Saturday, November 4, 2017

Đôi điều về các thủy thần ở Phủ Lý Hà Nam

Thông tin giới thiệu đình Văn Xá thuộc thôn Văn Xá (Đức Lý, Lý Nhân, Hà Nam). Đây là một di tích được xếp hạng quốc gia, có nhiều chạm khắc gỗ đẹp.
Đình thờ nhị vị Thủy tề Long vương cùng song thân. Thần phả, sắc phong và truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tổ, ở Văn Xá, huyện Thanh Liêm có ông Cao Phúc kết hôn với bà Từ Thị Lang ở Văn Xá, huyện Nam Xang. Hai ông bà tuổi cao mà vẫn chưa có con. Một hôm, hai ông bà vớt được hai quả trứng trắng ngoài sông bèn đem về, 100 ngày sau nở ra 2 con rắn trắng, một con dưới bụng có chữ Câu Mang anh, một con có chữ Câu Mang em. Hai ông bà để nuôi và thương yêu như con đẻ.
Một năm ở Thanh Liêm trời làm dịch bệnh, hai ông Cao Mang làm mưa to gió lớn tẩy trừ dịch bệnh cho dân rồi làm ra một cái giếng sâu và đi mất. Tương truyền, cái giếng này ở Văn Xá, Nam Xang có mạch thông sang Văn Xá, Thanh Liêm. Dân Văn Xá, Thanh Liêm lập miếu thờ. Cũng năm đó lũ to làm đê vỡ, hai ngài Bạch Xà từ giếng ra, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia nằm chắn khúc đê vỡ để ngăn dòng nước chảy, sau hai ngài lại ra sông đi mất. Quan sở tại tâu lên triều đình, nhà vua phong cho hai ngài là Nhị vị Thủy tề Long vương, thân phụ là Văn Phúc đại Vương, thân mẫu là bà Từ Văn Lang công chúa. Năm sau ở Nam Xang lại có dịch bệnh. Từ bà hóa thành con nghê tới làm phép chữa bệnh cho dân. Dân Nam Xang lập miếu thờ…


Chinh dien dinh Van XaChính điện đình Văn Xá.


Câu đối ở đình Văn Xá:
神化是何年交接禮文猶然敘南舍外鄉青林内邑
民思到今日希奇事業如復覩黄雲捲霧洪水平流
Thần hóa thị hà niên, giao tiếp lễ văn do nhiên, tự nam xá ngoại hương, thanh lâm nội ấp
Dân tư đáo kim nhật, hy kỳ sự nghiệp như phục, đổ hoàng vân quyển vụ, hồng thủy bình lưu.
Dịch:
Thần hóa tự năm nào, lễ văn giao tiếp còn đây, tụ họp quán Nam ngoài làng, bầy yên trong ấp
Dân nhớ tới nay hiện, sự nghiệp lạ kỳ như vẫn, trông thấy mây vàng cuốn móc, nước Hồng lặng trôi.


Hau cung dinh Van XaHậu cung thờ Nhị vị thủy thần ở đình Văn Xá.


Sự tích về 2 vị con Mãng xà mang cái tên đầy “thần thoại” – Câu Mang không khỏi gây sự nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện. Ngay chính thủ từ của đình Văn Xá cũng gọi đó là thờ sự “linh ứng”, chư không nên tin vào điều phi khoa học.
Tuy nhiên, cái "lý" của truyền thuyết dân gian luôn có. Những câu chuyện được kể dù kỳ bí nhưng đều có nền tảng là những sự kiện nhân vật hiển hiện.
Câu Mang là một cái tên thần gặp khá nhiều, thậm chí trong thần thoại Trung Hoa cổ, chỉ Mộc thần hướng Đông. Còn ở Lý Nhân ngay trong phần giới thiệu ở trên cũng đã có những thông tin giải thích cái tên này:
- Mang = Mường, tương tự như địa danh Nam Xang là Nam Xương trong truyện Người thiếu phụ Nam Xương của Truyền kỳ mạn lục (nay còn có đền thờ ở Lý Nhân là đền Vũ Điện ở xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam). Mường nghĩa rộng là đất nước, chứ không phải chỉ là bản mường.
- Câu = Cao = Cả, chỉ thủ lĩnh, người đứng đầu.
Như thế Câu Mang = Cả Mường hay thủ lĩnh của đất nước. Hai vị thần Câu Mang là 2 vị thủ lĩnh tầm cỡ quốc gia.


Dinh Cong DongNghi môn đình Công Đồng.


Cũng ở khu vực này còn có đình Công Đồng (thôn Tiên Lý, Đồn Xá, Phủ Lý, Hà Nam). Đình Công Đồng thờ ông Trương Minh và Liên Hoa công chúa có công đánh giặc Ân. 3 người con của 2 vị này là Trương Đức, Trương Hiền và Trương Bảo được thờ ở các ngôi đền nhỏ gần đình Công Đồng gọi là Đức thánh Cả, Đức thánh Hai và Đức thánh Ba. Đình Công Đồng cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia, trong đình còn lưu được nhiều hoành phi, câu đối, đồ thờ và các mảng chạm khắc rất đẹp.


Cham dinh Cong DongChạm khắc ở đình Công Đồng.


Có thể thấy sự tích 2 ngôi đình Văn Xá ở Lý Nhân và Công Đồng khá tương đồng. Trương hay Trưởng cũng như Câu – Cao là những từ chỉ thủ lĩnh. Mô típ truyện các thủy thần sinh ra từ trứng ở khu vực này có thể quy chung về sự tích của vua cha Bát Hải Động Đình và các vị quan lớn trong Thoải phủ. Điển hình ở Hà Nam là nơi có đền Lảnh, nơi thờ chính của Quan lớn đệ Tam Thoải phủ tại huyện Duy Tiên.
Ngay cái tên “đình Công Đồng” cũng đã chỉ ra sự tích 3 vị thánh ở đây là các vị quan lớn của ban Công đồng trong Tứ phủ. Cha của các vị này chính là đức vua cha Bát Hải hay Lạc Long quân. Công chúa mẹ của các vị này là Mẫu Thoải hay Long nữ Động Đình.
Như vậy, truyện các vị thần Câu Mang ở Lý Nhân không phải xảy ra vào thời Lý, mà là thời Hùng Vương. Chữ Lý ở đây chỉ là từ chỉ vua nói chung, gần giống như chữ Hùng vì Lý = lửa, là mặt trời, ánh sáng, chỉ thủ lĩnh. Không rõ chữ “Lý” trong các địa danh Phủ Lý, Lý Nhân, Tiên Lý có phải cùng với nghĩa này không.


Hoanh phi dinh Van XaHoành phi "Lý đại phi anh" ở đình Văn Xá.


Truyền tích đình Công Đồng kể các vị thánh họ Trương giúp vua Hùng đánh giặc Ân. Giặc Ân đây không phải giặc Ân thời Phù Đổng thiên vương, mà Ân = Ơn là số 2, chỉ hướng Xích đạo. Lạc Long Quân cùng các vị quan lớn đã đánh giặc Thục, là dòng của Đế Nghi ở hướng Nam (nay) nên còn gọi là Ân. Sự tích đánh giặc Ân tương tự cũng gặp ở đền Đức thánh Cả Bột Hải đại vương tại Thái Đường (Ứng Hòa, Hà Nội).

No comments:

Post a Comment