Ở thôn Cầu Váu, xã Vĩnh Khúc, Văn Giang, Hưng Yên có một ngôi đền cổ khá đặc biệt, nơi thờ Đế Thích, gọi là Thiên Đế Điện. Theo một bản thần tích chép lưu tại đền thì sự tích vị Thiên Đế này như sau:
Thời Đế Thích năm 11 có Tây phương Đại Càn Bà Vương tiến một người con gái cho Thượng Đế là Ngọc Chi phu nhân. Bà Vương khi về phương Tây tâu lên xin cho tìm gặp Đế Thích. Thượng Đế theo ý cho đặt ra một cái vạc dầu. Đế Thích đi đến vườn hoa thưởng ngoạn thì sẽ ném vào vạc dầu đó.
Bỗng có một người áo trắng (tức là Phật) bảo cho Đế biết là có mưu hại Đế và cho một chiếc quạt. Đế cầm quạt đi từ Bắc về Nam. Bà Vương thấy vạc dầu đã sôi thì chạy vào vườn hoa tìm Đế. Lúc đó người áo trắng hóa thành Đế. Bà Vương liền túm và ném vào vạc dầu, nhưng bỗng trong vạc hết sạch dầu. Bà Vương kinh sợ hỏi Thần hay Phật vậy. Rồi quay ra tìm Đế.
Đế dùng quạt quạt tức thì thành ba núi năm non. Bà Vương lè lưỡi nuốt chửng núi non tiêu sạch. Đế chạy đến nước Nam Việt, ở Cổ Lộng Lâm (nay là tỉnh Kinh Bắc, phủ Thuận Thành, huyện Văn Giang, Vĩnh Bảo xã, địa phận thôn Ốc Nhiêu) thấy tình thế bức bách liền chạy vào trốn trong đàn trâu cùng lũ trẻ chăn trâu. Bà Vương chạy quanh co qua đó thẳng về phía Nam. Đế đi ra rồi vào một quán. Người trong quán dâng cho Đế xôi rau. Lại thấy sau quán có 12 người con gái không có mắt ôm 8-9 đứa trẻ nhỏ. Đế hỏi vì sao lại ra như vậy. Họ đáp chúng tôi là tiên nương 36 động Bồng Thái đang lên chầu Trời thì bị Bà Vương móc mất mắt như thế này.
Đế bay về gặp Thượng Đế. Thượng Đế trao cho Đế lục thần ngũ trí để diệt Càn Bà Vương, đốt Cổ Lộng Lâm trừ hổ lang, chấm hóa lại mắt cho 12 tiên nàng, sau đó dẫn họ quay về Trời.
Đế thường đi tiêu du thế giới ba ngàn trời, linh thiêng hiển rõ. Dân Vĩnh Bảo lập sửa cung đền phụng sự, gặp khi trời hạn cầu phúc được ứng báo như ý vậy (xem Bảo Kính Đăng Tâm, tập thượng cũng có thuật việc này).
Tích thiêng Thiên Đế xưa có văn bia, tới nay mưa vùi gió dập, chuyện cũ khó truy. Tương truyền xã Vĩnh Bảo, xã Triền Quán có một ngôi nhà cỏ, có bà lão bán nước chè bỗng thấy một đại trượng phu từ trên không hạ xuống, dung mạo đường đường khác thường, đi vào quán. Bà lão lại thấy một thiếu phụ kiều diễm mặc áo trắng đi qua. Chưa kịp hỏi thì ngay lúc đó Bà Vương xông đến. Đế phất áo mở chiếc quạt thần quạt ra hóa thành ngọn lửa lớn đốt diệt Bà Vương cùng với 15 loại quỷ. Đồng thới tiếp đó Đế dùng cung thần bắn diệt hết lũ quỷ. Đế cưỡi trên một chiếc xe bò đi tới bờ Tây Nghĩa Trụ, nhân dân ở trong xã đều bái yết.
Đế nói ta là vua của 33 cõi trời, xuống cứu giúp nhân dân, diệt Bà Vương 15 loại quỷ hại dân. Dứt lời, bay lên không mà về. Bản xã lập đền miếu tại đó để thờ, cung phụng đồ tế lễ, gặp khi hạn hán thì nghênh thánh giá về Triều Quán để cầu đảo, thường xuyên được ứng mưa, nhân dân bốn biển cầu là ứng vậy.
Thiên Đế ở trên cõi trời 33 mỗi năm tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín dùng kính báu chiếu về Nam Hải các châu động xem nhân gian thiện ác. Những người thường xuyên tụng kinh, làm việc thiện tất được sự che chở của huyền giới (xem Bắc triều Đại Lịch).
Đế Thích
có tên là Đại Phạm Thiên vương Thiên chủ Đế Thích Đế Hoàn Nhân Thánh đế, thống
trị sáu cõi dục. Ngọc Hoàng là Hạo Chí tôn Huyền khung Cao Thượng Đế. Trong năm
tháng Giêng ngày mồng 9 là ngày lễ mừng của các Chư Thiên Thượng Đế (xem Đạo tàng diên quang tập).
Bàn Cổ năm thứ 48 Giáp Thân tháng Giêng ngày mồng 1 giờ Ngọ Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu sinh ra Đế Thích ở nước Thiện Tiên. Đến năm Giáp Ngọ tháng Giêng ngày mồng 9 thì lên trời làm Thiên Đế. Thời Đế Thích năm 11 có Tây phương Đại Càn Bà Vương tiến một người con gái cho Thượng Đế là Ngọc Chi phu nhân. Bà Vương khi về phương Tây tâu lên xin cho tìm gặp Đế Thích. Thượng Đế theo ý cho đặt ra một cái vạc dầu. Đế Thích đi đến vườn hoa thưởng ngoạn thì sẽ ném vào vạc dầu đó.
Bỗng có một người áo trắng (tức là Phật) bảo cho Đế biết là có mưu hại Đế và cho một chiếc quạt. Đế cầm quạt đi từ Bắc về Nam. Bà Vương thấy vạc dầu đã sôi thì chạy vào vườn hoa tìm Đế. Lúc đó người áo trắng hóa thành Đế. Bà Vương liền túm và ném vào vạc dầu, nhưng bỗng trong vạc hết sạch dầu. Bà Vương kinh sợ hỏi Thần hay Phật vậy. Rồi quay ra tìm Đế.
Đế dùng quạt quạt tức thì thành ba núi năm non. Bà Vương lè lưỡi nuốt chửng núi non tiêu sạch. Đế chạy đến nước Nam Việt, ở Cổ Lộng Lâm (nay là tỉnh Kinh Bắc, phủ Thuận Thành, huyện Văn Giang, Vĩnh Bảo xã, địa phận thôn Ốc Nhiêu) thấy tình thế bức bách liền chạy vào trốn trong đàn trâu cùng lũ trẻ chăn trâu. Bà Vương chạy quanh co qua đó thẳng về phía Nam. Đế đi ra rồi vào một quán. Người trong quán dâng cho Đế xôi rau. Lại thấy sau quán có 12 người con gái không có mắt ôm 8-9 đứa trẻ nhỏ. Đế hỏi vì sao lại ra như vậy. Họ đáp chúng tôi là tiên nương 36 động Bồng Thái đang lên chầu Trời thì bị Bà Vương móc mất mắt như thế này.
Đế bay về gặp Thượng Đế. Thượng Đế trao cho Đế lục thần ngũ trí để diệt Càn Bà Vương, đốt Cổ Lộng Lâm trừ hổ lang, chấm hóa lại mắt cho 12 tiên nàng, sau đó dẫn họ quay về Trời.
Đế thường đi tiêu du thế giới ba ngàn trời, linh thiêng hiển rõ. Dân Vĩnh Bảo lập sửa cung đền phụng sự, gặp khi trời hạn cầu phúc được ứng báo như ý vậy (xem Bảo Kính Đăng Tâm, tập thượng cũng có thuật việc này).
Tích thiêng Thiên Đế xưa có văn bia, tới nay mưa vùi gió dập, chuyện cũ khó truy. Tương truyền xã Vĩnh Bảo, xã Triền Quán có một ngôi nhà cỏ, có bà lão bán nước chè bỗng thấy một đại trượng phu từ trên không hạ xuống, dung mạo đường đường khác thường, đi vào quán. Bà lão lại thấy một thiếu phụ kiều diễm mặc áo trắng đi qua. Chưa kịp hỏi thì ngay lúc đó Bà Vương xông đến. Đế phất áo mở chiếc quạt thần quạt ra hóa thành ngọn lửa lớn đốt diệt Bà Vương cùng với 15 loại quỷ. Đồng thới tiếp đó Đế dùng cung thần bắn diệt hết lũ quỷ. Đế cưỡi trên một chiếc xe bò đi tới bờ Tây Nghĩa Trụ, nhân dân ở trong xã đều bái yết.
Đế nói ta là vua của 33 cõi trời, xuống cứu giúp nhân dân, diệt Bà Vương 15 loại quỷ hại dân. Dứt lời, bay lên không mà về. Bản xã lập đền miếu tại đó để thờ, cung phụng đồ tế lễ, gặp khi hạn hán thì nghênh thánh giá về Triều Quán để cầu đảo, thường xuyên được ứng mưa, nhân dân bốn biển cầu là ứng vậy.
Thiên Đế ở trên cõi trời 33 mỗi năm tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín dùng kính báu chiếu về Nam Hải các châu động xem nhân gian thiện ác. Những người thường xuyên tụng kinh, làm việc thiện tất được sự che chở của huyền giới (xem Bắc triều Đại Lịch).
Bản thần tích lưu ở đền Cầu Váu.
Tục thờ Đế Thích Thiên cho thấy rõ Hindu giáo đã xuất hiện ở miền Bắc Việt từ rất sớm. Thậm chí thần tích ghi từ thời… ông Bàn Cổ năm thứ 48. Vị thần ngự trị trên 33 tầng trời là thần Indra trong Ấn Độ giáo. Kinh đô của cõi trời này theo là Thiện Kiến thành, trong thần tích gọi là Thiện Tiên. Đây cũng chính là đỉnh núi Tu Di, ngọn núi thần thánh trong Phật giáo.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
恩霑法雨三千界
喜倍天僊十二娥
Ân triêm pháp vũ tam thiên giớiHỉ bội thiên tiên thập nhị nàng.
Dịch:
Ơn thấm mưa phép ba ngàn giớiMừng thêm tiên trời mười hai nàng.Cũng chính thần Indra (Đế Thích) là vị thần chống lại vua quỷ La Sát và các giống quỷ Dạ Xoa. Trong thần tích trên gọi là quỷ vương Càn Sát Bà và 15 loại quỷ.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
帝座至尊御三十三天統三千世界
天神妙化除十五鬼類救十二僊娥
Đế tọa chí tôn, ngự tam thập tam thiên, thống tam thiên thế giới
Thiên thần diệu hóa, trừ thập ngũ quỷ loại, cứu thập nhị tiên nga.
Dịch:
Đế ở ngôi cao, ngự trời ba mươi ba, trị ba ngàn thế giới
Thần trời phép nhiệm, diệt quỷ mười lăm loại, cứu mười hai nàng tiên.
Chi tiết khác rất đặc biệt, điển hình của Hindu giáo là việc Thiên Đế cưỡi bò. Vị thần cưỡi bò là vị thần hủy diệt Shiva với con bò thần Nandin. Thần Shiva trong tranh của Ân Độ có nơi thể hiện là dùng Cung và Lửa để hủy diệt. Còn Đế Thích ở Văn Giang cũng dùng Cung và Quạt ra lửa để diệt quỷ.
Ở Thiên Đế điện tại Cầu Váu trong khám thờ cấm cung là tượng một vị Thiên Đế đang cưỡi một con bò màu mận chính. Sự tích Thiên Đế cưỡi bò đi dọc sông cho thấy đây là hình ảnh của thần Shiva.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
恩霑法雨三千界
喜倍天僊十二娥
Ân triêm pháp vũ tam thiên giớiHỉ bội thiên tiên thập nhị nàng.
Dịch:
Ơn thấm mưa phép ba ngàn giớiMừng thêm tiên trời mười hai nàng.Cũng chính thần Indra (Đế Thích) là vị thần chống lại vua quỷ La Sát và các giống quỷ Dạ Xoa. Trong thần tích trên gọi là quỷ vương Càn Sát Bà và 15 loại quỷ.
Câu đối trong đền Cầu Váu:
帝座至尊御三十三天統三千世界
天神妙化除十五鬼類救十二僊娥
Đế tọa chí tôn, ngự tam thập tam thiên, thống tam thiên thế giới
Thiên thần diệu hóa, trừ thập ngũ quỷ loại, cứu thập nhị tiên nga.
Dịch:
Đế ở ngôi cao, ngự trời ba mươi ba, trị ba ngàn thế giới
Thần trời phép nhiệm, diệt quỷ mười lăm loại, cứu mười hai nàng tiên.
Chi tiết khác rất đặc biệt, điển hình của Hindu giáo là việc Thiên Đế cưỡi bò. Vị thần cưỡi bò là vị thần hủy diệt Shiva với con bò thần Nandin. Thần Shiva trong tranh của Ân Độ có nơi thể hiện là dùng Cung và Lửa để hủy diệt. Còn Đế Thích ở Văn Giang cũng dùng Cung và Quạt ra lửa để diệt quỷ.
Ở Thiên Đế điện tại Cầu Váu trong khám thờ cấm cung là tượng một vị Thiên Đế đang cưỡi một con bò màu mận chính. Sự tích Thiên Đế cưỡi bò đi dọc sông cho thấy đây là hình ảnh của thần Shiva.
Thiên Đế cưỡi Bò thần trong khám thờ đền Cầu Váu.
Câu đối trong đền Cầu Váu nói tới sự tích cưỡi bò:
光芒赤電疑弓影
靉靆黃雲想犢車
Quang mang xích điện nghi cung ảnh
Ái đãi hoàng vân tưởng độc xa.
Dịch:
Sáng lòa chớp đỏ ngờ cung bóng
Mù mịt mây vàng ngỡ xe trâu.
Hay câu khác:
弓掛何年秋電赤
犢歸甚𩂜暮雲黄
Cung quải hà niên thu điện xích
Độc quy thậm xứ mộ vân hoàng.
Dịch:
Cung khoác năm nào sầu chớp đỏ
Trâu về xứ ấy tối mây vàng.
光芒赤電疑弓影
靉靆黃雲想犢車
Quang mang xích điện nghi cung ảnh
Ái đãi hoàng vân tưởng độc xa.
Dịch:
Sáng lòa chớp đỏ ngờ cung bóng
Mù mịt mây vàng ngỡ xe trâu.
Hay câu khác:
弓掛何年秋電赤
犢歸甚𩂜暮雲黄
Cung quải hà niên thu điện xích
Độc quy thậm xứ mộ vân hoàng.
Dịch:
Cung khoác năm nào sầu chớp đỏ
Trâu về xứ ấy tối mây vàng.
Tượng chim thần ở nội điện đền Cầu Váu.
Điều đáng chú ý là con sông này mang tên Ngưu Giang, thường được gắn với truyền thuyết con Trâu vàng (Kim ngưu). Nhưng với ngôi đền Thiên Đế ở Cầu Váu và sự tích thần cưỡi bò thì Kim Ngưu hay Hoàng Ngưu phải là con Bò. Cái tên Kim ngưu như vậy bắt nguồn từ ảnh hưởng của tín ngưỡng Hindu giáo ở khu vực này.
Câu đối nói tới Kim Ngưu:
億年顯跡金牛上
萬古靈祠義冑西
Ức niên hiển tích Kim Ngưu Thượng
Vạn cổ linh từ Nghĩa Trụ Tây.
Dịch:
Nghìn năm rõ tích Kim Ngưu Thượng
Vạn thế đền thiêng Nghĩa Trụ Tây.
Chùa Đậu ở Thường Tín nơi thờ Pháp Điện và Sĩ Nhiếp cũng có câu đối nói tới con sông Bò (Ngưu giang) này:
龍派汪涵惠澤千秋傳聖跡
牛江環遶恩波萬世沐神休
Long phái uông hàm, huệ trạch thiên thu truyền thánh tích
Ngưu giang hoàn nhiễu, ân ba vạn thế mộc thần hưu.
Dịch:
Dòng rồng rộng sâu, đất nhân nghìn thu truyền tích thánh
Sông trâu bao bọc, sóng ân vạn thế thấm điềm thần.
Câu đối nói tới Kim Ngưu:
億年顯跡金牛上
萬古靈祠義冑西
Ức niên hiển tích Kim Ngưu Thượng
Vạn cổ linh từ Nghĩa Trụ Tây.
Dịch:
Nghìn năm rõ tích Kim Ngưu Thượng
Vạn thế đền thiêng Nghĩa Trụ Tây.
Chùa Đậu ở Thường Tín nơi thờ Pháp Điện và Sĩ Nhiếp cũng có câu đối nói tới con sông Bò (Ngưu giang) này:
龍派汪涵惠澤千秋傳聖跡
牛江環遶恩波萬世沐神休
Long phái uông hàm, huệ trạch thiên thu truyền thánh tích
Ngưu giang hoàn nhiễu, ân ba vạn thế mộc thần hưu.
Dịch:
Dòng rồng rộng sâu, đất nhân nghìn thu truyền tích thánh
Sông trâu bao bọc, sóng ân vạn thế thấm điềm thần.
Đôi câu đối ở chùa Đậu.
Một điểm nữa là Thiên Đế điện cũng là nơi để cầu đảo khi gặp hạn hán. Bởi vì thần Indra – Đế Thích là thần Giông tố, có phép làm mưa.
Câu đối nói tới việc cầu đảo, cầu mưa, cầu phúc ở đền Thiên Đế Cầu Váu:
仙升佛降今如見
國擣民祈古以來
Tiên thăng Phật giáng kim như kiến
Quốc đảo dân kỳ cổ dĩ lai.
Dịch:
Tiên lên Phật xuống nay như thấyNước cúng dân cầu xưa tới giờ.
Bản thân tên thôn Cầu Váu hay bằng chữ Nho là Cầu Bảo 求保, nghĩa là cầu sự bảo trợ của thần.
Câu đối khác ở Cầu Váu nói tới sự bình an ở đây nhờ có Thiên Đế:
曲奏霓裳天上月
人皆絃管陸中仙
Khúc tấu nghê thường Thiên thượng Nguyệt
Nhân giai huyền quản Lục trung Tiên.
Dịch:
Nghê thường tấu khúc Trăng trên Trời
Đàn hát cùng người Tiên tại đất.
Thiên Đế làm mưa còn gặp trong tục thờ Tứ pháp, với di tích chùa Đậu ở Thường Tín, nơi Sĩ Nhiếp đã cho dựng Kính Thiên Điện (nơi thờ Thiên Đế?). Tại chùa Đậu còn có chùa Vua (Thiên Đế) và hiện tìm thấy một bức tượng lạ hình một vị thần có 6 tay. Rất có thể đây chính là bức tượng Thiên Đế - thần Shiva của Hindu giáo.
Hình tượng con Bò thần cũng gặp trong sự tích của Tứ pháp và Sỹ Nhiếp, là 2 con “cừu” đá, 1 con ở chùa Dâu nơi thờ Pháp Vũ cùng Thạch Quang Phật, 1 ở lăng mộ Sỹ Nhiếp. Bản thân Thạch Quang Phật vốn là một tảng đá có hình Linga, mà Linga là biểu tượng của thần Shiva. Chùa Dâu không gì khác vốn là một điện thờ Thiên Đế, bên trong thờ Linga, ngoài thờ Tứ pháp là Tứ đại thiên vương của Hindu giáo, ngoài sân có chú bò thần Nadin ngồi chầu ở chân tháp Hòa Phong.
Câu đối nói tới việc cầu đảo, cầu mưa, cầu phúc ở đền Thiên Đế Cầu Váu:
仙升佛降今如見
國擣民祈古以來
Tiên thăng Phật giáng kim như kiến
Quốc đảo dân kỳ cổ dĩ lai.
Dịch:
Tiên lên Phật xuống nay như thấyNước cúng dân cầu xưa tới giờ.
Bản thân tên thôn Cầu Váu hay bằng chữ Nho là Cầu Bảo 求保, nghĩa là cầu sự bảo trợ của thần.
Câu đối khác ở Cầu Váu nói tới sự bình an ở đây nhờ có Thiên Đế:
曲奏霓裳天上月
人皆絃管陸中仙
Khúc tấu nghê thường Thiên thượng Nguyệt
Nhân giai huyền quản Lục trung Tiên.
Dịch:
Nghê thường tấu khúc Trăng trên Trời
Đàn hát cùng người Tiên tại đất.
Thiên Đế làm mưa còn gặp trong tục thờ Tứ pháp, với di tích chùa Đậu ở Thường Tín, nơi Sĩ Nhiếp đã cho dựng Kính Thiên Điện (nơi thờ Thiên Đế?). Tại chùa Đậu còn có chùa Vua (Thiên Đế) và hiện tìm thấy một bức tượng lạ hình một vị thần có 6 tay. Rất có thể đây chính là bức tượng Thiên Đế - thần Shiva của Hindu giáo.
Hình tượng con Bò thần cũng gặp trong sự tích của Tứ pháp và Sỹ Nhiếp, là 2 con “cừu” đá, 1 con ở chùa Dâu nơi thờ Pháp Vũ cùng Thạch Quang Phật, 1 ở lăng mộ Sỹ Nhiếp. Bản thân Thạch Quang Phật vốn là một tảng đá có hình Linga, mà Linga là biểu tượng của thần Shiva. Chùa Dâu không gì khác vốn là một điện thờ Thiên Đế, bên trong thờ Linga, ngoài thờ Tứ pháp là Tứ đại thiên vương của Hindu giáo, ngoài sân có chú bò thần Nadin ngồi chầu ở chân tháp Hòa Phong.
Con Bò ở lăng Sỹ Nhiếp tại Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trong thần tích thì Đế Thích được Thượng Đế ban cho lục thần ngũ trí nên là người rất thông tuệ. Truyền thuyết dân gian kể thành chuyện Đế Thích là một kỳ thủ tài giỏi, đã từng so tài cùng Trương Ba và hồi mạng cho họ Trương khi mất. Đền thờ Trương Ba và Đế Thích nay ở xã Liêu Hạ, Yên Mỹ, Hưng Yên. Câu chuyện Hồn Trương Ba này cũng mang đậm màu sắc của Hindu giáo.
Các câu đối ở đền Cầu Váu thường gắn liền chuyện Đế Thích diệt quỷ Càn Sát và đánh cờ cùng Trương Ba:
滅鬼一弓方顯聖
出人半局始知天
Diệt quỷ nhất cung phương hiển thánh
Xuất nhân bán cục thủy tri thiên.
Dịch:
Trừ quỷ một cung nơi hiển thánh
Giáng nhân nửa cuộc mới biết trời.
Hay như câu:
錫類人褱多范子
侯棋世界少張公
Tích loại nhân hoài đa Phạm tử
Hầu kì thế giới thiểu Trương Công.
Dịch:
Góp lành người mong nhiều Phạm tửTướng cờ thế giới hiếm Trương công.Khả năng cải tử hoàn sinh là một quyền năng rất lớn, chỉ có những bậc Thiên thần đặc biệt mới làm được. Ở đền Cầu Váu ngoài cửa nghi môn có 2 bức tượng lớn, được gọi là tượng Nam Tào Bắc Đẩu. Tức là những vị nắm sổ sinh tử của chúng sinh.
Các câu đối ở đền Cầu Váu thường gắn liền chuyện Đế Thích diệt quỷ Càn Sát và đánh cờ cùng Trương Ba:
滅鬼一弓方顯聖
出人半局始知天
Diệt quỷ nhất cung phương hiển thánh
Xuất nhân bán cục thủy tri thiên.
Dịch:
Trừ quỷ một cung nơi hiển thánh
Giáng nhân nửa cuộc mới biết trời.
Hay như câu:
錫類人褱多范子
侯棋世界少張公
Tích loại nhân hoài đa Phạm tử
Hầu kì thế giới thiểu Trương Công.
Dịch:
Góp lành người mong nhiều Phạm tửTướng cờ thế giới hiếm Trương công.Khả năng cải tử hoàn sinh là một quyền năng rất lớn, chỉ có những bậc Thiên thần đặc biệt mới làm được. Ở đền Cầu Váu ngoài cửa nghi môn có 2 bức tượng lớn, được gọi là tượng Nam Tào Bắc Đẩu. Tức là những vị nắm sổ sinh tử của chúng sinh.
Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu đền Cầu Váu.
Câu đối ở đền:
世無乾𩴳弓常静
人盡張公命可囬
Thế vô Càn Sát cung thường tĩnh
Nhân tận Trương Công mệnh khả hồi.
Dịch:
Đời không Càn Sát cung thường tĩnh
Người đến Trương Công mệnh còn hồi.
Như thế, Hindu giáo đã vào miền Bắc Việt từ rất sớm. Sau này những đền thờ Hindu bị chuyển thành “chùa”, tưởng rằng là thờ Phật. Bản thân các vị thần Hindu cũng được gọi là các chư Phật. Hindu giáo hay Bà La Môn, Ấn Độ giáo vốn là tôn giáo có trước Phật giáo. Về sau khi đức Thích Ca ra đời, một bộ phận lớn tín đồ Bà La Môn mới cải sang đạo Phật. Đạo Phật tới này còn dùng rất nhiều biểu tượng và thần điện của Bà La Môn.
Câu đối ở đền Cầu Váu liên quan đến nhận định này:
色空理悟曇而聖
生化機玄帝又天
Sắc không lý ngộ Đàm nhi Thánh
Sinh hóa cơ huyền Đế hựu Thiên.
Dịch:
Biết lẽ sắc không Phật mà Thánh
Diệu kỳ sinh hóa Đế cùng Trời.
Hay câu:
永清鬼類神哉佛
保惠黔黎聖即天
Vĩnh thanh quỷ loại Thần tai Phật
Bảo huệ kiềm lê Thánh tức Thiên.
Dịch:
Mãi không loại quỷ Thần như Phật
Giữ ái dân đen Thánh cũng Trời.
世無乾𩴳弓常静
人盡張公命可囬
Thế vô Càn Sát cung thường tĩnh
Nhân tận Trương Công mệnh khả hồi.
Dịch:
Đời không Càn Sát cung thường tĩnh
Người đến Trương Công mệnh còn hồi.
Như thế, Hindu giáo đã vào miền Bắc Việt từ rất sớm. Sau này những đền thờ Hindu bị chuyển thành “chùa”, tưởng rằng là thờ Phật. Bản thân các vị thần Hindu cũng được gọi là các chư Phật. Hindu giáo hay Bà La Môn, Ấn Độ giáo vốn là tôn giáo có trước Phật giáo. Về sau khi đức Thích Ca ra đời, một bộ phận lớn tín đồ Bà La Môn mới cải sang đạo Phật. Đạo Phật tới này còn dùng rất nhiều biểu tượng và thần điện của Bà La Môn.
Câu đối ở đền Cầu Váu liên quan đến nhận định này:
色空理悟曇而聖
生化機玄帝又天
Sắc không lý ngộ Đàm nhi Thánh
Sinh hóa cơ huyền Đế hựu Thiên.
Dịch:
Biết lẽ sắc không Phật mà Thánh
Diệu kỳ sinh hóa Đế cùng Trời.
Hay câu:
永清鬼類神哉佛
保惠黔黎聖即天
Vĩnh thanh quỷ loại Thần tai Phật
Bảo huệ kiềm lê Thánh tức Thiên.
Dịch:
Mãi không loại quỷ Thần như Phật
Giữ ái dân đen Thánh cũng Trời.
No comments:
Post a Comment