Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả kể về sự ra đời của trăm người con trai của đức Hiền vương Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 5, đúng ban ngày giờ Ngọ, mặt trời chiếu thẳng. Cái thai thần của Âu Cơ chuyển động, rồng mây đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc ánh như ngọc trắng, hương lạ thơm nức. Sơ sinh ở núi Nghĩa Lĩnh, đất tổ Phong Thứu, dưới lọng ngọc ở khu núi đá bên đầm sen... Ngày hôm ấy vào giờ Thân bỗng thấy một áng mây xanh từ phía Tây bay đến hội ở sân rồng điện ngọc. Rồi bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ... nói rằng:
- Bào ngọc trăm trứng, thần khí rạng thiêng, điềm rồng giáng sinh.
Thiên sứ báo cho Hiền Vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng, lệnh cho triều đình các tướng đến tề tựu ở ngôi chùa cổ ở Viễn Sơn, tức Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt.
Tới đầy tuần sinh nở, vào năm Canh Ngọ ngày 5 tháng 5, đúng ban ngày giờ Ngọ, mặt trời chiếu thẳng. Cái thai thần của Âu Cơ chuyển động, rồng mây đầy nhà, ánh sáng loé lên. Trong trướng, hoàng phi sinh ra một bọc ánh như ngọc trắng, hương lạ thơm nức. Sơ sinh ở núi Nghĩa Lĩnh, đất tổ Phong Thứu, dưới lọng ngọc ở khu núi đá bên đầm sen... Ngày hôm ấy vào giờ Thân bỗng thấy một áng mây xanh từ phía Tây bay đến hội ở sân rồng điện ngọc. Rồi bốn vị thiên tướng hiện ra rất kỳ lạ... nói rằng:
- Bào ngọc trăm trứng, thần khí rạng thiêng, điềm rồng giáng sinh.
Thiên sứ báo cho Hiền Vương đặt bào ngọc lên chiếc mâm vàng, lệnh cho triều đình các tướng đến tề tựu ở ngôi chùa cổ ở Viễn Sơn, tức Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh, đặt ở trong chùa, chọn quan trai giới chầu hầu, đèn hương không ngớt.
Chùa Thiên Quang trên núi Hùng Nghĩa Lĩnh, nơi mâm vàng đựng bào ngọc nở ra trăm trai |
Các hoàng tử đã thành những người lớn, nhưng trong triều không có ai có thể phân biệt được trưởng thứ và tên gọi. Hiền Vương lập đàn cầu trời thì có một vị Tiên ông xuất hiện, cầm gậy trúc, rửa chân trên bàn đá ở bến sông Việt Trì. Vua cho mời Tiên ông vào hỏi chuyện và nhờ giúp cho việc đặt tên trăm người con trai.
Tiên ông nói: Vua có thành tâm, Lão bốc một quẻ trong Sách trời tính xem tiền định thế nào, để xác lập vương tử, cùng với tên gọi cho trăm người con, xem tướng trăm trai thì Vua sẽ cử được người tài lập làm con trưởng, phân định thứ bậc anh em, vị trí trái phải.
Tiên ông lấy bút viết ra, đặt trăm tên cho các thần tướng, đặt lên chiếc mâm vàng, phân định thứ bậc anh em. Trăm hoàng tử đến hội ở chính điện, mà nhận chữ đề tên, trong tên có cùng một tiếng. Một người là con trưởng, theo như lời định được lập làm Thái tử nối ngôi vua. Còn 99 người khác lần lượt đến trước mâm vàng nhận danh hiệu được ban.
Tranh vẽ Lão tiên ông bên bến Việt Trì |
Thật vô cùng bất ngờ khi nhận ra rằng, chiếc mâm vàng của Hiền Vương Âu Cơ là hình ảnh của một vật hoàn toàn có thật, mang ý nghĩa lớn lao như những dòng sử đầu tiên khi cha sinh mẹ đẻ, khai mở nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Một chiếc mâm vàng như vậy là một cổ vật từ thời Tây Chu, cách đây khoảng 3000 năm, tương đương với thời lập quốc Văn Lang.
Chiếc mâm bồng đúc bằng đồng, có 3 chân là hình 3 tượng người đang ngồi quỳ như hành lễ. Thành mâm phía bên ngoài được trang trí bằng các hoa văn rồng và họa tiết vân lôi tinh tế. Trong lòng mâm, trên nền vàng óng ánh của đồng cổ, là một bài minh văn đúc chìm, gồm 12 dòng, cộng tất cả là 144 chữ. Khoảng giữa thành của mâm có 2 dòng chữ chạy xung quanh mâm, mỗi dòng gồm 10 chữ Kim văn. Đây là dạng chữ Kim văn, được đúc chìm, sâu, còn khá sắc nét, thể hiện thư pháp tiêu biểu của thể chữ này vào thời kỳ Tây Chu.
Mâm vàng Âu Cơ (Hiện vật sưu tầm của Nhóm nghiên cứu di sản văn hóa Đền miếu Việt) |
照曰乍文王初于政匍右上下武
右王征上下畯民永丕長伐 夷于
嗣憲左右用邦行王井宇天子
卲子文武天丐子祁上下 亟昊邦
宗亡司保命福年方亡不見荊
生高帥尹卲周兮荊惟征祁
揚祖在微武王哉微 使烈祖天
亡乃來見令周公舍寓于乙王
休祖辛子多光其祀文公得宇
公屯日曆弗抯習史夜 辟戊永
襲休命用乍祖文弋录生厥民
抯辟其年永心厥匹啖所用尹
---
王蚤壽用子子周孝单祀之
先作豆寶用永孫孫子子庀萬
Phiên âm và ngắt câu:
Chiếu viết: sạ Văn Vương sơ vu chính, bồ hữu thượng hạ. Võ hữu Vương chinh thượng hạ, tuấn dân vĩnh phi, trường phạt Di. Ư tự hiến, tả hữu dụng bang, hành vương tỉnh vũ. Thiên tử thiệu tử, văn võ thiên cái tử, kỳ thượng hạ cức. Hạo bang tông vong, ty bảo mệnh phúc niên, phương vong bất kiến, Kinh sinh cao suý, doãn Thiệu Chu hề Kinh duy chinh.
Kỳ dương tổ tại Vi. Võ Vương tai Vi, sử liệt tổ thiên vong, nãi lai kiến, lệnh Chu Công xá ngụ, ư Ất Vương hưu. Tổ Tân tử đa, quang kỳ tự. Văn Công đắc vũ. Công truân nhật lịch, phất tra tập sử, dạ tịch mậu vĩnh, tập hưu mệnh dụng, sạ Tổ Văn dặc lục, sinh quyết dân, tra tịch kỳ niên, vĩnh tâm quyết thất, đạm sở dụng doãn.
Vương tảo thọ dụng, tử tử Chu hiếu đan tự chi.
Tiên tác đậu, bảo dụng vĩnh, tôn tôn tử tử phỉ vạn.
Dịch nghĩa:
Tiên tác đậu, bảo dụng vĩnh, tôn tôn tử tử phỉ vạn.
Dòng chữ Kim văn: Tiên tác đậu bảo dụng vĩnh tử tử tôn tôn phỉ vạn. |
Minh rằng: khi [Chu] Văn Vương lên nắm chính sự, gian nan để có được trên dưới. [Chu] Võ Vương chinh chiến khắp nơi, khuyến dân được lâu bền tốt đẹp, liên tục phạt Di. Khi lập con nối ngôi [Chu Thành Vương], có các đại thần tả hữu giúp trị, thi hành khuôn phép của Vương.
Thiên tử là một người cao cả. Trời ban cho các bậc văn võ xử lý công việc trên dưới.
Tông thất của Hạo bang [Thiếu Hạo là tổ của nhà Thương] mất, sau nhờ giữ mệnh phúc nên nhánh Kinh vẫn còn. Lại sinh ra việc dấy quân. Các quan Thiệu Chu chinh phạt Kinh.
Tốt đẹp thay tổ ở đất Vi. Võ Vương chiếm đất Vi, sai liệt tổ của nước đã mất đến gặp, [Võ Vương] lệnh cho Chu Công ân xá, cho dời đến vùng đất thờ của Ất Vương [Thiên Ất, tức Thành Thang]. Tổ Tân có nhiều con cháu, duy giữ việc tế tự. Văn Công nối nghiệp, ông vất vả ngày tháng, tìm hiểu học sử, phép tắc đầy đủ, kế nối điều lành. Sau đó Tổ Văn ghi chép lại, quyết vì dân sinh, làm thành phép tắc, năm đó bền lòng quyết hợp, lấy đó mà dùng để cai quản.
Thiên tử là một người cao cả. Trời ban cho các bậc văn võ xử lý công việc trên dưới.
Tông thất của Hạo bang [Thiếu Hạo là tổ của nhà Thương] mất, sau nhờ giữ mệnh phúc nên nhánh Kinh vẫn còn. Lại sinh ra việc dấy quân. Các quan Thiệu Chu chinh phạt Kinh.
Tốt đẹp thay tổ ở đất Vi. Võ Vương chiếm đất Vi, sai liệt tổ của nước đã mất đến gặp, [Võ Vương] lệnh cho Chu Công ân xá, cho dời đến vùng đất thờ của Ất Vương [Thiên Ất, tức Thành Thang]. Tổ Tân có nhiều con cháu, duy giữ việc tế tự. Văn Công nối nghiệp, ông vất vả ngày tháng, tìm hiểu học sử, phép tắc đầy đủ, kế nối điều lành. Sau đó Tổ Văn ghi chép lại, quyết vì dân sinh, làm thành phép tắc, năm đó bền lòng quyết hợp, lấy đó mà dùng để cai quản.
Vua sớm thọ. Con cháu nhà Chu dùng hiếu lễ tế tự.
Những chuyện trên được dùng để tạo ra chiếc mâm, làm đồ quý dùng lâu dài, cho con cháu vạn đời.
Những chuyện trên được dùng để tạo ra chiếc mâm, làm đồ quý dùng lâu dài, cho con cháu vạn đời.
Bài Kim văn trong chiếc mâm vàng kể về giai đoạn lập triều của nhà Chu, từ khi Văn Vương khởi dựng, Võ Vương chinh phạt, yên định thiên hạ, đến Thành Vương cùng các đại thần Thiệu Công, Chu Công phụ tá, lập ra khuôn phép chế độ, bình định Kinh phương.
Quân Kinh thời Chu Thành Vương thì không phải là Kinh Sở, mà là chỉ cuộc nổi loạn của Vũ Canh. Có Canh = Kinh. Đây cũng là dẫn chứng cho thấy, nước Sở vốn là địa bàn chính của nhà Ân Thương. Cuộc đụng độ giữa Chu và Ân được huyền sử Việt kể trong sự tích Thánh Dóng đánh giặc Ân. Nước Văn Lang, phía Bắc giáp Hồ Nam, chính là địa bàn của Kinh - Ân. Còn Thánh Dóng, không phải ai khác, là lão tiên ông "câu cá" bên sông Nhị, đã đăng đàn dùng sách trời và mâm vàng đặt tên cho trăm trai như Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả đã kể.
Người tạo ra chiếc mâm này là con cháu của nhà Ân Thương, được gọi là họ Vi. Khi Chu Võ Vương phạt Ân, đã triệu kiến Liệt tổ họ Vi đến gặp, rồi cho hưởng phong ở vùng đất nơi Thiên Ất Thành Thang đã khởi nghiệp lập Thương. Đến vị tổ tiếp theo của họ Vi tên là Tân, có nhiều con, giữ gìn việc tế tự. Sau đó vị tổ Văn (có lẽ là cha của người làm ra chiếc mâm này) ra sức học tập, ghi lại những dòng sử này vào chiếc mâm, dùng để cúng tế hiếu lễ với thiên tử Chu và truyền đời đời cho con cháu.
Lịch sử cho biếtt, Vi Tử Khải là anh em ruột của Trụ Vương. Chu Võ Vương diệt Trụ, vẫn tôn trọng các vị vua của triều đại trước, nên phong cho Vi Tử Khải ở đất Tống. Điều đáng nói là thông tin trên chiếc mâm cho biết rằng, vùng đất phong của họ Vi là vùng đất khởi nghiệp ban đầu của Thành Thang nhà Thương ("Ất Vương hưu"). Đất Tống do đó không phải ở miền Bắc Dương Tử, mà ở phía Nam, quãng tỉnh Quảng Đông ngày nay.
Những thông tin được ghi lại trên chiếc mâm vàng là nỗ lực ghi chép lịch sử rất sớm về thời kỳ nhà Chu lập quốc, phân phong chư hầu cho các đại công thần và cho con cháu các triều đại trước đó. Trong bài sử này, vị vua Chu cuối cùng được nhắc đến là Chu Thành Vương, nên ước đoán, chiếc mâm có bài minh văn này được tạo ra dưới thời vị vua Chu tiếp theo là Khang Vương (1020 TCN - 996 TCN).
Ở Trung Quốc, một chiếc mâm có chữ Kim văn tương tự đã được phát hiện, có tên là “Sử Tường bàn” (mâm Sử Tường) và được xếp là 1 trong số 64 bảo vật cấm mang ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, bài Kim văn trên mâm Sử Tường dài hơn, kể sự việc tới thời Chu Mục Vương, nên niên đại của nó sau chiếc mâm mô tả ở trên khoảng 60 năm. Ngoài ra, khác với mâm Sử Tường, chiếc mâm được mô tả ở đây có 3 chân hình tượng người, nên trong bài minh văn được thể hiện là chữ Đậu 豆 (mâm bồng), có vẽ nguyên cả 2 quai của mâm.
Những thông tin được ghi lại trên chiếc mâm vàng là nỗ lực ghi chép lịch sử rất sớm về thời kỳ nhà Chu lập quốc, phân phong chư hầu cho các đại công thần và cho con cháu các triều đại trước đó. Trong bài sử này, vị vua Chu cuối cùng được nhắc đến là Chu Thành Vương, nên ước đoán, chiếc mâm có bài minh văn này được tạo ra dưới thời vị vua Chu tiếp theo là Khang Vương (1020 TCN - 996 TCN).
Ở Trung Quốc, một chiếc mâm có chữ Kim văn tương tự đã được phát hiện, có tên là “Sử Tường bàn” (mâm Sử Tường) và được xếp là 1 trong số 64 bảo vật cấm mang ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, bài Kim văn trên mâm Sử Tường dài hơn, kể sự việc tới thời Chu Mục Vương, nên niên đại của nó sau chiếc mâm mô tả ở trên khoảng 60 năm. Ngoài ra, khác với mâm Sử Tường, chiếc mâm được mô tả ở đây có 3 chân hình tượng người, nên trong bài minh văn được thể hiện là chữ Đậu 豆 (mâm bồng), có vẽ nguyên cả 2 quai của mâm.
Hình người quỳ lễ là chân của chiếc mâm |
Những bài minh văn trên mâm vàng đúng là những cuốn “sách trời”, chứa đựng lịch sử 3.000 năm trước, từ khi Hiền Vương Âu Cơ (Chu Văn Vương) mang nặng đẻ đau, gian nan khởi dựng nước Văn Lang, đến Hùng Quốc Vương (Chu Võ Vương) lên ngôi thiên tử, phân định thiên hạ, chia các anh em ở trăm nơi đầu núi góc biển làm chư hầu, cha con nối tiếp nhau, đời đời thế tập dòng họ và đất đai. Những dòng Kim văn đúc trên các đồng khí Thương Chu là những tấm bia hàng ngàn năm của lịch sử cổ đại, chứng tích cho thời kỳ xã hội người Việt chuyển mình từ chế độ thị tộc sang chế độ phong kiến, lập nên một thiên hạ rộng lớn bao trùm toàn cõi trời Đông.
No comments:
Post a Comment