Monday, May 29, 2017

Dịch học Hùng Việt


Dịch học phương Đông gắn liền với dòng chảy lịch sử của nền văn minh cổ đại được gọi dưới tên là “Trung Hoa”: Vua Phục Hy tìm thấy Hà đồ trên lưng con Long Mã; Đại Vũ trị thủy đã nghĩ ra Lạc thư; Hoàng Đế bàn về y thuật đã vận dụng Ngũ hành; Văn Vương tác dịch khi bị giam cầm ở Dĩu Lý... Rõ ràng, trên con đường trở về cội nguồn văn minh phương Đông, Dịch lý không thể không được tìm hiểu thấu đáo.
Dịch lý là lẽ sống, là nền tảng văn hóa, ngôn ngữ, là sự tích tụ tinh hoa và trí tuệ qua nhiều đời của tiền nhân. Dịch đã từng là ngọn đuốc soi đường cho cả thiên hạ Trung Hoa đi lên văn minh, tiến bộ trong suốt đêm dài quá khứ, khi xã hội con người chập chững những bước đi đầu tiên của lịch sử. Thế nhưng, nền Dịch học trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến ngày nay đã bị biến dạng, khác rất xa với Dịch học xưa kia. Dịch bị biến thành một thứ quỷ quái, không thể hiểu nổi, hay trở thành công cụ của đám buôn thần bán thánh.
Việc cải biến, làm lệch lạc Dịch lý được truyền thuyết Việt lưu lại trong câu chuyện lẫy nỏ thần của An Dương Vương bị kẻ thù đánh tráo, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan, vô cùng đau xót. Tìm lại chiếc lẫy nỏ thần, khôi phục được nguồn gốc sức mạnh của người Việt là mục đích sâu xa của việc khảo cứu Dịch.
Khôi phục Dịch học, nền tảng tinh thần, trí tuệ cho người Việt, là việc làm hết sức khó. Tác phẩm Dịch học Hùng Việt do tác giả Nguyễn Quang Nhật biên khảo là một bước đột phá mới trong lĩnh vực này. Qua tác phẩm những thông tin trong Dịch học đã trở nên trong sáng, rõ ràng và đầy ý nghĩa khi được ứng chiếu với văn hóa, ngôn ngữ, địa lý và lịch sử của Việt Nam.
Tiếng Việt, phải chăng đó là ngôn ngữ của những người đã làm nên Dịch học? Tam thánh Dịch học là Chu Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử vốn đều là những người Việt nên Dịch học chỉ có thể hiểu sáng rõ khi vận dụng ngôn ngữ Việt. Dịch học Hùng Việt được tác giả phục dựng trước hết dựa trên tiếng Việt. Điều này làm cho những khái niệm Dịch học như tên của can chi, tên các quẻ trùng… trở nên rất gần gũi và dễ hiểu với ngưới Việt.
Tác phẩm Dịch học Hùng Việt ra đời cách đây đúng 10 năm và đã được giới thiệu trên các trang mạng trực tuyến. Ở lần biên tập này tác phẩm được bổ sung bằng các chứng lý vật thể phong phú hơn. Những hoa văn trống đồng, sản phẩm mang đầy “Dịch tính” của người Việt được dẫn lại. Những hình ảnh đồ dùng bằng đồng xanh của thời kỳ Thương Chu tìm thấy ở phương Nam được trình bày một cách tương ứng và phù hợp.
Đây là hình ảnh của những hiện vật thực, rất độc đáo, lấy từ bộ sưu tầm riêng của cá nhân. Những tuyệt phẩm đồ đồng này giúp đưa người đọc trở về với khung cảnh tác Dịch của người xưa, để từ đó có thể hiểu đúng hơn những thông điệp của quá khứ. Một quá khứ mà đã bị lớp bụi thời gian dày đặc che phủ và bị bao kẻ thù bằng mọi cách muốn xóa sạch các vết tích. Về lịch sử của con dân họ Hùng được phục dựng lại nhờ vận dụng Dịch lý xin đọc thêm trong cuốn Sử thuyết Hùng Việt của cùng tác giả.
Điểm cốt yếu của Dịch là con người phải biết sống hòa hợp với môi trường, cụ thể là với thực tế địa lý – khí hậu tự nhiên. Thông qua các cặp quẻ Dịch, các quy luật tương tác xã hội (khoa học, công nghệ, kinh tế, chính trị) dung hợp với các quy luật tương tác của các yếu tố tự nhiên (núi, biển, gió, …). Nhìn nhận Dịch lý từ góc độ minh triết tự nhiên và quản trị thực tiễn cũng là điểm mới, đã được thể hiện một cách rất logic và thích hợp trong tác phẩm Dịch học Hùng Việt.
Nền Dịch học khớp với thực tế địa lý - khí hậu mà nó hình thành chính là kim chỉ nam mà tổ tiên để lại cho con cháu vững bước đi tới tương lai, ngay cả trong thời đại công nghệ số hóa 4.0 ngày nay. Những đúc kết đó, nhân sinh quan và thế giới quan đó, có thể soi tỏ nhu cầu bức thiết về chất lượng cuộc sống, một nền kinh tế xanh phát triển bền vững của thế giới, mà trong đó Việt Nam có những lợi thế tiềm năng.
Đóng góp của Dịch lý trong sự tiến bộ của nền văn hóa phương Đông và của nền văn minh nhân loại là không thể phủ nhận, trên mọi lĩnh vực (triết học, y học, ẩm thực…). Chưa bao giờ như lúc này, người Việt cần một nền Dịch học chân chính. Dịch học Hùng Việt chính là chìa khóa để phát huy giá trị và linh lực vô tận mà tiền nhân để lại cho con dân Việt.
Nhóm biên tập Hùng Việt sử quán xin trân trọng đưa tới tay bạn đọc bản in tác phẩm khảo cứu sẽ trở thành kinh điển về Dịch lý - nền tảng văn hóa phương Đông này.

Sách dày 446 trang. Liên hệ mua sách theo địa chỉ: bachviet18@yahoo.com

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
ĐÔI LỜI NÓI TRƯỚC
Phần I DẪN NHẬP
Nôm na là cha mách qué
Điểu thú văn
Dịch học và đồ đồng Đông Sơn
Dịch học hình tượng
12 con giáp của người Việt
Tên gọi Địa chi
Liên hệ về nghĩa của các Địa chi
Phần II DỊCH HỌC TỔNG QUÁT
Dịch học tượng số hay nút thừng
Chục con
Hà thư và Chục con
Tổng quan về Lạc đồ
Tổng luận về Hà – Lạc
Dịch học tượng vạch hay vạch quẻ
Đôi ngôi Âm Dương
4 dạng hay Tứ tạng
8 Quả hay Bát quái
Dịch học tượng số lẻ
Tam tòa hay Tam tài
Ngũ hành hay 5 hình
9 chỗ hay Cửu trù
Dịch học và tiến hóa xã hội
Tri thức, khoa học – quẻ Đoài
Công cụ kỹ thuật – quẻ Chấn
Kinh tế - quẻ Cấn
Chế độ chính trị - quẻ Tốn
Phần III 64 QUẺ TRÙNG
Cặp quẻ Lớn – Khôn
Quẻ Lớn mạnh hay Cường: Thiên/Thiên = Kiền
Quẻ Khôn ngoan: Địa/Địa = Khôn
Cặp quẻ Mờ - Mịt
Quẻ Mờ tối: Thủy/Lôi = Mông
Quẻ Mệt: Sơn/Thủy = Truân
Cặp quẻ Cầu – Cạnh
Quẻ Cầu: Thủy/Thiên = Nhu
Quẻ Cạnh: Thiên/Thủy = Tụng
Cặp quẻ Kết – Đoàn
Quẻ Kết, Gắn kết: Thủy/Địa = Tỷ
Quẻ Đoàn, Đàn: Địa/Thủy = Gia nhân
Cặp quẻ Lý – Nhí
Quẻ Lý, Lẽ: Phong/Thiên = Lý
Quẻ Nhí, Nhỏ: Thiên/Trạch = Tiểu súc
Cặp quẻ Xuôi – Ngược
Quẻ Phù hợp, Xuôi: Địa/Thiên = Thái
Quẻ Ngược ngạo: Thiên/Địa = Bĩ
Cặp quẻ Cùng – Chung
Quẻ Cùng: Thiên/Hỏa = Đồng nhân
Quẻ Chung: Hỏa/Thiên = Đại hữu
Cặp quẻ Khiêm nhượng – Dự phần
Quẻ Khiêm nhường, Nhún nhường: Địa/Sơn = Khiêm
Quẻ Dự phần: Lôi/Địa = Dự
Cặp quẻ Tùy theo - Cải, Sửa
Quẻ Tùy theo: Trạch/Lôi = Tùy
Quẻ Cải, Sửa: Sơn/Phong = Cổ
Cặp quẻ Độn – Đáo (Đôn – Đáo)
Quẻ Độn: Địa/Trạch = Độn
Quẻ Đáo: Phong/Địa = Lâm
Cặp quẻ Cưỡng – Bức (Bế, Bí)
Quẻ Cưỡng: Hỏa/Lôi = Phệ hạp
Quẻ Bức, Bít, Bách: Sơn/Hỏa = Bí
Cặp quẻ Bái – Phục
Quẻ Bá: Sơn/Địa = Bác
Quẻ Phụt: Địa/Lôi = Phục
Cặp quẻ Tụ – Thăng hay Tựu - Thành (Tề – Tựu)
Quẻ Tụ, Tựu: Thiên/Lôi = Tụy
Quẻ Thăng: Sơn/Thiên = Thăng
Cặp quẻ Đông – Đủ
Quẻ Đủ, Đầy: Trạch/Phong = Di
Quẻ Đông: Sơn/Lôi = Đại quá
Cặp quẻ Khổng - Lồ
Quẻ Khảm hay Khổng: Khảm/Khảm = Khảm
Quẻ Lồ, Lửa: Ly/Ly = Ly
Cặp quẻ Hợp – Hằng (Họp - Hành)
Quẻ Hợp thời, Đúng lúc: Trạch/Sơn = Hàm
Quẻ Hằng: Lôi/Phong = Hằng
Cặp quẻ Ranh – Mãnh (Rành – Mạnh)
Quẻ Rành, Ranh: Lôi/Thiên = Quán
Quẻ Mãnh, Mạnh: Thiên/Sơn = Đại tráng
Cặp quẻ Mọc – Lặn
Quẻ Mọc: Hỏa/Địa = Tấn
Quẻ Lặn: Địa/Hỏa = Minh di
Cặp quẻ Chống – Đánh
Quẻ Chống: Hỏa/Trạch = Khuê
Quẻ Đánh: Phong/Hỏa = Sư
Cặp quẻ Nạn (Nan) – Giải
Quẻ Nạn: Thủy/Sơn = Kiển
Quẻ Giải, Giải nạn: Lôi/Thủy = Giải
Cặp quẻ Bớt – Thêm
Quẻ Bớt: Sơn/Trạch = Tổn
Quẻ Thêm: Phong/Lôi = Ích
Cặp quẻ Kể, Cả – Quyết
Quẻ Kể, Cả: Thiên/Phong = Cấu
Quẻ Quyết: Trạch/Thiên = Quải
Cặp quẻ Lỏng – Khỏng (Khoảng)
Quẻ Lỏng: Địa/Phong = Vô vọng
Quẻ Khoảng, Quảng: Trạch/Địa = Đại súc
Cặp quẻ Tu (Tù) – Tỉnh
Quẻ Tù: Trạch/Thủy = Khốn
Quẻ Tỉnh: Thủy/Phong = Tỉnh
Cặp quẻ Thay cũ – Đổi mới
Quẻ Thay cũ: Hỏa/Phong = Cách
Quẻ Đổi mới: Trạch/Hỏa = Đỉnh
Cặp quẻ Lôi – Cản
Quẻ Lôi: Chấn/Chấn = Chấn
Quẻ Cản: Cấn/Cấn = Cấn
Cặp quẻ Tùng – Tiệm
Quẻ Chậm: Phong/Sơn = Tiệm
Quẻ Tùng: Lôi/Trạch = Quy muội
Cặp quẻ Phong – Lưu
Quẻ Giam: Hỏa/Sơn = Phong
Quẻ Lưu, Giữ: Lôi/Hỏa = Lữ
Cặp quẻ Chứa – Chan
Quẻ Chứa hay Đoài: Đoài/Đoài = Đoài
Quẻ Tán, Chan, San: Tốn/Tốn = Tốn
Cặp quẻ Trao (Giao) – Đổi
Quẻ Giao, Trao: Thủy/Trạch = Tiết
Quẻ Đổi hay Chuyển biến: Phong/Thủy = Hoán
Cặp quẻ Trung phu – Tiểu quá
Quẻ Tiểu quá: Lôi/Sơn = Tiểu quá
Quẻ Trung phu: Phong/Trạch = Trung phu
Cặp quẻ Khép (Khấp) – Khởi
Quẻ Khép: Hỏa/Thủy = Ký tế
Quẻ Khởi: Thủy/Hỏa = Vị tế
LỜI KẾT
SÁCH THAM KHẢO

No comments:

Post a Comment