Sự kiện kết thúc thời đại Hùng Vương thường được kể trong các thần tích tóm tắt như sau:
Hùng Duệ Vương là người có hùng tài đại lược, tư chất thánh minh, kế nghiệp 17 đời Hùng, yên định Trung Quốc. Duệ Vương sinh được 20 hoàng tử nhưng đều lần lượt về chầu tiên tổ. Chỉ còn 2 công chúa là Tiên Dung được gả cho Chử Đồng Tử và Ngọc Hoa kén được rể là Tản Viên Sơn Thánh.
Khi ấy Thục Vương là Chủ bộ quan Ai Lao, cũng là tông phái Hùng Vương, thừa cơ phát binh từ phương Tây đến tấn công. Sơn Thánh lĩnh mệnh cầm quân, phục kích đánh tan quân Thục ở châu Quỳnh Nhai (Mạn Nhai), khải hoàn trở về.
Mấy năm sau, Thục Vương lại phát 5 đạo quân thủy bộ theo các đường châu Quỳnh Nhai Hoàng Tế, Lạng Sơn Văn Giản, Đại Man, Bố Chính Minh Linh, Hoan Châu Hội Thống tiến đánh Hùng Vương. Lần này Sơn Thánh cùng với 2 vị tả hữu kiên thần là Cao Sơn và Quý Minh dẫn quân đánh vào chính binh quân Thục. Sơn Thánh giả ấn của Thục Vương viết thư gửi tướng Thục lệnh án binh cố thủ. Nhân đó Sơn Thánh đem quân đến thẳng kinh đô Thục tập kích, đại phá được cánh quân chính.
Sau trận thắng này, Duệ Vương muốn nhường ngôi cho Sơn Thánh, nhưng Sơn Thánh cố từ và khuyên Duệ Vương:
Họ Hùng hưởng nước kể cũng đã lâu dài. Lòng trời ắt có hạn, khiến cho Thục Vương thừa cơ gây hấn xâm chiếm Trung Hoa. Vả lại Thục Vương vốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là dòng phái của hoàng đế trước đây. Nay thế nước kém thường cũng là chuyện do tiền định. Vua không nên vì yêu một cõi phương Nam mà đối địch với ý trời vậy, làm hại đến sinh linh.
Duệ Vương nghe theo, nhường ngôi lại cho Thục Vương, còn nhân đó đem tặng cả nỏ thần linh quang làm vật bảo quốc. Thục Vương nhận vị, mới về Nghĩa Lĩnh lập miếu đền thờ Hùng Vương... Đồng thời cũng phong thờ cho một loạt các tướng lĩnh công thần của Hùng Duệ Vương, đặc biệt nhiều là ở vùng 2 bên bờ sông Lô như:
- Ở Quế Nham (Đồng Quế, Sông Lô, Vĩnh Phúc): 4 vị đại vương là danh tướng theo Sơn Thánh đánh Thục.
- Ở Hương Lan (Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ): 3 vị Chàng Chấu Linh Lang đại vương, là tùy tòng hầu kiệu của Duệ Vương.
- Ở Bảo Đà (Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ): Tả hữu kiên thần Cao Sơn, Quý Minh và Cương Trực tướng quân...
Câu đối ở đình Quế Nham:
Kháng Thục phù Hùng sinh dũng tướng
Tòng Trưng phạt Hán tử linh thần.
Hiện nay, sự kiện Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Thục Vương được cho là xảy ra vào quãng năm 257 TCN. Tuy nhiên, đây là sự lẫn lộn với việc nhà Tần (Triệu) đánh phương Nam, diệt Thục vào cùng năm (thời Tần Chiêu Tương Vương). Sự kiện Hùng nhường ngôi cho Thục trên phải xảy ra vào đầu thời kỳ nhà Thục, chứ không phải lúc cuối.
Nhận định như vậy thì chợt nhận ra, việc Thục Vương thay thế Hùng Vương đời cuối chính là sự kiện Chu Văn Vương bắt đầu cuộc chiến đánh giặc Ân ở vùng Bắc Việt. Cụ thể như sau.
Vị vua Hùng đời cuối của dòng theo cha Lạc Long Quân ra biển là vua Trụ nhà Ân Thương. Đế Tân là người có trí lược, dũng mãnh, từng chinh phạt nhiều nơi, nhưng do có tính tình tàn ác, lại chìm đắm trong tửu sắc, giết hại các đại thần nên đã làm cho "Hùng đồ mạt tạo, vận nước cáo chung".
Tây Bá hầu Cơ Xương là thủ lĩnh đứng đầu các chư hầu miền Tây của nhà Ân. Truyền thuyết Việt gọi là Thục chúa, Bộ chủ Ai Lao. Thục là hướng Tây. Ai Lao là vùng cao nguyên Vân Nam Quý Châu, mà nay vẫn còn dãy núi Ai Lao Sơn ở đó.
Cơ Xương khởi sự không đánh trực tiếp vào kinh đô của Trụ Vương ở An Huy mà đầu tiên đánh chiếm nước Sùng của Bắc Bá hầu Sùng Hầu Hổ. Sùng Hầu Hổ là thủ lĩnh vùng đất phía Bắc xưa của nhà Ân. Vùng này tương ứng với đất Lạc (Lạc = nước là tượng của phương Bắc). Sùng Hầu Hổ trong truyền thuyết Việt được gọi dưới tên Tản Viên Sơn Thánh. Sơn là quẻ Cấn trong Tiên thiên Bát quái, chỉ hướng Bắc. Sùng Hầu Hổ như thế là tiếp nối dòng dõi Lạc Long Quân, có thể gọi là một Lạc Vương ở vùng đất này. Sùng Hầu Hổ được chép thành ra tên của Lạc Long Quân là Sùng Lãm.
Tin Cơ Xương chiếm được nước Sùng, làm rung chuyển cả kinh đô Triều Ca của Trụ Vương như Kinh Thư kể. Cơ Xương cho dời đô từ miền Tây về đất Phong Châu, tức là vùng Việt Trì ngày nay. Đây là kinh đô của họ Hùng từ thời mở nước của Đế Minh và hẳn cũng là nơi đóng đô của Sơn Thánh - Sùng Hầu Hổ khi đó. Truyền thuyết kể thành việc Thục Vương xây thành ở Việt Trì, lên núi Nghĩa Lĩnh lập miếu điện thờ cúng Hùng Vương...
Như vậy, tục thờ Hùng Vương đã bắt đầu từ thời nhà Thục cách nay 3000 năm. Đền miếu ở Nghĩa Lĩnh là nơi thờ các vị Hùng Vương Thánh tổ đầu tiên gồm Đột Ngột Cao Sơn, Viễn Sơn, Ất Sơn, chứ không phải thờ Hùng Duệ Vương. Vì "Thục Vương cũng là tông phái của Hoàng đế họ Hùng" nên mới thờ những vị Thánh tổ đầu tiên của họ Hùng. Cơ Xương cũng là người mang họ Cơ, là họ của Hoàng Đế Hữu Hùng Hiên Viên.
Hoành phi "Triệu Cơ vương tích" ở các nơi thờ vua Hùng tại Nghĩa Lĩnh có nghĩa là: Dấu tích khai mở của vua họ Cơ. Chính chữ Cơ Tích này mà đã đổi thành Cổ Tích, là làng tạo lệ của Hùng Sơn.
Cùng với việc lập miếu thờ Thánh tổ Hùng Vương, Thục Vương Cơ Xương còn chiêu mộ các cựu thần của Hùng Vương (nhà Ân) trước đây. Đối với những người không theo Thục mà trung nghĩa tử tiết, Cơ Xương đều "phong thần", cho lập miếu thờ tự như những ví dụ ở trên. Chính do có tấm lòng nhân đức này của Cơ Xương mà cơ trời lòng người đã từ Hùng (nhà Ân) sang tay Thục (nhà Chu).
Sự kiện Cơ Xương thu phục được Sùng Hầu Hổ và dời đô về đất Phong, lập nước Âu Lạc, còn được kể trong truyền thuyết Việt với việc Âu Cơ (Cơ Xương) chia tay với Sùng Lãm, về Phong Châu lập ra nước Văn Lang. Văn Lang là gọi theo tên hiệu Văn Vương của Cơ Xương. Còn Âu Lạc chỉ việc sát nhập 2 khu vực Âu của Thục Chúa và Lạc của Sơn Thánh.
Nhờ có được nửa thiên hạ 2 miền Tây và Bắc (hướng Nam nay) Trung Hoa mà sau đó con của Cơ Xương là Vũ Vương Cơ Phát đã phát động cuộc chiến quyết tử phá Trụ diệt Ân. Cuộc chiến thần thánh này được sử Việt mô tả trong truyền tích Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. Cơ Phát được Hùng Vương ngọc phả chép là con trưởng Hùng Quốc Vương, đã lên ngôi thiên tử, tiến hành việc phân chia đất đai trăm họ chư hầu, đặt ra lễ chế trăm quan, phong cho trăm thần, là những tướng lĩnh đã tử trận trong cuộc chiến Hùng - Thục / Ân - Chu kéo dài hàng chục năm. Nước Văn Lang - Âu Lạc trở thành Trung Nguyên của Thiên hạ Trung Hoa, bắt đầu một Hùng triều tiếp theo của dòng họ Hùng, kéo dài hơn 800 năm.
Câu đối ở đình Bảo Đà:
Sổ thiên niên vương tá thủy chung, phụ tử quân thần khai chửng điểm
Thập ngũ bộ thiên phân thảo dã, sơn hà nhật nguyệt cộng trường tồn.
Dịch:
Mấy ngàn năm phụ đế trước sau, cha con vua tôi mở nơi cứu giúp
Mười lăm bộ trời chia đồng nội, núi sông ngày tháng cùng nhau mãi còn.
No comments:
Post a Comment