Sunday, January 9, 2022

Người truyền sấm vĩ báo sự diệt vong của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 32, Thủy Hoàng tới Kệ Thạch, sai người Yên là Lư Sinh đi tìm Tiện Môn, Cao Thệ... Người Yên là Lư Sinh được sai ra biển trở về, tâu việc quỷ thần, lại dâng sách ghi lời sấm viết rằng: “Kẻ diệt Tần là Hồ vậy”. Thủy Hoàng bèn sai tướng quân Mông Điềm cất 30 vạn quân lên phía Bắc đánh người Hồ, chiếm đất Hà Nam”.  (Sử ký Tư Mã Thiên)

Nhận được lời sấm truyền từ Lư Sinh, rằng nhà Tần sẽ bị diệt bởi người Hồ nên Tần Thủy Hoàng đã phát động cuộc tấn công lên phía Bắc, cho đắp công trình "thiên niên kỷ" Vạn lý trường thành để phòng bị Hung Nô. Nhưng kết quả Tần bị diệt không bởi Hung Nô, mà bởi Lưu Bang, một thường dân áo vải ở phương Nam. Vậy là lời sấm vĩ của Lư Sinh đã sai hay Tần Thủy Hoàng đã phán đoán sai?

Lư Sinh được cử đi ra biển tìm tiên mà về truyền lại lời sấm. Đã là đi ra biển tìm tiên lúc đó thì chỉ có thể là ra biển Nam Hải. Năm thứ 37... Thủy Hoàng du hành... lên núi Cối Kê tế Đại Vũ, trông ra Nam Hải mà dựng đá khắc bia, ca tụng công đức của nhà Tần. Nam Hải thời Tần rõ ràng là vùng biển Đông ngày nay, mà chứng cứ là Tần Thủy Hoàng lấy đất Lục Lương chia làm 3 quận Quế Lâm, Tượng và Nam Hải.

Người Yên Lư Sinh đi ra biển Đông (Nam Hải) có thể xác định là... Yên Kỳ Sinh. Vị Thiên Tuế Ông này đi hái thuốc ở ven biển Đông nổi tiếng, được biết rõ tại Việt Nam bởi còn di tích là núi Yên Tử ngày nay. Một đạo sĩ đi hái thuốc thì không phải để chữa bệnh, mà là để chế "tiên dược" cho thuật trường sinh bất lão. Lư Sinh đã nói với Tần Thủy Hoàng: Chúng thần tìm linh chi, kỳ dược thần tiên...

Theo Liệt tiên truyện, Tần Thủy Hoàng đã gặp Yên Kỳ Sinh khi đi tuần phương Đông, rồi tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích. Yên Kỳ Sinh đã bỏ lại số quà tặng quý báu này trong đình Phụ Hương cùng với một bức thư, dặn Tần Thủy Hoàng mấy năm sau đến tìm ông ở núi Bồng Lai. Mấy năm sau (năm thứ 37) đúng là Thủy Hoàng đã đi ra biển Nam Hải, lên núi "Cối Kê", hẳn là để tìm Yên Kỳ Sinh, mà không gặp. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ Yên Kỳ Sinh ở đình Phụ Hương và ven biển Đông. Nhà Tần mất, Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác.

Núi Yên Tử vốn có tên là Tượng Đầu sơn, ở đỉnh núi có khối đá tương truyền là tượng Yên Kỳ Sinh đã đắc đạo thành tiên ở núi này. Tên núi Yên Tử lấy theo tên của Yên Kỳ Sinh. Rất bất ngờ là đầu năm 2021 tại chân núi Yên Tử ở di tích Thiên Long Uyển thuộc thôn Đức Sơn, xã Yên Đức, TX. Đông Triều, Quảng Ninh, đã phát hiện một "bãi cọc" cổ, nhưng không phải là cọc Bạch Đằng mà là cột cho một công trình kiến trúc hoành tráng. Niên đại C14 của cọc này là thế kỷ IV-III trước Công nguyên, tức là trùng khớp với niên đại của nhà Tần. Liệu đây có phải là ngôi đình Phụ Hương cổ tích, nơi gặp gỡ giữa Tần Thủy Hoàng và người Yên Kỳ Sinh?

Cột gỗ thế kỷ IV - III TCN ở di tích Thiên Long Uyển (ảnh của báo CAND)

Tần Thủy Hoàng bản kỷ kể rằng Lư Sinh thuyết phục Thủy Hoàng năng vi hành để tránh ác quỷ để chân nhân mới tới. Thực ra ở đây Lư Sinh có ý khuyên Thủy Hoàng bớt làm điều ác, để ý hơn đến dân tình. Sau đó Lư Sinh bàn với Hầu Sinh: Con người của Thủy Hoàng, tính khí ương bướng tàn bạo, tự theo ý mình, xuất thân chư hầu, thôn tính thiên hạ, muốn gì được nấy, tự cho là từ xưa tới nay không ai bằng mình...". Thế rồi Lư Sinh bỏ trốn.

Chuyện kể của Lư Sinh đã giải thích lý do Yên Kỳ Sinh treo ngọc ở đình mà đi, không gặp Tần Thủy Hoàng nữa. Yên Kỳ Sinh vốn ban đầu muốn dùng tiên đạo để khuyên Tần Thủy Hoàng bớt tàn ác, nhưng không được nên đành bỏ đi. Trước lúc đi vẫn để lại di ngôn ở dạng sấm vĩ nhằm khuyên răn Thủy Hoàng.

Lời sấm mà Yên Kỳ Sinh đã để lại (trong bức thư ở đình Phụ Hương?): “Kẻ diệt Tần là Hồ vậy” rất chính xác bởi nó chỉ người Hồ ở đây là người ở phương Nam, ở chính vùng đất gần nơi bức thư đã để lại bên bờ biển Đông. Người Hồ đó là Triệu Đà, người ở Chân Định, đất Thái Bình, cách vùng núi Yên Tử không xa. Lời sấm của Yên Kỳ Sinh một lần nữa xác nhận gốc tích của Lưu Bang, người diệt Tần là một người phương Nam, được truyền thuyết Việt kể lại dưới tên Triệu Vũ Đế.

Cao Tổ bản kỷ kể rằng khi Lưu Bang còn làm đình trưởng ở đất Bái, có gặp một cụ già xem tướng cho Lữ Hậu và Lưu Bang nói rằng: tướng của ông quý hết chỗ nói. Rất có thể cụ già xem tướng cho Lưu Bang ở đất Bái chính là Yên Kỳ Sinh (Lư Sinh) và khi đó Yên Kỳ Sinh đã dự đoán Lưu Bang - Triệu Đà chính là "người Hồ" sẽ diệt nhà Tần. Đây cũng là lý do vì sao cho dù có "người quen" giới thiệu, Yên Kỳ Sinh vẫn không về làm quan cho Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, bởi ông đã đoán biết trước ai mới là người chiến thắng trong cuộc chiến Hán - Sở tranh hùng.

Cũng Cao Tổ bản kỷ chép: Tần Thủy Hoàng đế thường nói: “phía Đông Nam có khí thiên tử”, thế rồi tuần du phương Đông để trấn yểm”. Với lời sấm của Yên Kỳ Sinh, Tần Thủy Hoàng cũng đã đoán biết người thay thế mình đang ở phía Đông Nam. Phía Đông Nam của nước Tần thì phải là vùng ven biển Đông, nơi Thủy Hoàng đã dựng đá ở núi Cù làm cửa thông ra biển.

Thủy Hoàng cũng đã cho một đại tướng thân tín của mình trấn giữ "người Hồ" ở phương Nam là Lý Thân. Lý Ông Trọng là con rể của Tần Thủy Hoàng, làm tới chức Phụ Tín hầu và được cử trấn giữ tại vùng đất Lạc, đóng ở... thành Cổ Loa. Đồng thời với việc xây Vạn lý trường thành, Thủy Hoàng đã cho củng cố lại thành Lạc Dương ở Đông Ngàn để đề phòng người Hồ ở phương Nam. Nhưng cũng chính việc xây thành này lại là nguồn gốc dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang - Triệu Đà kháng Tần trên đất Việt. Do chế độ phu dịch hà khắc của nhà Tần, đình trưởng Lưu Bang đã cùng dân phu bỏ vào rừng núi Mang Đường (nay là núi Vũ Ninh ở Quế Võ, Bắc Ninh) "làm cướp", cho đến khi Thủy Hoàng mất...

Những địa danh được nói đến trong bài:
1. Yên Tử, nơi có tượng đá Yên Kỳ Sinh
2. Yên Đức, nơi có di chỉ Thiên Long Uyển với cọc gỗ thời Tần
3. Đồng Xâm, nơi Triệu Đà làm đình trưởng
4. Ngọc Xá, nơi núi Vũ Ninh, căn cứ khởi nghĩa của Triệu Đà
5. Thành Cổ Loa, nơi Lý Thân đóng quân và xây thành.


No comments:

Post a Comment