Khi ấy năm người con trai đã lớn, lại có nhiều tài sức, đã hội cùng Trưng Vương khởi binh. Năm chàng trai là người bản huyện cầm đầu quân kỳ. Trưng Vương đều sai đem quân chia thành các đạo cùng đánh tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long. Mỗi trận đều thắng. Quân của Trưng Vương lại bị nhiều thương tật. Chàng Cả lấy lòng vàng trứng ngỗng điều chế thành thuốc chữa. Quân binh lại được mạnh khỏe. Nhân đó phong Chàng Cả (húy 2 chữ) làm Hoàng Dược Nghĩa Dũng Tướng quân.
Đồng thời phong Chàng Hai (húy 2 chữ) làm Nhung Vụ Tướng quân, Chàng Ba (húy 2 chữ) làm Đốc Vận Hướng Mễ Tướng quân, Chàng Bốn (húy 2 chữ) làm Tướng quân, Chàng Năm (húy 2 chữ) làm Tướng quân. Tặng cho mẹ là Triệu Thị Khoan Hoà Phu nhân.
Đến khi Mã Viện đem quân đến, cuộc chiến của Trưng Vương bất lợi, tự thấy thế cùng, không chịu khuất nhục. Năm tướng quân trong đêm chôn cất Trưng Vương ở núi Hy Sơn, rồi dẫn quân vừa đánh
Vừa lui, quay về đến thôn Minh Lương chỗ mộ của Phu nhân, đều cùng bái khóc khấn rằng:
- Nếu mẹ có linh xin dẫn các con tìm gặp Trưng Vương ở dưới đất. Lại xin lấy cái chết để không phụ chí chống giặc phương Bắc.
Dứt lời cùng rút kiếm tự vẫn, hiển linh ở đó. Xã thôn lập đền thờ phụng, có cầu tất ứng.
Trần Nhân Tông khi thân chinh dẫn đại quân thảo phạt tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, đêm ấy Nhân Tông nằm mộng thấy thần nhân, một mẹ năm con, xưng là cháu vua. Con xưng là tướng của Trưng Vương, hiện ở ba xã của Yên lãng, xin được giúp nước dẹp giặc phương Bắc để rửa hận trước đây. Đến khi tới sông Bạch Đằng, đại phá quân Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi, Phần Ấp. Khải hoàn trở về hỏi lại, dân xã tấu thấy sự việc hợp đúng như mộng. Bèn đều gia phong là Thượng đẳng thần.
Trải qua các triều đại tặng mĩ tự Triệu Thị Khoan Hòa Phu nhân, Yên Lãng và Minh Lương thờ phụng (Vị này chỉ có dân thôn phụng thờ nên trước khai là Khoan Hòa thần, ba xã Yên Lãng, Xuân Lãng, Hợp Lễ cùng thờ, có nhiều sai lệch, nay xin theo như thực mà cải chính).
Hoàng Dược Nghĩa Dũng Tướng quân (trước khai là Thành hoàng Hộ quốc chi thần, nay theo thực mà cải chính), Yên Lãng thờ phụng.
Đốc Vận Hướng Mễ Tướng quân (trước khai là Thành hoàng Hùng lược chi thần, nay theo thực mà cải chính), Xuân Lãng phụng tự.
Tướng quân (nguyên khai thần húy 2 chữ, nay theo thực mà cải chính), Hợp Lễ phụng thờ.
Nhung Vụ Tướng quân (nguyên khai thần húy 2 chữ, nay theo thực mà cải chính), ba xã cùng thôn Minh Lương phụng thờ.
Tướng quân (nguyên khai thần húy 2 chữ, nay theo thực mà cải chính), Yên Lãng phụng thờ./.
Bình luận:
Bản thần tích này có chỗ ghi là do xã Hợp Lễ chép, có một số điểm khác với thần tích của xã Thanh Lãng. Đặc biệt là đoạn đầu nói về nguồn gốc của Thánh mẫu. Trong ngọc phả Thanh Lãng nói Thánh mẫu là "dòng vua Thục An Dương Vương lấy cháu sáu đời vua Triệu Vũ Đế là vua Vệ Dương Vương". Sau đó khi ẩn náu ở chùa Quảng Hữu, cảm với Áp thần bản thổ mà sinh ra năm con.
Trong khi đó thần tích của Hợp Lễ lại chép: Xem xưa Vệ Dương Vương bị thua tướng Hán là Lộ Bác Đức. Về sau con cháu lạc trong nhân dân. Phu nhân là chắt của Vệ Vương. Phu nhân lấy chồng người huyện Chu Diên (không rõ tính danh), sinh được 5 con trai. Chồng mất sớm, Phu nhân dắt các con đến lánh ở chùa Quảng Hữu xã Thanh Lãng.
Thần tích của Hợp Lễ có lẽ đã muốn "cải chính" chỗ "vô lý" trong sự tích về Thánh mẫu Triệu Thị Khoan Hòa, vì nếu Thánh mẫu là vợ của vua Triệu Vệ Dương Vương thì:
1. Hóa ra khởi nghĩa của Trưng Vương nổ ra ngay sau khi nhà Triệu mất nước, tức là dưới thời Tây Hán, chứ không phải Đông Hán như sử sách đang chép.
2. Thánh mẫu họ Triệu, tại sao lại còn lấy vua Triệu?
Thực ra ngọc phả của Thanh Lãng mới là gốc và hoàn toàn đúng. Khởi nghĩa của Trưng Vương thực sự đã nổ ra ngay sau khi nhà Triệu mất nước, và bởi chính các hoàng phi nước Nam Việt lãnh đạo. Còn điểm thứ hai, Thánh mẫu mang họ Triệu bởi vì... Thục An Dương Vương mang họ Triệu. Kết hợp 2 thần tích trên thì thấy rõ, Triệu Thị Khoan Hòa là chắt của... An Dương Vương đời cuối, lưu lạc trong dân gian, rồi lấy vua Vệ Dương Vương. Vệ Dương Vương vốn không phải là họ Triệu, mà chỉ có tên triều đại là Triệu mà thôi.
An Dương Vương đời cuối mang họ Triệu thì không gì khác chính là nhà Tần. Tổ của nhà Tần là Tạo Phụ, đánh xe cho Chu Mục Vương rồi được phong ở Triệu thành, nhân đó lấy Triệu làm họ. Khi Tần Thủy Hoàng mất, Triệu Cao cùng với công tử Hồ Hợi giả truyền thánh chỉ, đoạt ngôi Hoàng đế, rồi cho giết tất cả các hoàng tử và công chúa của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, có thể trong số con cái của Thủy Hoàng vẫn còn người sống, nhất là vị Bạch Tĩnh công chúa, người đã được gả cho Lý Thân ở vùng Bắc Việt ngày nay.
Ngoài ra, dòng họ Triệu của nhà Tần còn chưa tận khi đó, vì sau Tần Nhị Thế còn có Tử Anh là một con cháu của Tần lên ngôi. Khi Lưu Bang chiếm được Quan Trung, Hạng Vũ vào cung Tần diệt hết con cháu của nhà Tần, nhưng chắc chắn sẽ vẫn còn dòng dõi của Tần lưu lạc trong dân gian, nhất là ở khu vực phương Nam, vốn nằm ngoài sự kiểm soát của Hạng Vũ...
No comments:
Post a Comment