trại Trì La. Giáp Tây phù giá Nhật Quang Thiên tử, giáp Đông phù giá Nguyệt Quang Thiên tử.
Việc xong tâu về triều. Trưng Vương lại khen tặng ba vị thiên thần thượng đẳng: Tam thập tam thiên Đế Thích Đề Hoàn Thánh đế Bệ hạ, Nhật Quang Thiên tử Thánh Vương, Nguyệt Quang Thiên tử Thánh vương. Cùng với Đá Công, Dũng Công, Diêm La Công, đều phong làm bản thổ thành hoàng. Còn các tộc tì tướng làm thần bộ hạ thủ điện. Cho phép Trì La hương đèn thờ cúng. Trải Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, gồm ba trăm bốn mươi chín năm, Nam Bang có bốn họ Đinh, Lê, Lý, Trần khai sáng hồng đồ, đế đức giúp nước giúp dân, đều rất linh nghiệm.
Trần Thái Tôn có con gái là Huyền Trân công chúa, được gả cho chúa Chiêm Thành để báo ơn cũ. Chúa Chiêm mất, bầy tôi muốn đem đốt Công chúa trên giàn lửa. Trần Thái Tôn nghe vậy lập tức cầu đền Đế, làm lễ cầu gió. Công chúa xuống thuyền rồng chạy ra ngoài biển. Gió lớn thổi buồm giúp lánh nạn thoát khỏi.
Sau này công chúa Thiều Ninh lại đến đền cầu tự, bỗng thấy hai búi tóc đặt hai bên trái phải của đền. Nhân dân tâu rõ việc ấy lên. Thái Tôn lệnh cho đình thần đến đền làm lễ, truyền để búi tóc vào hai cái hộp, chôn ở phía dưới hai vị Thánh chủ. Lại tưởng nhớ tới ngày trước công chúa Minh Hoa (người sinh ra hai vị Thiên tử), hai búi tóc là điềm lành. Bèn truy tặng mỹ tự cho ba vị thượng đẳng cùng các tôn thần bản thổ. Trải triều Trần 12 đời đến Lê Thái Tổ, Tiền Lê Hậu Lê, đều có giúp nước ích dân, đế vương các đời xưa đều truy tặng mỹ tự, hương lửa ngàn thu cái đức ấy.
Sơ khai Nam Việt từ Kinh Dương
Nhất thống núi sông mười tám vương
Thần truyền thánh kế còn thiên cổ
Hai ngàn năm lẻ vạn năm hương.
Đây là tổ của Bách Việt, là thời thịnh vượng thái hoà.
Cháu của Kinh Dương Vương là Chiêu Vương, đóng đô ở Việt Trì, sông Bạch Hạc, tên nước là Văn Lang. Chiêu Vương là người khoan nhân, trí tuệ, tôn sùng Phật pháp, kính sự thánh thần, chăm lo lấy dân làm gốc, được gọi là bậc hiền quân. Thời đó trong nước yên bình, trong phủ vô sự. Nhân dân vui vẻ, sung túc, đàn hát. Thiên hạ hưởng cảnh tượng thái bình.
Con trưởng của vua đi ngao du thiên hạ, khi tới đất quận Sơn Nam, phủ Khoái Châu, huyện Thiên Thi, trang La Trừng, trại Trì La, một ngày thấy gió táp mưa sa, trời đất mù mịt, ngày giống như đêm. Dân Trì La khiếp sợ, không dám ra đường. Trong khoảnh khắc trời đất sáng trở lại. Bỗng thấy một cây đại thụ bay đến dựng đứng ở chính giữa khu đất đầu rồng, dài hơn một trượng. Mùi gỗ ngào ngạt, cành lá sum xuê.
Dân Trì La tâu việc lạ lên triều đình. Chiêu Vương loan giá xem xét, biết cây bạch đàn tím này là linh mộc, đây là điềm đại cát. Vua liền truyền cho dân Trì La lập đài lộ thiên, bày lư hương, hàng năm hương đèn thờ cúng vậy. Dân được lệnh phải chăm sửa.
Vua hành lễ cúng trời, loan giá về cung. Từ đó nước cúng dân cầu, trai giới thành tâm, đến dưới cây gỗ thiêng cầu nguyện cho đất nước được mưa thuận gió hòa, dân gian giải bệnh cầu thai, rất linh ứng.
Hùng Vương truyền mười đời tới Tạo Vương. Cây thiêng ở Trì La đã trải qua hơn bảy trăm năm, cành lá vẫn tươi tốt. Trời xuân tốt lành, tháng Hai ngày mồng một, chỗ cây thiêng trời đất mờ tối, mây bay năm màu, dây lửa quấn phủ. Linh mộc có ba vòng hào quang sáng chói, mưa gió mù mịt. Dân Trì La dân kinh sợ phủ phục. Khi trời sáng lại, nhân dân đến xem thì thấy một dấu chân người lớn ba bộ in trên thân cây. Trên bệ thờ lộ thiên hương tự cháy, bốc mùi thơm ra xung quanh. Nhân dân Trì La dân lấy làm kinh dị, lại tâu về triều đình.
Tạo Vương loan giá đến xem, cho là vì hoàng gia có đức thịnh, tất có thánh nhân xuất thế, sẽ bảo vệ quốc gia, chắc chắn không phải điều tầm thường. Vua lập tức truyền dân sở tại lập chùa tự thờ cúng, khiến cho nhân dân, nước nhà có việc cầu đảo sẽ thành. Vua hành lễ rồi loan giá về triều. Từ đó nước cúng dân cầu, hương đèn không dứt.
Lại nói, Vua có một người họ hàng (là con gái của Hy Vương) tên là Minh Hoa công chúa, nhan sắc đẹp lạ, dáng dấp tuyệt thế, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, bản tính như hoa yêu kiều, không nhiễm tục trần, từ lúc sinh ra chỉ ăn chay, thích mùi vị của hương hoa. Chín tuổi ở triều đình tự nguyện xuất gia theo Phật. Hy Vương thấy con gái thành tâm mộ Phật, truyền xây chùa ở trong cung điện theo ý nguyện. Từ đó công chúa chay trường theo Phật, tinh thông Phật pháp.
Tới khi Tạo Vương lên ngôi, công chúa được tôn làm Thế tôn Bồ tát. Năm 71 tuổi công chúa nghe nói ở Trì La có cây linh mộc, trong có một người khổng lồ, xưa vua truyền cho lập chùa thờ cúng. Lòng thơm luyến cảnh, truyền giá du xuân, đến nơi thì mặt trời đã về tà. Công chúa ngửa lên xem cây thiêng, chợt hiện ra một con rắt không từ trên trời rơi xuống, quấn lấy công chúa Minh Hoa ba vòng. Công chúa sợ hãi nép xuống, bàng hoàng như mơ. Bỗng thấy mặt trăng mặt trời đều rơi xuống nhập vào mồm mà nuốt hết. Trong phút chốc con rắn không bay lên không biến mất. Công chúa chợt tỉnh lại, quay về vương phủ. Trăm ngày sau Công chúa do đó mà có mang. Chỗ dấu chân người khổng lồ trên cây thiêng cũng tự nhiên phình lớn, to như mặt trăng mặt trời, thường có mây bay năm màu, che phủ trên cây thiêng. Mọi người đều lấy làm lạ.
Công chúa Minh Hoa có mang được 7-8 tháng thì Tạo Vương truyền vào cung đình, nói:
– Chín tuổi theo Phật, tới nay đã đã hơn bảy mươi năm, đã làm Bồ tát, sao lại vui ham hoa nguyệt, để tiếng cười cho nhân gian.
Công chúa giải bày chuyện khi đến xem cây thiêng có con rắn không quấn thân thành thực tâu lên. Vua không tin, giáng đi đất Ô Lý (tức là đất Chiêm Thành).
Sau mấy tháng người dân Trì La thấy ở chỗ cây thiêng ban đêm nghe tiếng gió phần phật như tiếng sấm, trên cây thiêng sáng láng, giống như ánh lửa. Chỗ gỗ phình to lại càng thêm lớn. Người dân trại bẩm tâu sự việc. Vua cho là yêu quái, liền truyền lập đàn nhiều bậc ở giữa cung đình, cúng tế tắm gội trong ba ngày liền, triệu tập các tăng ni cùng trăm quan làm lễ cầu đảo.
Vua khấn:
– Quả nhân thấy cây quái này cùng với công chúa bảy mươi tuổi có mang, không biết họa phúc ra sao. Do đó tấu cáo lên Hoàng Thiên, bách thần, chư phật, khẩn nguyện tốt xấu cho ứng mộng, để lòng trần biết được huyền cơ.
Tối hôm đó lúc giữa canh hai, Vua lờ mờ chợp mắt, thấy mây lành năm màu, điện ngọc lưu ly, cung rồng rực rỡ, lầu phượng huy hoàng, Ngọc Hoàng ngự ở chính giữa, bách quan tề tựu đông đủ. Bỗng nghe Ngọc Hoàng truyền phán quan giữ sổ Thiên đình gọi Tạo Vương tới sân. Ngọc Hoàng mắng rằng:
– Bây giờ thời vận đã đến lúc gặp cực, dưới thế giới ba mươi ba cõi trời nhiều tai ương kỳ dị, tật bệnh đói khát, chết chóc đầy đường, âm dương hỗn tạp, giặc yêu quỷ đến thật nhiều. Thiên đình lo lắng cho dân chúng hạ giới nên giao mệnh cho Đế Thích Đề Hoàn Thiên Vương ứng thai vào cây thiêng bạch đàn. Lại mệnh cho Đông Quang chủ bộ, Tây Quang chủ bộ hai vị đầu thai vào công chúa Minh Hoa, giáng sinh nhân thế, cùng giúp Đế Thích Thiên Vương trừ giặc quỷ ở Nam Châu, cứu tật khổ cho nhân gian, mà duy trì kéo dài mạch mệnh của quốc gia. Quân vương như thế mà lại giáng biếm Công chúa. Nay do đã biết chí thành cầu đảo, phải ngay lập tức đón Công chúa về cung thì miễn cho tội này.
Vua tỉnh giấc, kinh sợ, hành lễ bái tạ, lập tức lệnh cho đình thần đón công chúa Minh Hoa về lại phủ điện. Vua thân ra đón tạ, kính lễ sự đó. Lại sai Thủy tào phán quan Diêm La bộ soái (Xét Diêm La bộ soái cũng là dòng dõi Hùng Vương, con cháu trăm trứng từ Long Vương. Cha là Hùng Độ làm Bố Chính bộ chủ. Mẹ là Vũ Thị Đoan, mơ thấy giao long mà có mang thần. Tới năm Quý Tỵ ngày mồng mười tháng Mười sinh ra Diêm La Công, lấy tên là Đà. Năm mười bốn tuổi ông đã văn võ kiêm toàn, anh hùng cái thế, dũng lược hơn người, đứng trước sóng cả như đứng trên đất bằng. Vua cho mời vào triều nhận chức, thi thố nhiều tài lạ, được cất nhắc làm Chưởng quản thuyền rồng Lạc Long tướng quân. Năm mười chín tuổi Vua sai làm tướng dẫn quân đánh giặc Diêm La ở ngoài Nam Hải. Ông phụng mệnh trị được chúa Diêm La, lại được triệu về triều làm Chưởng bình Diêm La nguyên soái, Thuỷ đạo đại tướng quân, lại nhận mệnh phó nhậm trấn cửa biển, làm Thuỷ đạo chủ bộ) đến trại Trì La nơi có cây thiêng, trông coi việc hương đèn, đợi xem điềm ứng ra sao.
Vừa được một năm thì nhân dân trong thiên hạ gặp nhiều tai ách, tật bệnh, yêu tà làm loạn, chiếm khắp nhân gian. Trời đất mù mịt, không phân ngày đêm. Dưới sông biển là giao long, trên rừng núi là hổ báo, quấy nhiễu làm hại nam nữ. Lại có quỷ Mũi đỏ, thần Ma sói, khởi binh làm loạn, thường ăn thịt người, uống máu người, vào lửa không cháy, vào nước không chìm. Có khi bay lên không nghênh chiến, có khi giáp công dưới nước. Quân lính tới ba mươi vạn, biến hiện thật vô cùng, cướp giữ Lưỡng Quảng Đông Tây, mười sáu châu đều là đất giặc quỷ. Triều đình ra đánh đều bị hại phần lớn, quan tướng không có phương sách.
Vua rất lo lắng, nhớ tới việc Hoàng Thiên báo mộng là ba năm sau nước sẽ có giặc quỷ, quả nhiên là nghiệm, mà Thiên vương giáng thế, giúp nước cứu dân, chưa thấy xuất hiện.
Vua lại cho lập một đàn tế, trai giới cầu đảo trời đất trong ba ngày. Năm Giáp Tí tiết xuân ngày mồng 9 tháng 1, cái bọc trên cây thiêng ở Trì La đã qua ba năm, bỗng nghe có tiếng sét đánh một tiếng thình, trời rung đất chuyển, mưa gió tối tăm, giữa ngày mà như đêm. Người dân Trì La kinh sợ, nằm rạp xuống mà xem, thấy mây tụ năm màu, bao trùm trên cây thiêng, hào quang sáng lòa, khí lành rực rỡ, sao trời cùng tụ, rồng phượng bay quanh, bầu trời vang tiếng véo von, nhã nhạc tấu hài hòa. Chốc lát một tiếng nổ vang rền, ánh lửa phóng ra bốn phía. Cây thiêng vỡ tan bay lên trời, chỗ bụng bào trên cây vỡ ra, xuất lộ 2 bọc. Nước chảy ra đều thành nước ngọt. Chỉ còn lại một khối dài ba bốn thước, cứng như sắt đá, khối nước có một bọc, mây năm màu phủ ở trên.
Diêm La vương kinh dị, phụng tâu về triều đình. Vua thân hành đến chỗ bọc thai, nghênh đón về cung điện, truyền lập lầu rồng ở trước sân, đặt bọc thai ngọc tím, thường có mây năm màu phủ ở trên. Vua cùng trăm quan trai giới hành lễ, cầu nguyện Thiên vương xuất thế, để giúp nước nhà, để hết tai biến.
Ngày mười lăm tháng Giêng bỗng thấy trời đất mùi mịt, trên lầu bọc thai phóng hào quang bốn hướng, khí lành rực rỡ. Bọc thai tự nổ một tiếng kinh động trời đất. Vua cùng trăm quan sợ phục trước lầu, ngưỡng xem thấy Đế Thích Thiên Vương ngự tại đầu rồng trước lầu, mây lành năm màu, đầu đội mũ bình thiên, thân khoác áo rồng, tay cầm kim bài.
Minh Hoa công chúa mang thai đã 3 năm, một tiếng nổ lớn, bỗng có hai người xuất ra từ trên đầu Công chúa, hình dáng cao lớn, tướng ngũ nhạc triều thiên, tam đình bằng phẳng, mặt đỏ như mặt trời, to lớn đường đường, áo bào năm sắc, khăn ngọc chói ngời, tay cầm long đao, đứng hai bên phải trái Đế Thích Thiên Vương. Công chúa hóa thân chỉ còn 2 búi tóc, một búi ở bên Đông Quang, một búi ở bên Tây Quang.
Chốc lát bóng mây tan đi. Trời đất lại sáng. Vua cùng trăm quan bái hạ. Bỗng nghe Đế Thích Thiên Vương truyền tả hữu hai ông rằng:
– Thiên đình lệnh cho ta giáng sinh ở Nam Châu, giúp vua nay trừ lũ quỷ, hãy nhanh chóng tuyển tướng điều binh theo ta dẹp giặc, không được trì hoãn.
Hai ông phụng mệnh lập tức triệu Diêm La bộ soái dẫn một ngàn thiên binh diệt giặc. Nhị công lại hô lớn một tiếng, hai búi tóc bỗng nhiên biến hóa. Búi thứ nhất biến thành Ngựa lửa, thân dài chín thước, ông Tả cưỡi. Một búi khác biến thành Lân ngọc, ông Hữu cưỡi.
Ba vị (Vua Trời và hai ông) tiến trên không trung. Diêm La hành quân theo đường thuỷ, tiến đến chỗ quân giặc. Hai ông huy đao vang lừng, tiếng thét lẫm liệt như sấm, hào quang phóng bốn phía. Thiên binh cùng vùng dậy tấn công. Ngựa lửa, Lân ngọc phun lửa. Quân thuỷ của Diêm La tiếp chiến. Mây mưa mờ mịt. Giặc quỷ kinh sợ, tan tác, tất cả biến thành tro bụi. Chỉ có quỷ Mũi đỏ không thể tự biến, chém được ngàn đầu, mang về kinh đô. Lũ hổ báo, giao long, yêu quái nhất loạt đều dẹp yên.
Ngày 10 tháng 6 Đế Thích cùng hai ông bay lên năm tầng mây mà hóa. Diêm La bộ soái trong hôm đó liền về triều tâu lại chuyện. Vua nghe vậy than thở mà rằng:
– Nhân dân đã được chuyển họa thành phúc, chuyển tai ương thành tốt đẹp, kính thánh đức mây lành ngày tốt, liệu trời đất khí hòa gió xuân, ơn dày Vua Trời cùng hai vị đại pháp lực xoay chuyển càn khôn.
Vua bèn truyền xây điện ở trong sân rồng, thờ phụng ba vị, đáp tạ ơn thần.
Ngày 29 tháng 6 Diêm La Công xuống thuyền rồng đi Phong Châu, đến sông Tam Kỳ thì sóng gió nổi lên. Diêm La Công thân biến thành rắn, dài hơn mười trượng, bò thẳng xuống Tam Kỳ mà hoá sinh bất diệt. Tướng sĩ liền về triều đình, phụng tâu lại sự việc. Vua liền lệnh cho đình thần tới Tam Kỳ hành lễ, lập đền thờ phụng. Lại truyền sửa sang tượng thần ba vị cùng tượng Diêm La công, đón vào bảo điện, ngày tháng phụng thờ, cầu đảo linh nghiệm.
Vua lệnh giá đến trại Trì La, trước lập hành cung, coi xem địa hình, rồng như hình con rắn lớn, thế sông uốn lượn như rồng bao quanh. Vua ngự ở chỗ cây thiêng, thấy một mảnh đất thực là rồng, khu dải bảy sao, sau đầu mũ ngọc, trái phải lớp lớp cùng quay đầu hướng về. Trái phải có giếng mắt rồng, cá bơi hướng chầu, sao vàng đứng vững, dải Ngân bao bọc, ngựa trời quỳ, hoa sen nở, giữa gian ba sao cùng mặt trăng mặt trời chợt dậy, thành một vùng đất quý trời tạo.
Vua truyền lập đền ở chính giữa đầu rồng, dựa Quý hướng Đinh, thế sông chầu bên trong, núi sao ứng theo bên ngoài. Lại truyền chọn lấy loại gỗ bạch đàn tím cẩn kính tạo tượng thần Đế Thích Thiên Vương để thờ. Tiếp truyền lập chùa ở chỗ đất hình rồng. Làm xong thì cho phép trại Trì La hai giáp Đông Tây ngày tháng lo hương đèn, miễn cho việc binh lương. Xuân (tháng 3 ngày 10), thu (tháng Chín ngày 12) làm lễ quốc tế. Ban cho 30 quan tiền, đặt 12 mẫu ruộng thờ, tuân theo mà thờ cúng. 6 trang trong trại (Yên Canh, Liễu Cầu, La Trừng, Trại Thung, Cổ Lễ, Lưu Xá) đều được miễn đóng binh lương, hàng ngày giúp thờ cúng ở đền Vua Trời tại Trì La.
Vua đề thơ rằng:
Trì La thắng địa rất oai linh
Xứ xứ chầu về kính đế đình
Vua Trời giáng sinh di tích đó
Vạn năm hương lửa quốc gia lừng.
Vua quay giá về cung, tặng phong Tam thiên thiên Giới nội Đế Thích Đề Hoàn Đại phu Ngọc bệ hạ, Nhật Quang Thiên tử Thánh vương, Nguyệt Quang Thiên tử Thánh vương là ba vị thiên thần thượng đẳng và Diêm La bộ soái Môn tiền Tôn thần.
Lại truyền rằng, Hùng Vương truyền mười tám đời tới Tình Vương không có con, nhường ngôi cho An Dương Vương. Tương truyền ở Ái Châu (tức Thanh Hóa nay), phủ Thuận Thiên, huyện Lôi Dương, xã Biện Sơn có ông Phạm Đạt đến quận Sơn Nam đóng quân, lấy bà Lục Nương họ Đinh của trại Trì La, nhờ cậy ba bốn năm. Vợ chồng ra sức làm việc thiện. Hơn bốn mươi tuổi chưa mơ thấy điềm gấu rắn. Một bữa ông nói với vợ rằng:
– Tiên tổ nhà ta đều xứng là gia đình thiện đức, tôn trọng ngũ luân, ban phát cho người nghèo khó. Tôi và bà đều làm việc nhân, tu đức, không dám vì mình hại người, chưa mảy may phạm tội ác nào, bồi đắp quả thiện lâu dài, mà chưa thấy được hương quế. Hay là do đạo nhân nghĩa còn thiếu sót nên ý trời còn chưa tỏ. Tôi nghe nói điện Vua Trời giúp dân giúp nước, cầu là được, vạn sự như ý. Tôi cùng bà thành tâm cầu tự, nhạn bay mong mỏi, sao cho thỏa nguyện bình sinh.
Theo ý đó hai người đến đền cầu tự. Đêm mộng thấy thần nhân báo rằng:
– Ta thích đánh cờ, ông có biết chơi cờ không?
Ông Phạm trả lời:
– Thần vốn không biết chơi cờ.
Thần nhân nói:
– Cờ là cốt yếu của họa phúc, là sự huyền vi của trời đất, người trần khó biết. Ông đã thành tâm cầu tự, ta xét gia đình ông có phúc lớn lắm, nên ưng cho ông quân Xe cờ đá về làm của quý trong gia đình.
Dứt lời đem trao cho. Ông Phạm vui mừng nhận kính cẩn nhận lấy và bái tạ. Khi tỉnh lại, yên lặng suy nghĩ, nhà ta phúc hậu, Hoàng Thiên sẽ ban cho con cái. Vợ chồng hành lễ bái tạ rồi về.
Sau mấy tháng bà Đinh có mang. Qua sáu bảy tháng thì ông Phạm nghe rằng người chú ruột của mình qua đời. Vợ chồng lại đến đền làm lễ, sau đó về Biện Sơn để giúp mai táng.
Năm Kỷ Mùi ngày 9 tháng 3, ánh sáng lành tỏa khắp xã Biện Sơn, phu nhân sinh hai con trai, mặt mũi khôi ngô sáng sủa, tư chất lẫm liệt, hàm én mày ngài, mắt phượng hình rồng, tay dài quá gối, chân có 7 túm lông, được đặt tên là Đá Công và Dũng Công.
Đến năm tám tuổi trí dũng siêu quần, theo học Ngô tiên sinh. Sau mấy năm tam lược lục thao của Bách gia chư tử đều thông thuộc (Hoàng Thạch trao cho Trương Lương binh thư có 3 phần Thượng, Hạ, Trung là Tam lược; Binh thư của Thái Công có Rồng, Hổ, Văn, Võ, Báo, Khuyển là Lục thao), văn võ toàn tài, bạn bè đều sợ phục.
Hai ông tuổi trẻ, cha mẹ mất sớm, có người họ tộc Võ có uy thế trong ấp thấy hai ông có kỳ tài nên nuôi dưỡng trợ giúp, định gả con gái cho, nhưng hai ông không theo. Họ Võ thấy hai ông cương dũng, cho đi bắt trộm cướp. Hai ông theo kẻ gian đến huyện Thiên Thi, quán ngoài Trì La thì trời đã tối, cổng làng đã đóng. Hai ông nhìn xa thấy bên ngoài có một cung quán (tức là hành cung nơi Tạo Vương từng ngự khi đến đây), bèn nghỉ ngơi ở đó.
Đêm đó dân các họ tộc ở Trì La đều nằm mơ thấy một vị quan lớn quần áo chỉnh tề, thân cưỡi ngựa hồng, tùy tùng đi theo mấy chục người, tiến thẳng vào trong ấp, triệu các chức sắc của ấp đến nói: Ta tuân lệnh của Đế Thích Thiên Vương, là Long thần của đất này. Hiện đang có hai vị quý nhân được Thiên đình cử đến đây, là phúc thần, đang ở hành cung bên ngoài. Dân ấp các người mau ra bái kiến, đón về, không được chậm trễ.
Người dân trong ấp tỉnh mộng, nghe bên hành cung ngoài phảng phất có tiếng người, như đang có rất nhiều binh mã. Mọi người đều kinh sợ, tụ tập nhau báo lại, kể đầy đủ giấc mộng, không hẹn mà cùng nhau mở cửa ra ngoài nơi quán, thấy hai vị đang ngủ say. Mọi người cùng đồng thanh hỏi:
– Hai vị ở đâu tới đây?
Hai ông dậy trả lời rằng:
– Chúng tôi vốn là con của gia đình họ Phạm, đến tìm hỏi người thân thuộc bên họ ngoại.
Người dân trong ấp biết đây là con của nữ họ Đinh, chưa chịu bái phục, đồng tâm tôn kính phụng dưỡng ngay, còn muốn xem đạo trời ra sao. Hai ông ở quán ngoài mấy tháng thì dân ấp gặp bệnh dịch. Dân làm lễ cầu trời đất, lại mộng thấy quan quân tới chỗ dân ở nói:
– Trời cao đã lệnh cho Long thần báo mộng ấp này đón quý nhân làm phúc thần mà lại dám nghi ngờ. Thiên đình mới phạt ấp các người không được yên đó.
Dân ấp tỉnh lại sợ hãi, vội đón hai ông, kể lại 2 giấc mộng, làm lễ bái mừng. Bốn năm năm sau, sự việc như thần báo, hai ông tuổi mười bảy, mình cao mười thước, anh hùng kiêu dũng, tay có thể nâng sắt đá ngàn tạ, đi xa trăm dặm nhẹ như hồng mao. Khi đó Thục Vương có giặc Đại Man, đông hàng chục vạn, chiếm giữ Tuyên Quang, Cao Bình, Hưng Hóa. Triều đình đánh không dẹp được. Vua truyền hịch tìm người tài. Hai ông tham gia ứng thí, văn võ tài năng vô địch. Vua liền cho người anh làm Bình Man Đô nguyên soái Đại tướng quân, người em làm Thiên Quan Nguyên soái Đại tướng quân, cấp cho năm mươi vạn tinh binh diệt giặc.
Hai ông tuân lệnh, chiêu mộ con cháu các gia đình hào kiệt làm bộ hạ thân cận, cộng được một ngàn ba trăm người (các họ tộc ở Trì La đã theo hai ông dẹp giặc là Như Nguyễn, Hào Nguyễn, Tá Đinh, Tào Đinh, Tấn Đinh, Sĩ Đinh, Giảo Phạm, Mai Phạm, Vị Hà, Thưởng Đỗ, Bân Đỗ, Đán Trần, Kế Đào, Quý Lê, Thưởng Đặng, Hoàn Đặng, Tố Giả, Đoan Tự, đều là những tì tướng, lính tốt). Ngay hôm đó chia thành các đạo quân, tiến vào đất giặc, đại chiến một trận. Quân Man thua to, chém được 3 tướng Man, hơn ngàn thủ cấp, thu hết cờ trống khí giới, đem về kinh đô. Vua nghe vậy rất vui mừng, truyền hai ông vào dự tiệc mừng. Hai ông xin phép được về yết bái hai bên nội ngoại. Vua đồng ý, ban cho vàng bạc, châu báu, nhung lụa, mỗi thứ mười thăng, cùng voi ngựa, binh sĩ theo về quê quán.
Hai ông về yết tạ ở từ đường, mở tiệc mừng, rồi lại về quê ngoại ở Trì La. Tháng 3 ngày 15 yết tạ ở từ đường bên ngoại, truyền cho tu sửa cung quán (tức là nơi đã tạm trú qua đêm trước đây) để làm chỗ bày tiệc. Đến hành cung mở tiệc mừng, tự đem năm ngàn quan tiền để sửa chữa đền chùa Vua Trời. Hai ông nói với dân Trì La rằng:
– Chúng tôi cùng các phụ lão bên quê ngoại là có tình, cũng là nghĩa thầy trò, thân lại thêm thân, trời cho như vậy. Chúng tôi có mười thoi vàng giao cho dân ấp làm tiền công để mua thêm ruộng vườn xung quanh làm như hành cung. Sau này chúng tôi mất, thì nơi nay bày yến tiệc sẽ là nơi thờ phụng.
Phụ lão đều đồng ý như vậy. Hai ông làm thơ rằng:
Thiên địa sinh ta vốn có tình
Danh lưu nhân thế tử như sinh
Trì La hương lửa ngàn xuân vẫn
Sinh đã vinh mà tử cũng vinh.
Lại có thơ rằng:
Giúp cho đất nước dựa vào dân
Vạn cổ cương thường có tấm thân
Đến xứ núi sông ta ở cảnh
Một vùng cá nước vạn năm xuân.
Hai ông đến bái tạ đền Vua Trời rồi về triều gặp Vua, xin cho nhận trại Trì La làm nơi thang mộc. Vua đồng ý. Phong cho người anh là Thái Bảo Quốc, đổi người em làm Thiên Cung Bảo Điện tướng quân.
Quán ngoại Trì La một thời nổi tiếng. Gian điện Vua Trời rực rỡ. Thần thường hiển linh cùng Trương Ba (người huyện Đường Hào, xã Liêu Hạ, vốn là thần tiên giáng thế) đánh cờ ở đất này, là nhờ hai ông đã thành tâm thờ cúng mà thần giáng phúc.
Hai ông làm quan qua hơn mười năm. Tới thời Triệu Úy Đà ở Sơn Nam đánh Thục Vương. Vua lệnh cho hai ông đánh dẹp, cùng với Đà giao chiến ba bốn năm. Quân Đà thua nhiều lần, chỉ còn chờ phân thắng bại. Đà giả xin hòa. Vua đồng ý. Hai ông cố can ngăn vì nuôi hổ để họa. Vua không nghe. Hai ông xin được về quê. Vua đồng ý. Hai ông từ biệt ra về, than rằng:
– Thế nước nguy rồi.
Bèn về đất Trì La. Ngày 25 tháng 12 đến đền Vua Trời, vào sau đền rồi hóa. Ngày đó mọi người nhìn xa thấy bên đền có sợi dây lửa dài mười trượng bay lên không biến mất. Người dân trại đem chôn cất. Mối đất bồi lên mộ, mọi người đều lấy làm lạ. Vua thương tiếc tướng hiền lương, truyền sửa sang hành cung để thờ, tặng phong mỹ tự cùng với đất nước:
Phong Hiển thánh Linh thông Đại vương.
Phong Đại quan Bảo điện Đại vương.
Lại kể rằng Uý Đà nghe hai ông đã mất, liền trực tiếp cầu hôn con gái Thục Vương lấy con trai mình là Trọng Thủy. Vua đồng ý. Trọng Thủy lấy trộm nỏ thần Linh Quy hủy đi. Vua đánh cùng Đà đại bại. Đà chiếm được Nam Bang, thâm oán hai ông, phá hủy đền thờ, thu lại sắc chỉ, ấp dân phải lưu tán.
Nhà Triệu truyền được bốn đời, tới Tập Vương thì thế nước suy nhược. Đông Hán Quang Vũ chiếm được đất Nam, sai thần là Tô Định làm thái thú Nam Châu. Định là kẻ tham lam, giết hại huyện lệnh Thi Sách, là chồng của Trưng nữ Vương (Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn là dòng dõi Hùng Vương, con của quan lệnh Phong Châu, chị em đều có kỳ tài). Trưng nữ khởi binh đánh Tô Định, báo thù chồng. Đại tướng Huệ Lực tích cực theo chiến trận để báo thù cho cha (Huệ Lực là con của huyện lệnh Đường Hào, cha bị Tô Định giết, mẹ lúc đó có mang chạy đến ở trong chùa La Trừng, sinh ra Huệ Lực theo Trưng nữ báo thù cho cha).
Huệ Lực đầu tiên đóng doanh trại ở trại Trì La, mật cầu ở đền Vua Trời để được âm phù giúp đánh quân hung tàn. Ban đêm mộng thấy hai Thiên tử tay cầm long đao nói:
– Chúng ta tuân lệnh Vua Trời giúp vua dẹp giặc.
Liền tiến binh, chém được Tô Định. Hơn năm mươi thành đều quy phục. Trưng Vương lên ngôi, mở tiệc mừng công.
Huệ Lực giúp dân Trì La tạo lại đền thờ Hai vị và đền Vua Trời. Một tối, Huệ Lực cùng dân Trì La đều mơ thấy thần nhân báo trời giáng cho cây gỗ dâu ở trước đền, nên dùng đó để làm tượng Nhật Quang, Nguyệt Quang Thiên tử. Khi đến đền xem thì đúng là thấy có cây gỗ dâu đặt ở cửa đền, đem vào trong đền. Lại thấy hai con rắn dài hơn một trượng, toàn thân vảy năm màu ở dưới tượng hai vị Thiên tử. Huệ Lực truyền lấy gỗ dâu tạc thành tượng hai vị Thánh vương. Mở tiệc mừng lớn, lệnh hợp nhất trang La Trừng và trại Trì La. Giáp Tây phù giá Nhật Quang Thiên tử, giáp Đông phù giá Nguyệt Quang Thiên tử.
Việc xong tâu về triều. Trưng Vương lại khen tặng ba vị thiên thần thượng đẳng: Tam thập tam thiên Đế Thích Đề Hoàn Thánh đế Bệ hạ, Nhật Quang Thiên tử Thánh Vương, Nguyệt Quang Thiên tử Thánh vương. Cùng với Đá Công, Dũng Công, Diêm La Công, đều phong làm bản thổ thành hoàng. Còn các tộc tì tướng làm thần bộ hạ thủ điện. Cho phép Trì La hương đèn thờ cúng. Trải Đông Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, gồm ba trăm bốn mươi chín năm, Nam Bang có bốn họ Đinh, Lê, Lý, Trần khai sáng hồng đồ, đế đức giúp nước giúp dân, đều rất linh nghiệm.
Trần Thái Tôn có con gái là Huyền Trân công chúa, được gả cho chúa Chiêm Thành để báo ơn cũ. Chúa Chiêm mất, bầy tôi muốn đem đốt Công chúa trên giàn lửa. Trần Thái Tôn nghe vậy lập tức cầu đền Đế, làm lễ cầu gió. Công chúa xuống thuyền rồng chạy ra ngoài biển. Gió lớn thổi buồm giúp lánh nạn thoát khỏi.
Sau này công chúa Thiều Ninh lại đến đền cầu tự, bỗng thấy hai búi tóc đặt hai bên trái phải của đền. Nhân dân tâu rõ việc ấy lên. Thái Tôn lệnh cho đình thần đến đền làm lễ, truyền để búi tóc vào hai cái hộp, chôn ở phía dưới hai vị Thánh chủ. Lại tưởng nhớ tới ngày trước công chúa Minh Hoa (người sinh ra hai vị Thiên tử), hai búi tóc là điềm lành. Bèn truy tặng mỹ tự cho ba vị thượng đẳng cùng các tôn thần bản thổ. Trải triều Trần 12 đời đến Lê Thái Tổ, Tiền Lê Hậu Lê, đều có giúp nước ích dân, đế vương các đời xưa đều truy tặng mỹ tự, hương lửa ngàn thu cái đức ấy.
Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn.
Lại ở huyện Thiên Thi, xã Liễu Cầu có hai
chị em vì loạn lạc vào đến nước Ai Lao. Họ mật cầu Vua Trời bảo hộ.
Bỗng nhiên thấy đi bộ như bay, về tới quê quán. Khi đến làm lễ tạ, việc
xong thì hình hài biến mất, chỉ còn hai búi tóc lưu lại (xem Lĩnh Nam trích quái).
Ngày 12 tháng 6 (14 xã đại hội làm lễ ca hát).
Ngày 12 tháng 6 (14 xã đại hội làm lễ ca hát).
Xin được hỏi: Thời Kinh Dương Vương đã có Phật pháp chưa ạ? Thắc mắc chân thành!
ReplyDeleteTrong bài đâu có nói Phật vào thời Kinh Dương Vương đâu. Đế Thích không phải là Phật, cũng không ở thời Kinh Dương Vương.
ReplyDelete