Monday, January 16, 2017

Bàn chuyện ăn Tết Âm lịch

Sơ lược lịch sử cái Tết Âm lịch phương Đông.
Âm lịch mà người Việt đang dùng theo truyền thuyết là do Hoàng Đế Hữu Hùng phát minh ra, thời Đế Nghiêu Đế Thuấn được củng cố thêm. Lịch có 12 tháng gọi tên theo thập nhị địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ khi ra đời đến nay Âm lịch đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu năm:
- Nhà Hạ chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Đây là Lịch kiến Dần.
- Nhà Thương chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Sửu. Người Mông ở Việt Nam nay vẫn ăn Tết theo lịch này.
- Nhà Chu chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Tý.
- Nhà Tần chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Đấy là Lịch kiến Hợi.
- Đến đời Hiếu Vũ Đế quay lại lấy tháng Giêng là Dần. Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
Âm lịch là lịch của nền văn minh lúa nước, vốn xuất phát chính từ đất Giao Chỉ từ Tam Hoàng (Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn) và được hoàn thiện ở thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu). Lịch kiến Dần bắt đầu từ nhà Hạ mà nhà Hạ khởi lập bởi cha Lạc Long Quân ở vùng đồng bằng sông Hồng ven biển Bắc Việt nay. Tới khi Hiếu Vũ Đế Lưu Triệt diệt nhà Triệu Nam Việt, thống nhất Trung Hoa, cho lấy lại tháng Dần làm tháng Giêng theo lịch nhà Hạ.
Người Việt Nam ngày nay hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng nhà Hiếu là “Tàu” hay Hán và Âm lịch người Việt đang dùng là "lịch Tàu". Nhà Hiếu là một triều đại Việt chính cống vì Hiếu Cao Tổ Lưu Bang khởi nghĩa ở đất Bái - Thái Bình, tức vùng đất Đông Giao Chỉ, cũng là khu vực khởi đầu của nhà Hạ xưa. Triều đại nhà Hiếu do đó còn có tên là Viêm Lưu, tức là họ Lưu từ vùng Viêm phương, xứ nóng.
Người Việt có truyền thuyết Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh dày dâng cúng trời đất vào tiết đầu năm. Nhiều người cho rằng lịch của Lang Liêu như thế mới đúng là lịch Việt. Nhưng liệu có mấy người biết rằng Lang Liêu nghĩa là vua của người Liêu Tử hay Di Lão. Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày với đạo trời tròn đất vuông chính là Chu Văn Vương, người tạo tác Kinh Dịch. Chu Văn Vương cũng là Văn Lang, là quốc hiệu được người Việt công nhận từ xa xưa. Nhà Chu là dòng Âu họ Cơ, dòng theo mẹ Âu Cơ lên núi dựng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang thời các vua Hùng. Văn Vương - Văn Lang đã định lịch kiến Tý, lấy tháng 11 làm chính sóc, lập nên một thời đại huy hoàng trong sử Việt là ý nghĩa của câu chuyện bánh chưng bánh dày.
Ngày nay muốn điều chỉnh tháng đầu năm cho gần với năm Dương lịch thì có thể lấy lịch của nhà Chu hay của Lang Liêu, dùng tháng Tý làm tháng Giêng. Người Việt có thể ăn Tết theo cha Lạc Long (dùng lịch kiến Dần) hay theo mẹ Âu Cơ (dùng lịch kiến Tý), thay đổi lựa chọn tháng đầu năm, chứ không thể bỏ Tết Âm thành Tết Dương lịch được. Đánh đồng Âm lịch với Tây lịch đồng nghĩa với xóa sổ luôn Âm lịch, vì không có ngày đầu năm thì cũng không có cả năm. Bỏ Âm lịch là bỏ hết cả văn hóa cổ truyền, tục thờ cúng tổ tiên, phá ngang cách tính thời gian của nền văn minh lúa nước… Những ai chủ trương bỏ Tết Âm lịch phải nói là phạm tội bất hiếu với tổ tiên, với trời đất.
Nghi môn đền Thượng - Kinh thiên điện trên núi Hùng - Nghĩa Lĩnh.

HIẾU VỚI TRỜI ĐẤT
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.

Âm dương một đạo để ngàn đời
Rọi sáng đường đi cả tộc người
Bánh chưng bánh dày vui ngày Tết
Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời.

4 comments:

  1. MÙA XUÂN VỀ

    Xuận, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa
    Huyền cơ chuyển vận luật tuần hoàn
    Thiên Ý Cha Trời xây chuyển mãi
    Xuân là anh cả, thuở Hồng Hoang
    Vua Hùng vì thế trao ý chỉ
    Hội tụ tinh hoa khắp nước non
    Mùng một đầu xuân, ngày Tiên Tổ
    Truyền khắp nước non phải dâng lên
    Đồ ăn thức uống, hương hoa quả
    Tỏ lòng thành kính chớ có quên
    Văn Hóa cúng Cha Ông
    Có từ thời dựng nước
    Nào phải đâu phát xuất bên Tàu
    Văn Lang Bách Việt cúng thờ Tổ Tiên
    Thời Hùng Vương, Bắc - Nam giao ước
    Sống hòa bình hợp tác làm ăn
    Văn Lang Bách Việt hàng năm
    Đầu Xuân dâng cúng Tổ Tiên diệu kỳ
    Nước non sum hiệp ai bì
    Bắc phương giao hảo mật truyền làm theo
    Từ đây phương Bắc mừng vui
    Có ngày thờ cúng Tổ Tiên tựu về
    Cháu con sum hiệp vui vầy
    Công ơn Quốc Tổ Vua Hùng công ơn
    Thời Hùng Vương, Nam Bắc hòa giao
    Thông thương hợp tác đổi trao cung cầu
    Văn minh truyền sang lạ gì
    Bắc phương học tập là điều hiển nhiên
    Thời kỳ khai dựng nước non
    Văn minh Bách Việt rền vang đất trời
    Vũ Đế chỉ là người thường?
    Dễ gì sai khiến dân mình làm theo
    Xâm lược thời lắm mẹo mưu
    Cho rằng cúng bái Tổ Tiên người Tàu
    Việt Nam là trấn chư hầu
    Phải theo văn hóa người Tàu bắc phương
    Cũng như lúa nước Văn Minh
    Hiểu nhầm xuất phát ở bên nước Tàu
    Thiệt là tai hại dường nào
    Vì do lạc Cội lạc Nguồn mà ra
    Những gì tốt đẹp Ông Cha
    Bị Tàu cướp sạch mất đi sạch sành
    Cái gì cũng ở bên Tàu
    Mới nên nông nỗi trở thành lệ nô
    Cho rằng của chúng hết trơn
    Rồng Tiên con cháu ngẩn ngơ cúi đầu
    Mau mau về Cội về Nguồn
    Mới nhìn thấy được cơ đồ Ông Cha
    Văn minh từ thuở xưa xa
    Trùm bao thiên hạ có ai hơn nào
    Không tin thời cứ xem vào
    Long Hoa kinh giáo Cội Nguồn Cha Ông
    Nguyên Đáng là tết Tổ Tiên
    Của chung nhân loại có riêng ai nào
    Vua Hùng Quốc Tổ truyền rồi
    Tổ Tiên là của nhân loài của chung
    Việt Kinh giác ngộ nghe theo
    Cũng như Hoa Việt kính tin duy trì
    Trung Cọng cùng với nước nhà
    Trùng nhau Nguyên Đáng từ thời Hùng Vương
    Thờ cúng Tổ Tiên thời dựng nước Văn Lang
    Trở thành Nguyên Đáng thời nay khắp cùng
    * * *
    Văn Hóa Cội Nguồn

    ReplyDelete
  2. Nhân câu chuyện trên xe mà anh đã cho ra bài viết rồi đây.

    ReplyDelete
  3. Ở ta vẫn có người tính tuổi âm lịch theo lịch kiến tí vậy. Hay tính theo ngày lập xuân là đổi con jáp, không fải đợi đến jao thừa mới tính chuyển con jáp.

    ReplyDelete