Monday, March 25, 2019

Lịch đại đế vương miếu (Trung Quốc Bắc Kinh)

Dịch từ trang https://baike.baidu.com/item/%E5%8E%86%E4%BB%A3%E5%B8%9D%E7%8E%8B%E5%BA%99/3263484
Vào tháng 1 năm 2019, di tích bảo vệ văn hóa trọng điểm quốc gia của Hoàng gia này sẽ tròn 15 năm từ khi ra mắt. Chương trình tu bổ Miếu Lịch đại Đế vương đã được phê duyệt, và hiện đang đóng cửa để sửa chữa. Dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng vào nửa đầu năm nay và mở cửa trở lại sau khi hoàn thành vào năm 2020.
Miếu Lịch đại Đế vương, thường gọi là Đế vương miếu, tọa lạc tại số 131 phố Nội Đại, cửa Phụ Thành, quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh. Được khởi dựng vào thời Minh Gia Tĩnh năm thứ mười (1531), ban đầu là nền chùa Bảo An, tới năm Minh Gia Tĩnh thứ 9 (1530) thì được cải tạo lại và trùng tu năm Thanh Ung Chính thứ 9 (1729).
Miếu Lịch đại Đế vương là nơi các vua hai triều Minh Thanh thờ tự các vị hoàng đế mở nghiệp và các vị khai quốc công thần của các triều đại trong quá khứ. Vua Càn Long đã điều chỉnh nhiều lần và cuối cùng xác định 188 vị đế vương được thờ tự tại đây. Càn Long thậm chí còn đưa ra quan điểm về “dòng giống Trung Hoa không bao giờ tuyệt”. Đây là một di tích kiến trúc tinh xảo của Trung Quốc, là nơi thu hút người Hoa trong và ngoài nước thờ cúng Viêm Hoàng tổ tiên, tôn vinh các nhà hiền triết, tăng cường niềm tự hào lịch sử và sự gắn kết dân tộc, một địa điểm ngưng tụ văn hóa quan trọng của Trung Quốc.
Giới thiệu
Miếu Lịch đại Đế vương ban đầu được xây dựng thời Minh Gia Tĩnh thứ 9 (1530), là nơi các vua hai triều đại Minh Thanh cúng tế tổ tiên, có địa vị tương đương với Thái miếu và Khổng miếu, cùng gọi là 3 ngôi miếu lớn của hoàng gia Minh Thanh tại Bắc Kinh.
Người Trung Quốc từ cổ tới nay có tập quán cúng tế tổ tiên, Tam Hoàng được xem là tổ tiên đầu tiên của người Trung Quốc, nên các đế vương các đời đều ngưỡng mộ. Các vị hoàng đế ban đầu là những tấm gương cho các thế hệ tiếp theo học hỏi và noi dõi, vì vậy việc cúng tế  các vị vua này được chú trọng.
Ban đầu, hoàng đế sáng lập nhà Minh là Chu Nguyên Chương đã xác định cúng tế 16 vị đế vương. Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh định đô ở Bắc Kinh sau đó xác định 25 vị vua được thờ cúng. Các thời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đã đặc biệt coi trọng Miếu Lịch đại Đế vương. Khang Hi từng ban một sắc lệnh: ngoài những người vô đạo bị xử chết và các vị phản quốc, tất cả các hoàng đế đã từng lên ngôi đều được lập bài vị trong đền.
Càn Long sau khi điều chỉnh, cuối cùng xác định 188 vị đế vương để thờ tự, từ Minh Gia Tĩnh năm thứ 9 đến cuối thời nhà Thanh có 380 năm, tại Miếu Lịch đại Đế vượng tổng cộng đã cử hành hơn 662 lễ cúng tế lớn.
Miếu Lịch đại Đế vướng chiếm 21.500 m2, hiện là nơi ngôi đền duy nhất ở Trung Quốc thờ Tam Hoàng Ngũ Đế Trung Hoa, các bậc đế vương các đời cùng với các văn thần võ tướng của hoàng gia các nhà Minh Thanh. Đó là bằng chứng lịch sử cho tiến trình phát triển quốc gia nhiều dân tộc thống nhất kế thừa liên tục không ngừng của Trung Quốc.
Thời Dân quốc sau đó việc thờ cúng bị dừng lại, chuyển cho ngành giáo dục sử dụng. Thời thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển cho Trường trung học nữ đệ tam của thành phố Bắc Kinh sử dụng, sau đó đổi tên thành Trường trung học 159 Bắc Kinh.
Năm 1979 được công nhận là di tích bảo tồn văn vật của thành phố Bắc Kinh. Năm 1996 Quốc vụ viện công bố là di tích bảo tồn văn vật trọng điểm quốc gia.
Bài trí
Điện Sùng thánh Cảnh đức được đặt ở vị trí trung tâm, toàn điện là kiến trúc mái chính và 2 chái bên, cùng với Thái Hòa điện của Cố Cung nằm cùng một cấp, trung bình cao 21m, mặt chính có 9 gian, vào sâu 5 gian, theo tiêu chí lễ chế đế vương “cửu ngũ chi tôn”.
Bên dưới là một loại gạch lát sàn được làm đặc biệt cho hoàng gia, còn được gọi là "gạch vàng". Các viên gạch vàng mang lại cho mọi người cảm giác mịn màng và ngọc bích, và chúng không bị trơn khi bước lên. Các hạt rất mịn và dày đặc. Các "gạch vàng" được sử dụng để cải tạo đã được làm trong các “lò ngự” ở Tô Châu ngày nay. Các vật liệu, nung và chế biến có quy trình nghiêm ngặt. Trước khi đặt, chúng được xử lý bằng cách ngâm dầu và mài bề mặt.
Trong sảnh chính, có bảy cung khám phụng thờ bài vị của 188 hoàng đế các đời Trung Quốc. Trong khám thờ ở vị trí chính trung là bài vị Phục Hy, Hoàng Đế, Viêm Đế, hai bên phải trái chia ra có 6 khám, dùng thờ Ngũ Đế và Hạ, Thương, hai nhà Chu, Cường Hán, Thịnh Đường, Ngũ đại thập quốc, Kim, Tống, Nguyên, Minh các đời, tất cả là 185 bài vị đế vương.Điện Cảnh đức Sùng thánh Đông Tây hai bên có các điện thờ, dùng để thờ cúng Bá Di, Khương Thượng, Tiêu Hà, Gia Cát Lượng, Phòng Huyền Linh, Phạm Trọng Yêm, Nhạc Phi, Văn Thiên Tường, tất cả 70 bài vị của các vị đại hiền tướng, danh tướng. Ở giữa, Quan Vũ một mình lập một miếu, thành ra miếu trong miếu khá đặc biệt.
Điện Cảnh đức Sùng thánh trong Miếu Lịch đại Đế vương, cửa Cảnh Đức, hai điện phối thờ Đông và Tây chủ yếu còn giữ được  các đồ thời nhà Minh để lại, trong khi các bức tranh tường và gạch tráng men chủ yếu là vào thời Càn Long của triều đại nhà Thanh.
Mặc dù Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, Khổng Miếu và các tòa nhà khác đều được xây dựng từ thời nhà Minh, nhưng không có nhiều hiện vật của nhà Minh được bảo tồn. Do đó Miếu Lịch đại Đế vương nơi còn giữ lại được một số lượng lớn các cấu kiện thời Minh là rất hiếm.
Lịch sử xây dựng
Triều Minh dời đô về Bắc Kinh, việc tế tự các đế vương thời trước được tiến hành hoặc ở Nam Kinh hoặc ở vùng ngoại ô Bắc Kinh tại điện văn hóa Cố Cung. Hoàng đế Gia Tĩnh vào năm thứ 9 (1530) đã khởi dựng Miếu Lịch đại Đế vương ở Bắc Kinh, thờ cúng các nhân vật được thu tập trước đây từ Nam Kinh, chỉ dùng bài vị, không làm tượng. Năm Gia Tĩnh thứ 14 (1545) loại bỏ Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt và Mục Hô Lý cùng 5 bài vị đại thần nhà Nguyên.
Sau đó, ngôi đền cũ ở Nam Kinh đã bị bỏ hoang. Miếu Lịch đại Đế vương Bắc Kinh trở thành nơi duy nhất trong cả nước thờ phụng đế vương các đời. Trong lịch sử lâu dài của lịch sử Trung Quốc, một loạt các nhân vật từ Tam Hoàng Ngũ Đế cho đến các đế vương các đời đã được hình thành. Việc tế tự các vị này của hậu thế là một bộ phần của lễ chế quốc gia từ xưa.
Ngay từ thời kỳ Tiên Tần, Sách “Lễ Ký, Tế pháp”, đã nêu rằng việc "làm pháp cho dân", "hy sinh vì việc công", "vất vả gây dựng đất nước", "chế ngự thiên tai", "giảm thiểu hoạn lớn" đều được linh ứng mà tế tự, từ Phục Hy, Viêm Đế, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Chu Văn Vương, Vũ Vương đều là những nhân vật tiêu biểu quan trọng cho thờ cúng.
Các triều đại Tần và Hán đối với việc thờ cúng Tam Hoàng Ngũ Đế cùng các đế vương các đời trước được duy trì liên tục và có sự phát triển thay đổi: từ lăng mộ đến đền thờ, từ cúng tế từng nhân vật đến các nghi lễ tập thể. Từ thờ cúng các đế vương mở nước đến thờ các đế vương giữ nghiệp, từ thờ cúng các đế vương người Hoa Hạ - Hán đến thờ cúng các đế vương của các dân tộc khác, từ chủ yếu thờ các đế vương tới thờ các hiền thần có công vun đắp trong quá trình phát triển.
Triển lãm lịch sử phát triển Miếu
Triển lãm lịch sử phát triển Miếu Lịch đại Đế vương tại điện phía Đông, chủ yếu giới thiệu Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Minh Gia Tĩnh Chu Hậu Thông, Thanh Thuận Trị Đế Phúc Lâm, Thanh Khang Hy Đế Huyền Diệp, Thanh Ung Chính Đế Dận Chân, Thanh Càn Long Đế Hoằng Lịch là 6 vị hoàng đế nhà Minh và Thanh đã sáng lập, bổ sung và phát triển việc thờ cúng Miếu Lịch đại Đế vương. Việc làm của họ tạo thành dòng phát triển chính của hệ thống nghi lễ thờ cúng tại Miếu Lịch đại Đế vương.
Tế tựỞ điện chính của ngôi đền thờ tự các nhân vật chính, 38 vị chính được đặt tại đây. Trong phần trưng bày giới thiệu cả các hoàng đế sáng lập và các hoàng đế giữ nghiệp, cả các nhân vật đế vương người Hoa Hạ - Hán và cả các nhân vật người dân tộc khác, phản ánh đặc điểm lịch sử của quốc gia đa sắc tộc thống nhất tiếp nối ở Trung Quốc. Thêm vào đó cũng giới thiệu với công chúng nhiều văn thần võ tướng lớn, bao gồm nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng, nhờ đó làm phong phú nội dung của triển lãm.
Khu đơn nguyên thứ nhất: Chủ yếu để thờ các nhân vật đế vương thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Khu đơn nguyên thứ hai: Thờ các nhân vật thời Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Dương Kiên.
Triển lãm
Họ tên là biểu tượng hình ảnh cá nhân, nó gắn với bạn theo mỗi người từ lúc sinh ra. Tuy nhiên, bạn có thể không biết hết ý nghĩa của nó. Chẳng hạn, họ của bạn bắt nguồn từ đâu, sống ban đầu ở đâu, có bao nhiêu năm lịch sử, có bao nhiêu vị tiên hiền, đặc biệt tổ tiên của bạn là ai? Có liên quan đến Tam Hoàng Ngũ Đế không? Đối với hầu hết mọi người, đó là một bí ẩn rất thú vị cần được trả lời.
Triển lãm chuyên đề "Tam Hoàng Ngũ Đế và họ trăm nhà" có tuyến trưng bày chủ yếu gồm 8 vị hoàng đế cổ xưa Phục Hy, Viêm Đế, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu Đế, Thuấn Đế, mà từ đó phát triển ra cho tới nay thành trăm họ khác nhau. Trước tiên, giới thiệu các vị thủy tổ của mỗi họ (bao gồm viễn tổ và tiên tổ), biển hiệu đề họ, sảnh đường nối liền, các quận có thờ họ, các họ khác có liên hệ huyết thống, dòng gốc đã phát di ra các nơi, các bậc tiên hiền xưa cùng các thắng tích quan trọng.
Tại trung tâm thờ Tam Hoàng Ngũ Đế của Miếu Lịch đại Đế vương tổ chức triển lãm chuyên đề “Tam Hoàng Ngũ Đế và họ trăm nhà”, giúp bạn tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên, thông qua những tri thức liên quan về văn hóa dòng họ, làm sâu sắc hơn việc lý giải thủy tổ cộng đồng dân tộc Trung Hoa – Tam Hoàng Ngũ Đế.
Hy vọng rằng khi bạn bước vào phòng triển lãm “Tam Hoàng Ngũ Đế và họ trăm nhà”, bạn thực sự có thể cảm thấy: Trăm họ một nhà, bắt nguồn từ Hoa Hạ!
Kèm theo danh sách họ trăm nhà trong triển lãm:
Theo hệ từ Viêm Đế : Khương, Lữ, Khâu (Khâu), Sài, Đinh, Cao, Hứa, Lô, Tạ, Thôi, Thân, Lôi, Dịch, Liên, Hướng, Tập, Cung, Kỉ, Phương, Chương, Nhạc, Tiêu, Tề, Hạ, Nhiêu.
Theo hệ từ Hoàng Đế: Nhâm, Trương, Vương, Chu, Ngô, Trịnh, Dương, Quách, Cổ, Tương, Thái, Mao, Tiết, Hàn, Hà, Vu, Thiệu, Ngụy, Khang, Phùng, Cát, Uông, Dư, Cáo.
Theo hệ từ Thiếu Hạo: Kim, Tần, Triệu, Mã, Lương, Từ, Hoàng, Giang, Lí.
Theo hệ từ Chuyên Húc: Chúc, Tào, Chu, Đổng, Lục, Phan, Ôn, Tô, Cố, Nghiêm, Phí, Sở, Hạ, Tằng, Bạch, La, Long, Trang, Hùng, Diệp, Bành, Tiễn, Trầm.
Theo hệ từ Đế Khốc: Thang, Tống, Tiêu, Khổng, Đái, Lâm, Vũ, Đặng, Phó.
Theo hệ từ Nghiêu Đế: Y, Kì, Đào, Đường, Lưu, Đỗ, Phạm, Phòng, Hồng.
Theo hệ từ Thuấn Đế: Diêu, Ngu, Trần, Hồ, Điền, Viên, Trâu, Chân, Tôn.
Kiến trúc
Bước vào cửa Cảnh Đức về phía Bắc là khoảng sân lớn nhất của Miếu Lịch đại Đế vương. Ở giữa sân là điện Cảnh Đức Sùng Thánh, là kiến trúc chủ thể của Miếu Lịch đại Đế vương. Theo bản vẽ "Đại Thanh hội điển đồ", điện Cảnh Đức Sùng Thánh, rộng 9 gian, mái phủ, góc mái uốn cong, rường cột năm sắc, nền lát đá. Ở phía Nam, có ba cấp bệ, ở giữa có 3 cấp, ở mỗi bên trái và phải đều có một cấp. Phía Đông và Tây có 1 bệ, ở giữa đều có 2 cấp. Điện Cảnh Đức và Ngự Bi đình ban đầu được làm bằng men xanh. Vào năm Càn Long thứ 29 chúng được đổi thành men vàng.
Tên điện Cảnh Đức Sùng Thánh có ý là “cảnh ngưỡng đức chính, sùng thượng thánh hiền” (ngưỡng mộ chính đức, tôn tùng thánh hiền). Kiến trúc này cho dù ở các hình chế, mái, cột, dầm, phù điêu, họa sắc cùng các hạng mục bên trên là phong cách của kiến trúc hoàng gia, theo quy định tối cao. Chỉ có cung điện, lăng mộ và các tòa nhà hoàng gia mới có thể sử dụng hình thức này.
Điện Cảnh Đức Sùng Thánh rộng chín gian, sâu năm gian, tượng trưng nghĩa “Cửu ngũ chí tôn” của Thiên tử. Mỗi không gian được bao quanh bởi bốn cột theo cả hai chiều rộng và sâu được gọi là một gian. Không phụ thuộc vào kích thước, gian là đơn vị thấp nhất trên mặt bằng của điện, tùy theo vật đặt trong gian to hay nhỏ mà gian được thiết kế to nhỏ và ít nhiều tương ứng. Xét các di chỉ thời nhà Thương và các đồ tế tự nhà Hán thì số gian trong các kiến trúc sớm của Trung Quốc chủ yếu là số chẵn, và ở giữa gian phải là một trụ cột. Mọi người chỉ có thể vào và ra từ một phía. Vì vậy, nó dần dần thay đổi thành số lẻ. 9 gian là đẳng cấp cao nhất.
Tòa điện này làm theo kiểu mái trùm, góc cong, và gạch của nó là gạch tráng men vàng. Các trụ cột của nó được tạo thành từ 60 loại gỗ tốt, và các bức tranh của nó là rồng vàng trên ấn. Trong điện treo tấm biển do Hoàng đế Càn Long ngự đề. Bên trên biển có 4 chữ “Báo công quan đức”. Trong điện chia làm 7 khám thờ, và tổng cộng phụng sự 188 bài vị của các đế vương trong quá khứ. Bài vị nền đỏ chữ vàng. Sảnh chính được xây dựng trên một bục cao, và có một cái đài trước đền. Có lan can đá ở các hướng Đông, Tây và Nam. Có ba bệ ở phía Nam của đài, ở giữa là đường đi cho vua.
Kiến trúc tổng thể của điện Cảnh Đức Sùng Thánh trang nghiêm và trang trọng, với giá trị thẩm mỹ cao.
Đặc điểm kiến trúc
Miếu Lịch đại Đế vương Bắc Kinh là một di tích bảo tồn văn hóa trọng điểm quốc gia. Đây là một di sản kiến trúc lịch sử cấp hoàng gia. Miếu Đê vương là một quần thể kiến trúc, theo bố cục được thiết kế trên xà, giữa có tuyến trục. Ở trục giữa trên là nơi có kiến trúc đẹp cao cấp. Từ phía Nam đến phía Bắc, có một bức tường tranh lớn, sau đó là cổng miếu, và sau đó là cửa Cảnh Đức. Sau đó là tòa nhà chính điện Cảnh Đức Sùng Thánh, sau điện có kho đựng đồ tế khí. Ở chính điện hai bên phải trái có 4 đình Ngự Bi cùng các điện phối thờ Đông và Tây.
Trục trung tâm từ cửa Miếu, cửa Cảnh Đức, điện Cảnh Đức Sùng Thánh, kho tế khó chiếm từ Bắc hướng Nam. Kiến trúc thực tế hàng ngàn năm của Trung Quốc cho rằng ở Bắc hướng Nam là hướng quay lý tưởng nhất. Thiên văn học cổ đại dựa vào các chòm sao chia thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, đại diện cho các hướng Đông Tây Nam Bắc. Vì người xưa thường quay mặt về phía nam để quan sát, do đó bản đồ các thiên tượng được trình bày trên Nam dưới Bắc, và những vị vua cai trị các thời đại đã quay mặt phương Nam để trị thiên hạ.
“Kinh Dịch” nói: Thánh nhân quay mặt phương Nam để lắng nghe thiên hạ, hướng về chỗ sáng mà trị vì. Ở các kiến trúc cổ của Trung Quốc trong bố cục thì chính điện thường nằm ở vị trí trung tâm. Miếu Lịch đại Đế vương có bố cục tại trung tâm là điện Sùng Thánh. Tòa nhà này vượt lên cao cách biệt với mái đầm góc bay, dùng gạch tráng men màu vàng. Chiều rộng của đại điện rộng khoảng 51m, và chiều sâu của năm gian là khoảng 27m. Nó là lễ chễ "Cửu ngũ chí tôn”. Ngôi đền cao 21m và có 60 cây cột trụ gỗ Chò. Nóc điện là các cột lớn với các dầm xà khổng lồ chống đỡ mái đền. Đại điện bên trong vẽ hoa văn xoắn, các mảng bám bên ngoài được vẽ rồng vàng cuốn ấn, đặc biệt tráng lệ.
Thần vị của Tam Hoàng Ngũ Đế cùng với các đế vương các thời được phụng thờ trong điện Cảnh Đức Sùng Thánh. Lớp chính điện này có quy cách tương đồng như của Tử Cấm Thành. Sảnh chính nằm trên một bục đài cao. Phía trước điện có một cái bục rộng, lan can đá và đường đi của vua hạm khắc hoa văn mây núi. Thần vị của các công thần danh tướng các đời được sắp xếp “văn Đông võ Tây”, được thờ ở trong các điện phối thờ bên Đông và Tây. Các điện phối thờ Đông và Tây được kiến trúc bằng các ngói men đen, mái đầm, nóc hướng cao. Hai bên điện chính có 4 ngự bi đình, có kiến trúc đẹp, lợp ngói men vàng, mái đầm, nóc hướng cao. Bên trong đình để bia chạm khắc các hình sông núi biển hồ. Các bia ngự của Ung Chính và Càn Long to cao hùng vĩ, chạm trổ tinh vi.  Trán bia được chạm khắc hình tròn chim đại bàng và rồng, từ cao nhìn xuống, oai nghiêm khác thường, so với các loại bia ngự khác trên cả nước là loại tốt nhất. Những con rùa dưới tượng đài cũng vô cùng to lớn, cổ kính và mạnh mẽ.
Ở phía Đông Nam Miếu có một số tòa nhà như nhà bếp, kho, chỗ giết mổ, giếng, và một tháp chuông. Cổng đền rất long trọng, với hai bia Hạ Mã trước cửa và một bức tranh tường đỏ khổng lồ. Trên bia Hạ Mã có dòng chữ "Quan chức, nhân dân đều xuống ngựa ở đây" khắc bằng tiếng Hán, tiếng Mông Cổ, tiếng Mãn, cho thấy sự uy nghi và tôn quý của Miếu Lịch đại Đế vương.
Hiện trạng của Miếu Lịch đại Đế vương là diện mạo của thời kỳ huy hoàng nhất của Thanh Càn Long, có bố cục rất nghiêm ngặt và tráng lệ, khí thế to lớn. Vì nó chủ yếu giữ lại cấu trúc ban đầu khi nhà Minh xây dựng, giá trị kiến ​​trúc và giá trị văn hóa là vô cùng lớn. Đây là ngôi đền hoàng gia duy nhất hiện còn ở Trung Quốc.
Trang trí nghệ thuật
Các trang trí ở Miếu Lịch đại Đế vương đã được các chuyên gia khảo sát và chia làm 3 giai đoạn:
  1. Trang trí thời Minh Gia Tĩnh khi mới xây dựng, tức năm 1530.
  2. Trang trí thời Thanh Ung Chính khi đại tu, tức năm 1729.
  3. Trang trí thời Càn Long khi sửa chữa, tức năm 1764.
Những trang trí có giá trị nhất trong Miếu Lịch đại Đế vương là những bức làm khi khởi lập, những bức này vẫn còn được bảo tồn trong Miếu tới nay, nhưng tiếc là người thường không dễ nhìn thấy. Trên trần của điện Cảnh Đức Sùng Thánh có mảng tranh trên trần, có ba gian tranh vẽ, trang trí hết sức kỹ thuật, là những bức tranh rất có giá trị của nhà Minh. Ở cửa Cảnh Đức bên sườn cao cũng có một bức tranh màu về thời kỳ Ming Gia Tĩnh khởi tạo, cũng ở trên trần nhà. Trang trí của nó khác với chính điện, và thợ có tay nghề kém tinh tế hơn trong đại điện.
Ngoài ra, tường phía Đông là nhà bếp nhà kho, cũng còn lưu được một số dấu tích trang trí từ thời khởi lập. Ở khu giết mổ có ở mặt Nam và Tây mỗi phía còn một mảnh trang trí. Các thế hệ sau này đã thực hiện các bức tranh thời nhà Thanh trên lớp phủ cũ, vì vậy họ để lại một số dấu vết.
Ngoài bức tranh trần ba gian điện Cảnh Đức Sùng Thánh còn có mẩu bức tranh bằng tấm gỗ trắng. Điều này cho thấy đó là tác phẩm gốc của thời Minh Gia Tĩnh. Sau đó, các đường gờ không được sửa chữa nhiều lần. Tại sao nhà Thanh khi đại tu sửa di tích đã không động tới bức tranh của Minh Gia Tĩnh? Chuyên gia về xây dựng cổ đại đã phân tích rằng có thể nhà Thanh muốn để lại một thông điệp cho các thế hệ tương lai.
Những bức trang trí quy mô lớn do nhà Thanh làm cũng là một lý do giải thích việc này. Nếu người sở hữu phải xây dựng lại cung điện cũ, họ không có nhiều nguồn tài lực. Do đó chỉ làm lại những trang trí ở bên dưới là đủ. Các bức tranh thời Minh được làm ban đầu trên trần nhà, và người thường không nhìn thấy chúng, vì vậy chúng sẽ không được thay thế. Có lẽ do đó đã vô tình được bảo tồn. Cũng có thể là nếu dỡ bỏ các bức phía trên thì sẽ động chạm đến các vật bên dưới, không thuận tiện để di dỡ.
Lễ hội tế tự
Miếu Lịch đại Đế vương ban đầu được xây dựng năm Minh Gia Tĩnh thứ 9 (1531), tiếp tục được sử dụng vào thời nhà Thanh, cho tới nay đã có 470 năm lịch sử. Miếu Lịch đại Đế vương là trung tâm thờ tổ tiên Phục Hy, Viêm Hoàng, là nơi duy nhất trong cả nước tập trung điện thờ Tam Hoàng Ngũ Đế, đế vương các đời và các công thần danh tướng cùng với các vị tiên hiền Trung Hoa ở trong một miếu điện thờ thần thánh. Hiện đây là di tích bảo vệ văn vật trọng điểm quốc gia, có giá trị lịch sử cao. Nó được mở cửa cho công chúng vào năm 2004 sau khi chính phủ đầu tư mạnh vào việc sửa chữa toàn diện vào năm 2000.
Việc khai trương Miếu Lịch đại Đế vương Bắc Kinh đã mang lại một sản phẩm du lịch mới trong thị trường du lịch tại đây. Do bối cảnh văn hóa và lịch sử đặc biệt, Miếu Lịch đại Đế vương đã trở thành điểm thu hút mới của các công ty lữ hành lớn trong nước. Năm 2004, Miếu Lịch đại Đế vương bắt đầu tổ chức lại các hoạt động tế tự tổ tiên người Hoa. Với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch thành phố Bắc Kinh, các hoạt động nghi lễ của Miếu Lịch đại Đế vương được tổ chức hàng năm, kết hợp với tìm hiểu lịch sử của đất nước, thử nghiệm ẩm thực quốc gia và các trò vui chơi cấp quốc gia cùng với Miếu tạo ra một sản phẩm du lịch riêng biệt. Nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quy tập người Hoa trong trong và ngoài nước. Nó đã trở thành một địa điểm tinh thần cho người Hoa trong và ngoài nước để tìm kiếm gốc rễ và tổ tiên. Nó trở thành điểm biểu tượng mở rộng của tuyến du lịch văn hóa và trở thành điểm quan trọng của Thế vận hội nhân văn 2008.
Lễ nhạc
Con người ngày nay khá xa lạ với hệ thống nghi lễ cổ xưa. Các nghi lễ cổ xưa đã mất từ ​​lâu. Nền tảng của lễ nhạc cổ đại là Chu Lễ. Lễ nhạc thời Chu nay khó tìm được dấu vết. Tuy nhiên, văn hóa lễ nhạc truyền thống, như máu và nước, đã thấm vào máu thịt của dân tộc Trung Hoa, và luôn ảnh hưởng đến quan niệm, tâm lý, hành vi và cảm xúc của người ngày nay.
Lễ nhạc là gì? Các học giả tin rằng: nghi thức và âm nhạc là tất cả các mô phỏng hoặc biểu hiện của vũ trụ và quy luật tự nhiên. Nghi lễ được xây dựng theo các nguyên tắc khác nhau của thế giới, luân chuyển bốn mùa, sự phát triển lẫn nhau của sáu khí và các nguyên tắc phù hợp của tất cả mọi thứ. Âm nhạc là thành phần và sự chuyển động của quy luật tự nhiên. Quy luật của sự thay đổi và mô phỏng và cảm giác của hình thức. Quà tặng và âm nhạc được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghi lễ chủ yếu được sử dụng để phân biệt đối xử, để phân biệt các cấp bậc cao quý của từng thành viên để họ làm rõ tình trạng, nhiệm vụ và nghĩa vụ tương ứng.
Âm nhạc chủ yếu được sử dụng “cầu hòa”, điều chỉnh cảm xúc bên trong của con người và điều phối các mối quan hệ tương thân tương thích giữa người với người. Cả hai nghi thức và âm nhạc đều phải ở mức độ vừa phải. Nếu vượt qua phạm vi, nó sẽ gây hỗn loạn. Lễ và nhạc như anh chị em sinh đôi, không thể tách rời. Trong hệ thống văn hóa lễ nhạc, lễ chiếm vị trí chính, nhạc là để phối hợp. Nói chung, các nghi lễ khác nhau cần có nhạc và múa khác nhau, và không được trộn lẫn, cũng như và những người ở đẳng cấp độ khác nhau thì dùng các loại lễ nhạc mức độ khác nhau. Từ hoàng đế, chư hầu, đại phu đến các học giả, múa nhạc được sử dụng một cách nghiêm ngặt nhất định. Quy mô của ban nhạc, số lượng các nhóm nhảy, các bản nhạc diễn tấy, lời từ cho ca xướng và thậm chí các quy trình biểu diễn đều dựa trên các dịp âm nhạc khác nhau và bản sắc khác nhau của các nhạc sĩ, không được vượt khác.
Miếu không Phật
Có một câu truyền miệng phổ biến ở khu vực Bắc Kinh về Miếu Lịch đại Đế vương: "Có nước không cầu, có bia không tượng, có chuông không trống, có miếu không Phật". Một số người thường coi miếu và Phật là một. Trên thực tế, có rất nhiều ngôi miếu không có Phật. Người xưa để tế tự các vị thần tự nhiên đã thiết lập các đàn tế, như ở Bắc Kinh Thiên Đàn, Địa Đàn, Nguyệt Đàn, Nhật Đàn, Xã tắc Đàn, v.v. Các đàn tế này thường được đặt ngoài trời. Hầu hết việc cúng tế tổ tiên xưa được thực hiện trong nhà, và những nơi thờ cúng tổ tiên được gọi là đền thờ hoặc miếu thờ.
Đàn cùng với miếu ban đầu được làm khá sơ sài. Sau này, một số nơi việc tế tự các vị thần tự nhiên được đổi lại thành miếu, ví dụ như miếu lớn để thờ Thái Sơn. Thêm vào đó, với sự du nhập của Phật giáo và sự truyền bá Đạo giáo, các công trình tôn giáo thường được gọi tên chung là miếu, chẳng hạn như nhiều ngôi chùa “miếu” Phật giáo và đền thờ Đạo giáo ở trên núi. Theo cách này, cùng một từ "miếu", nhưng một số là các kiến trúc tôn giáo và một số vẫn được sử dụng cho việc cúng tế. Miếu Lịch đại Đế vương ở Bắc Kinh không phải là nơi tu tập của tôn giáo xét theo đối tượng thờ. Họ không phải là các vị thần hay chư Phật. Họ là tổ tiên của thời lịch sử của Trung Quốc, từ Tam Hoàng Ngũ Đế đến Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh các bậc đế vương cùng với các công thần danh tướng.
Miếu Lịch đại Đế vương ở Bắc Kinh là một ngôi đền hoàng gia trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Nó được thành lập vào thời Minh Gia Tĩnh thứ mười năm 1531 và có lịch sử hơn 470 năm. Các triều đại nhà Minh và nhà Thanh phụng sự tổ tiên Trung Hoa và các tiên hiền trong lịch sử, thực hiện một loạt nghi lễ trong ngôi đền linh thiêng và trang nghiêm này. Hoạt động nghi lễ này được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu hàng năm theo hệ thống nghi lễ quốc gia. Hoàng đế Minh Gia Tĩnh, Hoàng đế Thanh Khang Hy, Ung Chính và Càn Long đã đích thân đến tế lễ ở Miếu Lịch đại Đế vương Bắc Kinh. Trong thời gian bình thường, hoàng đế đã chỉ định một đại thần triều đình đến tế lễ.
Do đó, Miếu Lịch đại Đế vương có một địa vị chính trị quan trọng, cũng giống Thái Miếu là nơi các vị hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thờ cúng tổ tiên trực tiếp của mình và Khổng Miếu là nơi thờ phụng Khổng Tử, gọi chung là ba ngôi miếu hoàng gia Minh Thanh ở Bắc Kinh. Để dùng cho việc thờ cúng ở Miếu Lịch đại Đế vương, một ngôi miếu có địa vị lịch sử rất cao, kiến trúc của nó được làm theo những tiêu chuẩn rất cao và phong cách hoàng gia sang trọng, khí phái. Ngày nay, Miếu Lịch đại Đế vương đã chính thức mở cửa, đã được sửa chữa và khôi phục một phần theo đúng hình dáng ban đầu và mô hình của thời Càn Long của nhà Thanh. Kiến trúc này là một "tượng đài của văn hóa nhân loại", và kiến trúc sư nổi tiếng Lương Tư Thành gọi kiến trúc cổ là "cột mốc của lịch sử". Miếu Lịch đại Đế vương ở Bắc Kinh là một công trình kiến trúc kinh điển “đất này không danh tiếng mà thắng có danh tiếng”. Nó nói với mọi người về thông tin lịch sử và văn hóa phong phú.

No comments:

Post a Comment